- Bậc cao đẳng (Tuyển sinh và đào tạo từ năm 2009 đến nay):
b. Các thách thức:
3.2.2. Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở mục tiêu tổng quát, Trường Cao đẳng Giao thông-Vận tải TP. Hồ Chí Minh phấn đấu thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau:
* Vềđào tạo:
+ Quy mô: đến năm 2020 Trường Cao đẳng Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh là một trường cao đẳng đa ngành đa cấp, có quy mô đào tạo các bậc tăng 10% hàng năm và quy mô các bậc theo bảng sau:
Bảng 3.2. Kế hoạch quy mô đào tạo của Trường từ 2012-2015 và 2020
(Nguồn: Mục tiêu phát triển đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 của Trường trên
website www.hcmct.edu.vn)
STT Bậc đào tạo
Quy mô đào tạo theo năm học 2012- 2013 2013- 2014 2014- 2015 Đến 2020 1 Cao đẳng 2.000 2.200 2.420 3.500 2 CĐ liên thông 500 500 500 500 3 Trung cấp CN 1.000 1.000 1.000 1.000 5 Cao đẳng nghề 420 840 1.260 1.260 4 Sơ cấp nghề 7.000 7.000 7.000 8.000 Tổng cộng 10.920 11.540 12.180 14.260
+ Chất lượng: tăng trưởng quy mô đào tạo một cách hợp lý trên cơ sở duy trì và nâng cao từng bước chất lượng đào tạo. Liên kết với các trường đại học bằng nhiều hình thức khác nhau để đáp ứng nhu cầu học tập lên cao của sinh viên tốt nghiệp.
Thiết kế nội dung chương trình theo cấu trúc module và đào tạo bậc cao đẳng theo quy chế tín chỉ thay cho học phần như hiện nay.
+ Ngành đào tạo: mở thêm từ 2-4 ngành đào tạo bậc cao đẳng; mở thêm 2-3 ngành bậc trung cấp chuyên nghiệp vào năm 2015, tương tự như vậy đến năm 2020. Những ngành đào tạo mũi nhọn là Kỹ thuật Xây dựng công trình và Kỹ thuật Ôtô. Duy trì và phát triển một cách hợp lý những nghề truyền thống như lái xe ôtô, điều khiển và vận hành máy phương tiện thủy nội địa.
* Về nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế:
Trong thời gian tới Trường Cao đẳng Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế theo những hướng chính:
+ Nghiên cứu vềđào tạo
- Hoàn thiện các chương trình khung và chi tiết các bậc đào tạo cao đẳng chính quy, cao đẳng liên thông từ TCCN và bậc TCCN;
- Biên soạn các giáo trình chính cho tất cả các ngành thuộc các bậc đào tạo; - Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và quản lý giáo dục.
+ Nghiên cứu về kinh tế-xã hội
- Phối hợp với ngành giao thông vận tải trong việc nghiên cứu ứng dụng một số công nghệ giao thông vận tải mới được áp dụng tại thành phố như mêtro, trung tâm điều khiển giao thông.
- Nghiên cứu mô hình nhà trường, trung tâm nghiên cứu khoa học chuyên ngành giao thông.
+ Tăng cường hợp tác quốc tếđể khai thác tối đa các lợi ích từ hợp tác quốc tếđể phục vụ xã hội.
* Về tăng cường đội ngũ: Xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiên tiến.
+ Đối với đội ngũ giảng viên, giáo viên: để đạt được các mục tiêu về quy mô và
chất lượng đào tạo các bậc trình độ đào tạo, Nhà trường lập kế hoạch xây dựng đội ngũ giảng viên từ 2011-2015 và 2020 như sau:
Bảng 3.3. Kế hoạch xây dựng đội ngũ giảng viên Trường từ 2012-2015 và 2020
(Nguồn: Mục tiêu phát triển đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 của Trường
trên website www.hcmct.edu.vn)
Ngoài việc tuyển dụng tăng thêm số lượng giảng viên, giáo viên, Trường xác định tăng tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học đến năm 2015 là 30%, đến năm 2020 là 50%, đến năm 2015 các khoa có đều có nghiên cứu sinh và phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ là 10%.
Việc nâng cao trình độ cho giảng viên được thực hiện bằng 2 cách: tuyển dụng thêm những giảng viên có trình độ sau đại học về trường và tạo điều kiện cho giảng viên hiện hữu học tập nâng cao trình độ tại trong cũng như ngoài nước.
+ Đối với bộ phận quản lý: đến năm 2015 số cán bộ quản lý đạt trên 100% có
trình độ đại học; nhân viên 85% có trình độ ĐH-CĐ và 15% có trình độ trung cấp hoặc có tay nghề chuyên môn. Ngoại ngữ và tin học đạt 100% trình độ B.
Số giảng viên, giáo viên cần có theo các năm học (người) 2012-2013 2013-2014 2014-2015 Đến 2020
Số giảng viên quy đổi 182 199 218 339
* Về công tác quản lý: Củng cố cơ cấu tổ chức của Trường sao cho toàn bộ quy trình đào tạo từ tuyển sinh đến giới thiệu việc làm sau tốt nghiệp đều được quản lý chặt chẽ và điều chỉnh năng động theo nhu cầu xã hội.
Xây dựng nhà trường đến năm 2015 theo hệ thống quản lý chất lượng tổng thể (TQM):
+ Kiện toàn công tác tổ chức, củng cố các phòng, khoa, trung tâm để đáp ứng được tình hình mới;
+ Trang bị đầy đủ thiết bị chuyên dùng hiện đại cho nghiệp vụ văn phòng để tăng thêm hiệu quả quản lý
* Về xây dựng cơ sở vật chất
Trong thời gian tới, Trường sẽ tiếp tục tập trung đầu tư nhiều hơn cho việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy của giảng viên, thực tập, thực hành và thí nghiệm của sinh viên-học sinh.
Nhà trường đã thực hiện lại việc quy hoạch tổng thể mặt bằng tại cơ sở 2, theo đó trong từng giai đoạn nhà trường sẽ cải tạo dần cơ sở hiện tại thành các khối chứng năng.
Khối giảng đường; Khối thực hành, thực tập; Khu sân tập thể dục thể thao; Một số công trình phụ trợ khác.
Ngoài một số hạng mục công trình được xây dựng mới và cải tạo, Trường tiến hành cải tạo hội trường, cảnh quan chung của trường cho phù hợp với định hướng phát triển và quy mô đào tạo của trường.
* Về phục vụ cộng đồng:
Tham gia, phối hợp với địa phương tổ chức các hoạt động cộng đồng theo hướng thiết thực, phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức để phục vụ ngày càng nhiều và tốt hơn cho cộng đồng. Qua đó góp phần nâng cao vị thế nhà trường. Cụ thể là
tham gia các phong trào bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại địa phương; các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, về nguồn; các hoạt động phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao;
Hỗ trợ chính quyền tham gia phân luồng giao thông giải quyết ùn tắc trong các giai đoạn cao điểm như tháng an toàn giao thông, tuyên truyền trong sinh viên học sinh chấp hành tốt pháp luật giao thông, xây dựng nếp sống có văn hóa trong giao thông.