- Bậc cao đẳng (Tuyển sinh và đào tạo từ năm 2009 đến nay):
d. Thiết bị trường học:
2.3.2. Phân tích môi trường vi mô
2.3.2.1. Khách hàng
Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh là một trường cao đẳng công lập được xây dựng và hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trường nằm trong số 80 cơ sở giáo dục ĐH-CĐ và 74 Trường có đào tạo bậc TCCN đóng trên địa bàn thành phố có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ từ bậc CĐ-ĐH trở xuống phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.
Khách hàng của trường chủ yếu là khách hàng trong nước. Khách hàng gồm cá nhân và tổ chức:
- Người học và cha mẹ học sinh ( học sinh vừa tốt nghiệp PTTH, người lớn có nhu cầu đào tạo)
- Học sinh tốt nghiệp có nhu cầu học liên thông lên trình độ cao đẳng - Người lao động tự do
- Các doanh nghiệp
- Giảng viên và đội ngũ nhân viên trong trường
Nhu cầu học tập của khách hàng cũng đa dạng. Nhu cầu học tập suốt đời và ứng dụng kiến thức vào công việc, họat động kinh doanh của cá nhân và tổ chức.
Hiện nay với mức sống ngày càng cải thiện, khách hàng của trường rất đa dạng, thuộc nhiều độ tuổi, giới tính và nghề nghiệp khác nhau. Khách hàng ngày nay ngày càng khó tính hơn và nhu cầu đòi hỏi đáp ứng cũng cao hơn. Điều mà khách hàng quan tâm hàng đầu với các khóa đào tạo là giá cả, chất lượng đảm bảo (ứng dụng cao).
Tuy mới được nâng cấp thành trường cao đẳng cách đây không lâu (tháng 10/2008) nhưng Trường đã tạo được lòng tin trong khách hàng về giá cả và chất lượng đào tạo nên số lượng khách hàng của trường khá ổn định, các kỳ thi tuyển sinh Trường đều tuyển đủ hoặc vượt chỉ tiêu cho bậc cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, số lượng học viên tham gia các khóa học ngắn hạn đều tăng ổn định qua các năm. Tuy nhiên, với sự ra đời của nhiều trường mới và các phương pháp giảng mới, và những hoạt động ngoại khóa, quảng cáo rầm rộ, những người đang có nhu cầu về đào tạo bắt đầu hướng sự quan tâm đến các trường khác và có nhiều cơ hội lựa chọn hay thay đổi trường nhiều hơn trước. Tuy vậy, tâm lý khách hàng nói chung vẫn tin tưởng vào hệ thống các trường công lập.
2.3.2.2. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh, nằm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là một trong 2 trung tâm GD-ĐT lớn nhất nước, nơi có 80 trường ĐH-CĐ với bề dày đào tạo ĐH trong nhiều năm. Chỉ tính riêng các trường ĐH- CĐ cùng chuyên đào tạo trong ngành Giao thông Vận tải, ở TP. Hồ Chí Minh con số đã vượt trên 6 trường (ĐH Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh, ĐH Giao thông Vận tải III, Cao đẳng Giao thông Vận tải 3, Cao đẳng Nghề Giao thông Vận tải Đường thủy II, Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Lâm, Cao đẳng nghề Giao thông Vận tải trung ương III, ...). Các trường ĐH-CĐ này đều có bề dày phát triển và kinh nghiệm đào tạo hơn rất nhiều so với Trường. Đó là chưa kể hàng chục trường ĐH-CĐ cùng chuyên đào
tạo trong ngành Giao thông Vận tải khác trên phạm vi cả nước. Do đó, để có thể tồn tại và vươn lên, Trường phải nỗ lực rất lớn để ganh đua thậm chí cạnh tranh với số trường nói trên.
2.3.2.3. Nhà cung cấp
* Nguồn tuyển sinh của Trường:
Theo thống kê kết quả khảo sát trong nhiều năm của phòng Đào tạo, số lượng thí
sinh đăng ký dự thi vào Trường do học viên, người quen giới thiệu, học viên hệ trung cấp đã tốt nghiệp ra trường quay lại để liên thông lên hệ cao đẳng chiếm khoảng từ 35% đến 40%. Đây có thể nói là một tín hiệu đáng mừng bởi phần nào khẳng định được uy tín, chất lượng đào tạo của Trường được học viên và phụ huynh đánh giá cao. Nguồn cung cấp một số lượng đáng kể thí sinh đầu vào khác cho Trường đến từ các đơn vị thuộc sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh, cơ quan chủ quản trực tiếp của Trường. Hằng năm, các đơn vị vận tải thuộc Sở đều gửi học viên đến Trường để tập huấn các nghiệp vụ ngắn hạn về kỹ năng phục vụ của tiếp viên xe buýt, nâng bậc thợ, lái xe, an toàn lao động, v.v...cũng như để đào tạo tại chức về quản lý điều hành doanh nghiệp vận tải, thi công cầu đường.
Các nguồn tuyển sinh còn lại của Trường chủ yếu đến từ công tác tư vấn tuyển sinh mà Phòng đào tạo thực hiện hàng năm và từ các hồ sơ dự thi mà thí sinh nộp đơn ở Sở GD & ĐT chuyển về.
* Nguồn cung cấp vật tư, thiết bị, ... của Trường:
Hiện nay do cơ chế thị trường mà Việt Nam có nhiều nhà cung cấp vật tư, thiết bị trường học, xây dựng cơ bản, … có năng lực cao và hầu hết các nhà cung cấp có chế độ cung cấp hàng như cho trả chậm, chiết khấu, khuyến mãi…Về cơ bản, trường được chủ động lựa chọn nhà cung cấp.
2.3.2.4. Đối thủ tiềm ẩn
Ngoài các trường ĐH-CĐ chuyên đào tạo trong ngành Giao thông Vận tải ở TP. Hồ Chí Minh cũng như cả nước, Trường cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng
gay gắt với hàng trăm các trường ĐH-CĐ đào tạo lĩnh vực kỹ thuật công nghệ tại thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Tuy không tập trung đào tạo hẳn vào ngành Giao thông Vận tải nhưng các trường này vẫn có đào tạo một số ngành về lĩnh vực Giao thông Vận tải như Cầu đường, Ôtô, Xây dựng - Thi công công trình,... thu hút một lượng lớn thí sinh theo học. Ngoài ra, hiện nay, ở các địa phương trên cả nước hàng loạt các trường ĐH-CĐ lần lượt ra đời cũng đã giữ chân bớt một lượng đáng kể thí sinh theo học tại địa phương. Thêm vào đó, với sự hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam ra thế giới, chắc chắn trong tương lai không xa, cũng như các trường ĐH-CĐ khác trên cả nước, Trường sẽ phải chứng kiến sự đổ bộ của hàng loạt các cơ sở giáo dục đào tạo nước ngoài vào nước ta làm cho thị trường giáo dục Việt Nam trở nên sôi động và cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Sự bùng nổ phong trào du học tự túc trong những năm gần đây cũng trở thành một yếu tố cạnh tranh đáng kể đối với các trường ĐH-CĐ Việt Nam. Phong trào du học tự túc bùng nổ đã đưa các trường Việt Nam vào cuộc cạnh tranh không cân sức giữa một bên có nền giáo dục hiện đại lại có thêm sức hấp dẫn “xuất ngoại” từng là mơ ước của nhiều người và một bên có nền giáo dục lạc hậu còn nhiều bất cập.
Mặt khác người lao động được đào tạo trong nước đang bị cạnh tranh mạnh bởi lực lượng du học sinh tốt nghiệp trở về với nhiều lợi thế hơn hẳn. Điều này ảnh hưởng đến đầu ra của các trường ĐH-CĐ Việt Nam. Nếu các nhà tuyển dụng, đặc biệt là các nhà tuyển dụng nước ngoài tại Việt Nam ưu tiên chọn lựa lao động du học về thì giáo dục Việt Nam lại gặp khó khăn ở đầu ra.
2.3.2.5. Dịch vụ thay thế
Nhiều dịch vụ sử dụng công nghệ mới cũng đã được các doanh nghiệp mới sử dụng làm phương tiện cạnh tranh như: Băng đĩa tự học, thư viện điện tử, tài liệu điện tử, tư vấn qua mạng… với nhiều tính năng tiện ích làm ảnh hưởng đến việc cung cấp các dịch vụ đào tạo, tư vấn của nhà trường hiện nay, đặc biệt là đào tạo từ xa. Các dịch
vụ thay thế sẽ trở thành áp lực lớn đến hoạt động của trường, cần lưu ý điều này trong xây dựng chiến lược kinh doanh.