Vấn đề quản lý nợ thuế ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý thu nợ thuế tại cục thuế tỉnh Bình Phước (Trang 32 - 35)

- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề

1.3.2. Vấn đề quản lý nợ thuế ở Việt Nam

1.3.2.1. Về chính sách thuế

- Hệ thống chính sách thuế đã được sửa đổi, bổ sung theo đúng lộ trình kế hoạch đề ra, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, khuyến khích xuất khẩu, đầu tư, khuyến khích đổi mới công nghệ thể hiện vai trò là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô có hiệu quả của nhà nước đối với nền kinh tế.

- Hệ thống chính sách thuế đã có những sửa đổi, bổ sung phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới, đồng thời vẫn đảm bảo thực hiện bảo hộ có chọn lọc, có thời hạn, có điều kiện, góp phần tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, bảo đảm lợi ích quốc gia… hệ thống chính sách thuế đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng đơn giản, minh bạch, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước.

- Cơ cấu thu NSNN được cải thiện theo chiều hướng tích cực đảm bảo tính ổn định, bền vững của NSNN, nguồn thu từ sản xuất kinh doanh trong nước tăng dần qua các năm và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu NSNN thể hiện qua tỷ trọng các khoản thu chủ yếu trong tổng thu NSNN.

1.3.2.2. Về quản lý thuế và quản lý thu nợ thuế

Thực hiện Luật Quản lý thuế, cơ quan thuế các cấp được tổ chức lại theo mô hình quản lý theo chức năng, cán bộ, công chức thuế được bố trí, sắp xếp lại, được đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên sâu theo từng lĩnh vực và có sự kiểm tra, giám sát lẫn nhau ngay trong nội bộ cơ quan thuế; cùng với việc thành lập bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế đã đảm bảo tính công bằng, công khai, minh bạch trong công tác quản lý thuế.

Luật Quản lý thuế với cơ chế người nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp thuế đòi hỏi cơ quan thuế các cấp phải tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; mặt khác, công tác thanh tra, kiểm tra phải được thực hiện trên cơ sở thu thập

và phân tích thông tin, đánh giá mức độ tuân thủ và xác định rủi ro để quyết định việc thanh tra, kiểm tra thuế đối với từng trường hợp có vi phạm pháp luật thuế hoặc có rủi ro về thuế. Vì vậy, từ khi có Luật Quản lý thuế về cơ bản đã phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm, ngăn chặn tình trạng trốn lậu thuế gây thất thu cho NSNN, không gây phiền phức đối với những đối tượng đã thực hiện tốt pháp luật thuế, góp phần lành mạnh hóa các hoạt động kinh doanh.Tổng cục Thuế đã nghiên cứu ban hành quy trình quản lý, thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý nợ thuế, ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với các quy trình quản lý nợ có hiệu quả. Từ đó, việc thực hiện thu nợ và cưỡng chế nợ thuế có kết quả ở nhiều địa phương trên cả nước.

Khảo sát kinh nghiệm từ các quốc gia cho thấy thông thường mô hình quản lý thuế nói chung hay quản lý nợ thuế nói riêng hiện bao gồm 4 thành phần chủ yếu: chiến lược, tổ chức nhân sự, quy trình tác nghiệp và công nghệ. Mỗi quốc gia có một chiến lược khác nhau phù hợp với từng quy mô của quốc gia đó. Chiến lược đề ra mục tiêu và kế hoạch cụ thể gắn với từng nhiệm vụ của cán bộ công chức. Tổ chức nhân sự phải thay đổi theo từng thời điểm như luân chuyển cán bộ giữa các bộ phận với nhau tạo sự trao dồi kiến thức thường xuyên để đáp ứng yêu cầu công việc, đào tạo tác phong làm việc, tập huấn chuyên sâu cho cán bộ thuế. Quy trình nghiệp vụ phải thay đổi theo hướng hiện đại đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Quản lý NNT theo hướng tự nguyện, tuyên truyền nâng cao tính tự giác, ý thức chấp hành Luật của NNT. Công nghệ là thiết yếu trong công cuộc hiện đại hoá vì vậy cần phải nâng cao trình độ tin học cho toàn thể cán bộ công chức trong ngành thuế.

Bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới về quản lý nợ thuế:

Một là : Áp dụng có hiệu quả thành tựu của công nghệ thông tin vào công tác quản lý.

Với hệ thống quản lý được xây dựng trên nền tảng hiện đại, một số nước hàng đầu về quản lý thuế đã tiếp tục điều chỉnh tồ chức và quy trình, ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ của công nghệ thông tin để đáp ứng các thách thức do số lượng NNT tăng lên. Phương thức quản lý tự tính - tự khai - tự nộp thuế có thể sẽ được phát triển lên

một tầm mức mới với phương thức tự phục vụ hay tự hỗ trợ, trong đó NNT tự tiếp cận tất cả các thông tin và các phương tiện để thực hiện nghĩa vụ thuế với sự hỗ trợ đến mức cao nhất của công nghệ thông tin. Cơ quan thuế hoàn toàn chỉ giữ chức năng hướng dẫn, phát hiện và xử lý các trường hợp không tuân thủ.

Hai là: Tăng cường sự tuân thủ tự nguyện của NNT.

Nâng cao tính tuân thủ của NNT cần tập trung vào những đối tượng, những khâu, những lĩnh vực hoạt động có nhiều khả năng xảy ra hành vi không tuân thủ pháp luật thuế. Hiện nay, khu vực kinh tế NQD là khu vực kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất nhưng mức độ tuân thủ pháp luật thuế của đối tượng này tương đối thấp. Vì vậy, cơ quan thuế cần chú trọng đến việc nâng cao tính tuân thủ của NNT thuộc thành phần kinh tế NQD. Bên cạnh đó, đối với NNT lớn cơ quan thuế cần phải có một chiến lược quản lý nâng cao tính tuân thủ của những đối tượng này. Đây là các doanh nghiệp có vai trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân, có đóng góp lớn cho NSNN nhưng do trình độ quản lý cao và am hiểu pháp luật thuế nên nếu có hành vi gian lận, trốn thuế thì rất tinh vi, khó phát hiện song hậu quả rất nặng nề.

Ba là: phân loại NNT để thực hiện các biện pháp quản lý khác nhau

Cơ quan thuế cần phân chia NNT thành các nhóm theo vốn, ngành nghề, quy mô hoạt động kinh doanh, từ đó có phương hướng quản lý cho phù hợp như phân chia thành: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ. Trên cơ sở đó xác định chiến lược hợp lý để cải thiện việc thu nợ thuế dưới hình thức hỗ trợ, cưỡng chế nhằm giảm tỷ lệ nợ đọng thấp nhất có thể.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý thu nợ thuế tại cục thuế tỉnh Bình Phước (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)