- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề
QUẢN LÝ THU NỢ THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH PHƢỚC
3.2. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NỢ THUẾ TẠI CỤC THUẾ BÌNH PHƢỚC
THU NỢ THUẾ TẠI CỤC THUẾ BÌNH PHƢỚC
3.2.1. Thuận lợi
Được sự hổ trợ của nhà nước
+ Ủy ban nhân dân tỉnh có Quyết định 776/QĐ-UBND ngày 23/4/2012 về việc thành lập tổ rà soát, kiểm tra hoạt động của cá doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, chỉ đạo giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp, xử lý theo đúng quy định của pháp luật đối với những doanh nghiệp nợ đọng thuế dây dưa, kéo dài tẩu tán tài sản, giải thể doanh nghiệp cũ để chuyển
đổi tên hoặc thành lập doanh nghiệp mới, do đồng chí Phó giám đốc Sở Kế hoạch - đầu tư làm tổ trưởng, Cục thuế làm tổ phó;
+ Ủy ban nhân dân tỉnh đã thành lập tổ chỉ đạo thu nợ thuế và chống thất thu Ngân sách trên địa bàn tỉnh đã theo Quyết định 1717/QĐ-UB ngày 30/8/2012 của UBND tỉnh Bình Phước về việc thành lập tổ chỉ đạo thu nợ, chống thất thu thuế trên địa bàn tỉnh do đồng chí Phó chủ tịch tỉnh làm trưởng ban, Cục thuế làm phó ban thường trực chỉ đạo, điều hành;
+ Hiện nay Chính phủ cũng như tỉnh đang tìm các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp về tín dụng, về thị trường tiêu thụ hàng hoá, và những chính sách về giảm, giãn thuế, gia hạn nộp thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đội ngũ cán bộ thuế trẻ, năng động và có trình độ cao.
Sự quan tâm của lãnh đạo Cục thuế như tạo điều kiện cho cán bộ công chức đi nguyên cứu, học tập trong và ngoài nước.
3.2.2. Khó khăn
Các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Bình Phước chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn sản xuất kinh doanh hạn chế, hiện nay lãi suất Ngân hàng tuy đã giảm nhưng các doanh nghiệp rất khó tiếp cận với nguồn tín dụng này do không còn tài sản để thế chấp và thiếu phương án kinh doanh. Mặt khác tiền phạt chậm nộp, và thời hạn để cưỡng chế thu nợ theo Luật Quản lý thuế chỉ sau 90 ngày nên các doanh nghiệp đã cố tình chiếm dụng tiền thuế gây khó khăn cho công tác đôn đốc thu nợ;
Do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên tình hình kinh tế trong nước diễn biến phức tạp: giá cả không ổn định, thị trường chứng khoán, bất động sản đóng băng, suy thoái kinh tế kéo dài, nhiều mặt hàng chủ lực của Tỉnh giảm mạnh cả về giá và sản lượng đặc biệt là hạt điều, mủ cao su ... Công tác giải ngân vốn xây dựng cơ bản gặp nhiều khó khăn. Từ đó ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của người nộp thuế; mặt khác, công tác dự báo thị trường tầm vĩ mô của Nhà nước cũng như vi mô của các doanh nghiệp chưa chính xác, kịp thời dẫn đến rủi ro cao, nhiều đơn vị thua lỗ không có khả năng thanh toán nợ cho Nhà nước nhưng không làm thủ tục giải
thể, phá sản, mà chuyển nhượng doanh nghiệp cho đơn vị khác, hoặc để các thành viên khác trong gia đình đứng tên thành lập Công ty mới. Bên cạnh những doanh nghiệp làm ăn chân chính thì cũng có một số doanh nghiệp thành lập ra nhằm chiếm dụng tiền thuế của Nhà nước.
Các biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để thu hồi nợ thuế chưa thể thực hiện được do tài sản của các doanh nghiệp nợ thuế đều đã đem cầm cố, thế chấp để vay vốn tại các Ngân hàng. Nếu có tổ chức cưỡng chế bán được tài sản thì số tiền thu được cũng không đủ trả nợ Ngân hàng.
Công tác quản lý nợ và đôn đốc nợ thuế chưa có các biện pháp đồng bộ khả thi, công tác thu bộ thấp; nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế của một bộ phận người nộp thuế chưa cao, chưa tự giác, cá biệt có một số doanh nghiệp cố tình dây dưa chiếm dụng tiền thuế. Chế tài liên quan đến công tác cưỡng chế nợ thuế chưa đủ mạnh để răn đe các hành vi vi phạm, nợ đọng thuế. Sự kết hợp đồng thuận của các ngành trong công tác thu nợ chưa hiệu quả giữa cơ quan Thuế, Ngân hàng, Công an và các cấp chính quyền. Công tác tuyên truyền, phê phán đối tượng nợ chưa được thường xuyên nên tạo sự không bình đẳng giữa người nộp thuế tốt nên dẫn đến tình trạng nhiều người nộp thuế chây ỳ nợ đọng thuế.
Lực lượng cán bộ thuế làm công tác quản lý nợ còn mỏng không đáp ứng được yêu cầu của công tác thu nợ, đặc biệt là ở các huyện, thị xã có những huyện chỉ có 1 đến 2 cán bộ làm công tác thu nợ nên kết quả đem lại rất thấp (do hiện nay ngành thuế còn thiếu biên chế).
Chưa có cơ sở vững chắc để đánh giá số lượng và chất lượng công tác từng cán bộ cưỡng chế nợ thuế, bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế cũng như tình hình thực hiện công tác cưỡng chế nợ thuế của Cục Thuế.