Mở rộng các tiêu chí phân loại nợ thuế và xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác cưỡng chế nợ thuế

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý thu nợ thuế tại cục thuế tỉnh Bình Phước (Trang 106 - 109)

- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề

3.3.10.Mở rộng các tiêu chí phân loại nợ thuế và xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác cưỡng chế nợ thuế

QUẢN LÝ THU NỢ THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH PHƢỚC

3.3.10.Mở rộng các tiêu chí phân loại nợ thuế và xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác cưỡng chế nợ thuế

quả công tác cưỡng chế nợ thuế

Trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, việc phân loại chi tiết đến từng khoản nợ, đối với nhóm nợ thông thường và nợ khó đòi đã được bộ phận quản lý nợ của Cục Thuế tiến hành. Từ đó, số liệu nợ của người nợ thuế ngày càng được minh bạch, công khai hoá, kiểm soát được số đối tượng nợ và cả tính chất của từng nhóm nợ. Theo kinh nghiệm của Úc, với nền công nghệ thông tin hiện đại họ dùng hệ thống thư tín nhắc nhở tự động gửi đến NNT. Tại Bình Phước, các biện pháp đôn đốc, thu nợ được đề xuất theo các tiêu chí phân loại nợ thuế như sau :

- Đối với các khoản nợ thông thường, bộ phận quản lý nợ nên thường xuyên nhắc nhở bằng điện thoại, hoặc gửi thông báo để người nộp thuế kịp thời nộp vào ngân sách.

- Đối với những khoản nợ khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, bão lụt, có đầy đủ hồ sơ đề nghị, Cục Thuế nên xem xét để giải quyết quyền lợi cho người nộp thuế được giãn nợ theo đúng quy định. Việc giãn nợ, chậm nộp NSNN giúp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tháo gỡ khó khăn về tài chính và phục hồi, duy trì sản xuất, tạo điều kiện để doanh nghiệp có cơ hội trả được nợ.

- Đối với các khoản nợ xây dựng cơ bản, ngân sách còn nợ chậm thanh toán do nguyên nhân khách quan, Cục Thuế nên báo cáo UBND tỉnh xin ý kiến chỉ đạo, đồng thời đề nghị các doanh nghiệp phải có xác nhận từ các cơ quan chức năng, làm cơ sở cho việc xem xét giãn nợ, đúng theo quy định tại Thông tư số 32/2002 ngày 10/04/2002 của Bộ Tài chính. Trường hợp các doanh nghiệp không có xác nhận của các cơ quan nói trên, hoặc các công trình đã được giải ngân về vốn Cục Thuế nên đưa vào kế hoạch đôn đốc thu nộp ngân sách kịp thời các khoản nợ này.

- Đối với các khoản nợ tồn đọng trong xây dựng cơ bản vãng lai, nhưng các doanh nghiệp này đã không còn hoạt động tại địa bàn, Cục Thuế nên lập văn bản gửi thông báo cho các Cục Thuế các tỉnh, thành phố trong cả nước để cùng phối hợp thu nợ.

- Đối với người nộp thuế có quyết định xử phạt hành chính, theo quy định tại điểm a,b,c, điều 93 của Luật Quản lý thuế, Cục Thuế yêu cầu bên thứ ba là các tổ chức nắm giữ tiền, tài sản của người nợ thuế để cùng phối hợp thu nợ: trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, yêu cầu phong toả tài khoản, khấu trừ một phần thu nhập tiền lương hoặc thu nhập; kê biên, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt…Đồng thời, các biện pháp chế tài mạnh, như xử phạt nộp chậm tiền thuế, lập lệnh thu ngân sách qua kho bạc, ngân hàng để khấu trừ tiền hoàn thuế GTGT tương ứng với khoản nợ, tạm đình chỉ sử dụng hoá đơn, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng địa phương…đối với những đối tượng đã được nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn cố tình trây ỳ, không chấp hành việc nộp thuế vào ngân sách.

- Đối với các khoản nợ khó thu, mặc dù chiếm 3.88% so với tổng thu NSNN năm 2012, nhưng do tính chất khá phức tạp, Cục Thuế tỉnh đã dành nhiều thời gian và nhân lực để xử lý dần theo Luật định. Đây là những khoản nợ đã tồn tại khá lâu trên bộ nợ từ những năm 2007 trở về trước, tập trung chủ yếu là của các doanh nghiệp xây dựng cơ bản vãng lai, các chi nhánh, các cơ sở sản xuất vừa mới ra kinh doanh sau đó tự nghỉ không thông báo, nợ của các cơ sở bỏ trốn, mất tích, chuyển khỏi địa bàn kinh doanh và nợ thuế của người lâm vào tình trạng phá sản.

+ Trường hợp người nợ thuế bỏ trốn khỏi địa bàn, sau khi đã tiến hành kiểm tra, xác minh theo địa chỉ doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan thuế, Cục thuế phải thường xuyên làm văn bản thông báo trên toàn quốc và xác minh tài khoản tại các ngân hàng.

+ Trường hợp người nợ thuế bị phá sản, Cục Thuế phải có công văn đề nghị Toà án nhân dân tỉnh Bình Phước phối hợp thu nợ, sau khi có quyết định bán bán

thanh lý tài sản. Trường hợp tài sản thanh lý không đủ để trả nợ thuế, Cục Thuế nên lập hồ sơ, đề nghị Tổng Cục Thuế (Bộ Tài chính) xoá nợ theo quy định của Luật Quản lý thuế.

Cần phân loại nợ thuế với các tiêu chí khác nhau, không chỉ phân loại nợ thuế thành nợ có khả năng thu, nợ khó thu, nợ chờ xử lý như quy trình hiện hành. Nợ thuế cần được phân loại cụ thể theo các tiêu chí khác như: Theo khả năng thu nợ, theo đặc điểm sở hữu của đối tượng nợ, theo loại hình DN, theo sắc thuế, theo tuổi nợ, theo nguyên nhân nợ… Việc đa dạng hóa các tiêu chí phân loại nợ trong quy trình giúp cán bộ quản lý nợ thuế và lãnh đạo cơ quan thuế có cái nhìn đa chiều về nguyên nhân nợ, đặc điểm nợ, đặc điểm của đối tượng nợ thuế… Từ đó, có biện pháp đôn đốc, xử lý nợ thuế phù hợp nhất hoặc có kiến nghị với cơ quan thuế cấp trên trong xử lý các khoản nợ thuế.

Hiện nay, chưa có tiêu chí đánh giá hiệu quả cưỡng chế nợ thuế. Bởi vậy, chưa có cơ sở vững chắc để đánh giá số lượng và chất lượng công tác từng cán bộ cưỡng chế nợ thuế, bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế cũng như tình hình thực hiện công tác cưỡng chế nợ thuế của Cục Thuế.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý thu nợ thuế tại cục thuế tỉnh Bình Phước (Trang 106 - 109)