Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý thu nợ thuế tại cục thuế tỉnh Bình Phước (Trang 98 - 101)

- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề

QUẢN LÝ THU NỢ THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH PHƢỚC

3.3.7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

Tổng số doanh nghiệp hiện do Cục thuế quản lý là 4,839 doanh nghiệp. Trong đó, 283 doanh nghiệp lớn, 392 doanh nghiệp vừa, 4,164 doanh nghiệp nhỏ. Hàng năm dự kiến phòng thanh tra sẽ đưa vào diện kiểm tra 70% doanh nghiệp lớn, 60% doanh nghiệp vừa và 50% doanh nghiệp nhỏ. Như vậy, Tổng số doanh nghiệp thanh tra, kiểm tra theo dự kiến chiếm trên 55% tổng số doanh nghiệp Cục thuế đang quản lý. Với số lượng CBCC đang công tác tại bộ phận thanh, kiểm tra là 93 người chiếm 28% tổng số CBCC ngành thuế. Việc thanh, kiểm tra 2,495 doanh nghiệp theo kế hoạch là rất khó. Để hoàn thành chỉ tiêu đề ra và tăng cường công tác quản lý, chống thất thu và giảm nợ đọng thuế phòng thanh tra, kiểm tra cần lập kế hoạch như sau :

- Cần xác định chính xác số tiền thuế nợ sau thanh tra, kiểm tra trên ứng dụng quản lý thuế, số đang theo dõi của phòng kiểm tra và đoàn thanh tra và cũng cần nên phân loại nợ thuế sau thanh tra, qua đó có thể đánh giá được nhóm nợ nào có khả năng thu hồi, nhóm nợ nào không có khả năng thu hồi để có biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ. Bên cạnh đó, cần tăng cường hơn nữa việc đôn đốc thu nợ thuế trên cơ sở triển khai phương pháp đánh giá rủi ro, phân loại người nợ thuế để áp dụng cho các năm tiếp theo, góp phần cho công tác thu nợ thuế. Có trách nhiệm đôn đốc người nộp thuế trong thời hạn kể từ ngày Quyết định xử lý vi phạm hành chính thuế. Theo dõi và nhắc nhỡ DN nộp kịp thời số thuế phải nộp theo kê khai hàng tháng, hành quý. Tiến hành thanh tra, kiểm tra về chấp hành chính sách thuế các doanh nghiệp có số nợ thuế lớn, kéo dài năm

- Tổ chức đánh giá tổng kết công tác chống thất thu trên từng địa bàn, lĩnh vực, xác định rõ lĩnh vực còn thất thu, nhận dạng chính xác các nhóm tổ chức, cá nhân người nộp thuế có khả năng rủi ro cao để lập danh sách các doanh nghiệp cần thanh tra, kiểm tra thuế, tập trung thu nợ thuế.

- Tập trung lực lượng, đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở Cơ quan Thuế trên cơ sở phân loại rủi ro nhằm phát hiện, xử lý các trường hợp kê khai sai, kê khai thiếu thuế phải nộp để đảm bảo công tác kiểm tra có hiệu quả. Đặc biệt lưu ý kiểm tra các doanh nghiệp có rủi ro cao, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản; 100% doanh nghiệp kinh doanh ô tô, xe máy (theo Thông tư 71), các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm, nhà hàng ăn uống, khách sạn, dịch vụ đặc biệt...

- Tập trung nhân lực để đôn đốc các doanh nghiệp nộp Tờ khai TNDN các quý năm; đồng thời tiến hành kiểm tra, rà soát tờ khai của các doanh nghiệp (tờ khai đã nộp), có biện pháp đấu tranh hữu hiệu nhằm tăng số DN có số thuế TNDN tạm nộp quý, đồng thời tăng số thuế TNDN bình quân quý sau cao hơn quý trước, đặc biệt là nhằm tăng số DN có số thuế TNDN phải nộp thêm sau quyết toán (trong đó tập trung rà soát lại tất cả các DN kê khai không có số nộp ngân sách, hoặc số phải nộp thấp để có biện pháp đấu tranh khai thác tăng thu).

- Tập trung lực lượng, triển khai công tác thanh, kiểm tra tại trụ sở NNT theo kế hoạch đã được phê duyệt và theo chuyên đề. Giao chỉ tiêu thanh tra, nhiệm vụ kiểm tra cho từng đoàn thanh tra, kiểm tra. Đối tượng thanh, kiểm tra cần tập trung khu vực doanh nghiệp có vốn Đầu tư Nước ngoài, các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá (chống chuyển giá), doanh nghiệp lỗ lớn, lỗ liên tục, xin hoàn thuế lớn (hoặc có số thuế GTGT âm liên tục nhưng không xin hoàn)...Thanh, kiểm tra cần tập trung các lĩnh vực chủ yếu: kiểm tra, thanh tra chống chuyển giá đối với các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn; hoàn thuế, khấu trừ thuế GTGT; kinh doanh bất động sản, thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; kinh doanh lĩnh vực ngân hàng; kinh doanh ô tô, xe máy, dược phẩm, nhà hàng ăn uống, khách sạn; Tập trung nghiên cứu hồ sơ DN, phân tích rủi ro (tại bàn) để đề ra những nội dung cần thanh, kiểm tra

trước khi thanh, kiểm tra tại trụ sở DN (tất cả các thành viên trong đoàn đều phải nghiên cứu), đảm bảo đủ điều kiện để thanh, kiểm tra tại doanh nghiệp (nhất là các báo cáo của DN), hạn chế thời gian làm việc tại DN, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thanh, kiểm tra. Thực hiện thanh, kiểm tra sau hoàn 100% số hồ sơ chậm nhất là 6 tháng sau khi hoàn thuế.

- Tiếp tục kết hợp thanh, kiểm tra thuế với thanh, kiểm tra việc tạo, quản lý, sử dụng hoá đơn của doanh nghiệp theo Thông tư 153 để phát hiện kịp thời các dấu hiệu vi phạm; đặc biệt chú trọng kiểm tra các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc nhóm hay vi phạm về hoá đơn để chấn chỉnh, xử lý kịp thời.

- Đôn đốc triệt để các DN nộp ngay vào ngân sách các khoản nợ tiền thuế và tiền phạt xử lý sau thanh tra, kiểm tra. Trường hợp chây ỳ cần đưa thông tin trên báo chí, trích tiền từ tài khoản của Doanh Nghiệp, phối hợp các cơ quan chức năng cưỡng chế thu nợ...

- Giải quyết đầy đủ, kịp thời các khiếu nại, kiến nghị của NNT đối với các kết luận thanh, kiểm tra của cơ quan thuế theo đúng quy định của pháp luật (thời gian, trình tự, thủ tục giải quyết...).

- Công tác thanh tra hiện nay có nhiều thay đổi, các doanh nghiệp hoạt động ngày càng mở rộng trên phạm vi quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin … đã ảnh hưởng rất lớn tới công tác thanh tra của các kiểm tra viên. Để công tác thanh tra thuế có hiệu quả, cán bộ thanh tra phải có trình độ, kiến thức tổng hợp, có thể làm nhiều các chức năng khác nhau. Do đó, việc đào tạo cán bộ thuế nói chung và cán bộ thanh tra thuế nói riêng tại Việt Nam cần phải có những cải tiến phù hợp. Có thể xây dựng trường đào tạo cán bộ thuế, những người được đào tạo ở đây đã có nền móng kiến thức và kinh nghiệm nhất định (họ đã có trình độ đại học và sau đó được đào tạo thêm chuyên môn về thuế…). Ngoài ra, định kỳ cán bộ thanh tra cần phải được tập huấn và nâng cao trình độ thông qua các khoá học bồi dưỡng. Và để nâng cao trách nhiệm của cán bộ thanh tra thuế, cần phải có chế độ đãi ngộ thoả đáng cũng như quy chế về trách nhiệm rõ ràng đối với họ. Có thể xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác thanh tra của từng cán bộ thanh tra, cũng như của từng

cấp thanh tra.

Cơ quan thuế là nơi cung cấp dịch vụ công và ĐTNT là ―khách hàng‖. Vì vậy, cơ quan thuế phải tạo các điều kiện đầy đủ và thuận lợi nhất giúp cho ĐTNT thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ thuế của mình. Trong công tác thanh tra thuế, một trong những tiêu thức đánh giá hiệu quả của công tác này là sự thuyết phục, giải thích của cán bộ thanh tra giúp cho ĐTNT có thể chấp nhận, nhận biết được các sai phạm của họ, từ đó tránh những khiếu nại không cần thiết. Ngoài ra, công tác thanh tra của cơ quan thuế phải không làm ảnh hưởng, gây phiền nhiễu cho doanh nghiệp. Vì vậy kế hoạch thanh tra phải được xây dựng chi tiết, xác định đúng đối tượng cần thanh tra; quy trình thanh tra phải nhanh gọn, tránh rườm rà và có thể điều chỉnh quy trình khi cần thiết nhằm tiếtkiệm chi phí thanh tra, tập trung công tác thanh tra vào các đối tượng sai phạm cố ý.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý thu nợ thuế tại cục thuế tỉnh Bình Phước (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)