Về hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý thu nợ thuế

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý thu nợ thuế tại cục thuế tỉnh Bình Phước (Trang 80 - 82)

- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề

QUẢN LÝ THU NỢ THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH PHƢỚC

3.3.1 Về hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý thu nợ thuế

- Cần nghiên cứu sửa đổi quy định về thứ tự thực hiện và biện pháp cưỡng chế nợ thuế. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế nên căn cứ vào từng điều

kiện cụ thể để đạt hiệu quả cao nhất, không nên bắt buộc phải thực hiện tuần tự như hiện nay.

- Nghiên cứu sửa đổi cách thức quy định về phạt nộp chậm thuế và nâng mức phạt nộp chậm thuế. Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến số đối tượng chậm nộp thuế gia tăng, đó là mức phạt nộp chậm thấp, đặc biệt đặt trong bối cảnh nền kinh tế thường xuyên lạm phát cao như Việt Nam. Trước khi có Luật Quản lý thuế, mức phạt nộp chậm thuế là 0,1%/ngày. Luật Quản lý thuế có hiệu lực từ 1/7/2007 đã giảm mức phạt nộp chậm thuế đi một nửa, xuống còn 0,05%/ngày. Lý do cơ bản của sự sửa đổi này là do mức phạt quá cao khiến người nộp thuế không có khả năng nộp cả thuế và tiền phạt, bởi vậy, nhiều người nộp thuế muốn nộp thuế và phạt nhưng số tiền phạt quá cao nên họ lại dây dưa nợ thuế. Thêm vào đó, ở thời điểm sửa Luật Quản lý thuế, nền kinh tế lạm phát vừa phải, thậm chí có giai đoạn thiểu phát.

Tuy nhiên, việc giảm mức phạt nộp chậm quá nhiều lại trở nên bất hợp lý, đặc biệt đặt trong bối cảnh lạm phát thường xuyên ở mức cao như ở Việt Nam dẫn đến mức phạt nộp chậm thuế thấp hơn cả lãi vay ngân hàng. Do đó, khi xây dựng các luật nói chung và Luật Quản lý thuế nói riêng cần phải có tính tiên tiến và sự kết nối với lạm phát của nền kinh tế, phải dự tính được những thay đổi của các điều kiện kinh tế - xã hội mà luật đó sẽ được áp dụng nhằm tránh trường hợp phải liên tục sửa đổi bổ sung luật hoặc chấp nhận sử dụng Luật đã không còn phù hợp trong tình hình mới.

Điều cần lưu ý ở đây là, xét dưới góc độ kinh tế, tỷ lệ phạt nộp chậm thuế phải cao hơn ở mức độ nhất định so với lãi cho vay của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, lãi cho vay của các ngân hàng thương mại lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có lạm phát. Những gì đã diễn ra đối với nền kinh tế Việt Nam thời gian qua và thực tế thực hiện Luật Quản lý thuế cho thấy, việc sửa đổi quy định phạt nộp chậm thuế theo hướng tăng mức phạt nộp chậm thuế là sự cần thiết khách quan. Để đảm bảo sự linh hoạt, nên điều chỉnh điều khoản này trong Luật Quản lý thuế theo hướng quy định khung mức xử phạt tối đa – tối thiểu và giao thẩm quyền quy định

mức xử phạt nộp chậm cụ thể cho Chính phủ. Với phương án này, tuy có nhược điểm là sự ổn định của quy định pháp luật không cao, nhưng có ưu điểm là đảm bảo sự linh hoạt trong quy định mức phạt nộp chậm thuế phù hợp với sự biến động kinh tế, đảm bảo được nguyên tắc mức phạt nộp chậm cao hơn so với lãi cho vay vốn của các ngân hàng thương mại.

- Nghiên cứu bổ sung đối tượng và trường hợp được gia hạn nộp thuế. Đề xuất này xuất phát từ thực tế là có khá nhiều DN nộp chậm thuế vì những nguyên nhân khách quan bất khả kháng. Những đối tượng này cần được gia hạn để có điều kiện trả được nghĩa vụ thuế. Theo đó, cần nghiên cứu bổ sung vào Luật Quản lý thuế một số trường hợp gia hạn nộp thuế và giao thẩm quyền giải quyết cho Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Để quy định này không bị lạm dụng, cần quy định những tiêu chí định lượng rõ ràng trên cơ sở tài liệu kế toán và các tài liệu khác có liên quan, có văn bản giải trình của người nộp thuế và trình tự xét duyệt chặt chẽ. Đồng thời, yêu cầu người nộp thuế phải cam kết đảm bảo tính trung thực của thông tin cung cấp và cam kết nộp đủ thuế khi hết thời hạn gia hạn nộp thuế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý thu nợ thuế tại cục thuế tỉnh Bình Phước (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)