Đối với công tác thanh tra, kiểm tra

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý thu nợ thuế tại cục thuế tỉnh Bình Phước (Trang 73 - 75)

- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề

2.4.7.Đối với công tác thanh tra, kiểm tra

 Kiểm toán niên độ năm 2011:

2.4.7.Đối với công tác thanh tra, kiểm tra

Hàng tháng việc theo dõi, đôn đốc tổng hợp báo cáo nợ sau thanh tra chủ yếu thông qua việc gọi điện thoại cho doanh nghiệp hoặc yêu cầu doanh nghiệp photo hoặc fax chứng từ trả nợ kèm theo, chưa căn cứ theo số theo dõi trên phần mềm ứng dụng quản lý thuế của cơ quan thuế. Do vậy, hiệu quả đạt được chưa cao (do chủ yếu tin vào báo cáo bằng lời của các doanh nghiệp, hoặc do doanh nghiệp thực tế đã trả nợ, có chứng từ nhưng chứng từ lại ghi sai chương, mục, tài khoản nên tiền không về cơ quan thuế).

Việc theo dõi, đôn đốc, điều chỉnh số liệu sau thanh tra còn chậm và chưa hướng dẫn cụ thể doanh nghiệp giải quyết dứt điểm tình trạng nợ thuế do các nguyên nhân nhầm lẫn từ phía cơ quan thuế hoặc người nộp thuế. Do có quá nhiều việc để làm, đồng thời cho rằng trách nhiệm chủ yếu trong việc đôn đốc thu hồi nợ sau thanh tra thuộc về phòng thanh tra và phòng quản lý nợ nên các phòng kiểm tra chưa quyết liệt đôn đốc tiền nợ thuế chưa thuộc diện phải cưỡng chế theo quy định tại Điều 92 Luật Quản lý thuế.

Phòng thanh tra, kiểm tra chậm bàn giao hồ sơ DN còn nợ thuế sau thanh tra nên ảnh hưởng đến việc theo dõi được chính xác số nợ, việc theo dõi nợ sau thanh tra căn cứ theo dữ liệu nhập từ phòng kê khai và kế toán thuế là chủ yếu. Mặt khác, phòng quản lý nợ đang phải đôn đốc nợ chung của toàn Ngành nên chưa thực sự

chú ý đến nợ sau thanh tra, kiểm tra dẫn đến chưa phân công cán bộ chuyên trách phụ trách việc thu hồi riêng loại nợ này.

Có một số quyết định truy thu không đến được phòng kê khai và kế toán thuế (do đoàn thanh tra quên không gửi, hoặc gửi nhưng không đến nơi…) nên chưa nhập vào hệ thống các quyết định này. Có những khoản doanh nghiệp đã nộp cho quyết định truy thu nhưng phòng kê khai đã thực hiện bù trừ cho những khoản nợ trước (theo thứ tự ưu tiên) nên trên sổ theo dõi, xử lý quyết định vẫn treo dư nợ sau thanh tra, dẫn đến số liệu chưa chính xác.

Bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế, bộ phận kê khai và kế toán thuế ở Cục thuế chưa phối hợp với bộ phận quản lý nợ, trong việc đôn đốc người nộp thuế nộp số thuế bị phát hiện buộc tăng thu (nộp), qua thanh tra, kiểm tra và phạt vi phạm pháp luật thuế, theo các quyết định của cơ quan thuế… Thông thường nợ trên 90 ngày sẽ do Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đôn đốc thu nợ, những khoản nợ từ 1 đến dưới 90 ngày do phòng thanh tra, kiểm tra ban hành quyết định truy thu, phòng kê khai và kế toán thuế ban hành phạt vi phạm hành chính sẽ được các phòng ra quyết định đôn đốc thu hồi. Nhưng hiện tại các khoản nợ từ 1 ngày trở lên đều giao cho phòng nợ có trách nhiệm đôn đốc.

Luật quản lý thuế và Quy trình kiểm tra thuế yêu cầu kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế 100% hồ sơ khai thuế của người nộp thuế là không có tính khả thi và gây áp lực cho người làm công tác kiểm tra vì số lượng người nộp thuế và hồ sơ khai thuế phải kiểm tra theo yêu cầu quá lớn so với số lượng nhân lực được bố trí làm công tác kiểm tra. Mặt khác, số liệu khai thuế yêu cầu mỗi công chức thuế phải đưa ra kết luận là chấp nhận hay không chấp nhận là không đáng tin cậy vì nguồn thông tin được cung cấp là không đầy đủ (chủ yếu dựa vào hệ thống thông tin quản lý của cơ quan thuế được xác lập trên cơ sở tự khai của người nộp thuế). Bên cạnh đó, lợi dụng cơ chế tự tính, tự khai và tự nộp thuế, một bộ phận người nộp thuế chưa thực sự tự giác tính đúng, tính đủ số thuế phải nộp, chây ỳ trong việc nộp các khoản nợ đọng thuế. Trong khi đó, một số tổ chức, cá nhân có liên quan chưa thật sự chủ động phối hợp trong việc cung cấp thông tin cho cơ quan thuế nhằm phục vụ tốt

công tác quản lý thuế; cơ quan thuế chưa được giao chức năng điều tra các vụ vi phạm pháp luật về thuế nên kết quả hạn chế. Phương pháp và tiêu chí xây dựng kế hoạch thanh tra chủ yếu dựa vào kết quả phân tích của phần mềm ứng dụng tin học nên đôi khi chưa đánh giá đúng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến kết quả thanh tra còn hạn chế do không đánh giá đúng mức độ rủi ro của đối tượng kinh doanh.

Hầu hết các hoạt động thanh tra, kiểm tra đều được quy định bằng quy trình cụ thể. Quy trình thanh tra thuế đã giúp NNT hiểu rõ hơn về kê khai, quyết toán và nộp thuế theo đúng Luật. Bên cạnh việc nhắc nhở, xử phạt hành chính đối với các doanh nghiệp hoạt động sai luật, cơ quan thuế sẽ xử lý kiên quyết đối với những trường hợp cố tình quy phạm. Thông qua công tác thanh tra, cán bộ thuế có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp kịp thời phát hiện những điểm chưa đúng với chính sách thuế giúp công tác chỉ đạo sát thực tế. Tuy nhiên số lượng cán bộ thanh tra quá ít so với số lượng doanh nghiệp cần thanh tra, do đó chưa có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn hành vi khai man, trốn thuế của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý thu nợ thuế tại cục thuế tỉnh Bình Phước (Trang 73 - 75)