- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề
TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH PHƢỚC TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM
2.3.4. Tình hình quản lý thu nợ tại Cục thuế tỉnh Bình Phước từ năm 2009-
Công tác quản lý nợ thuế tại Cục Thuế Bình Phước được thực hiện theo quy trình quản lý nợ thuế ban hành kèm theo Quyết định số 1395/QĐ-TCT ngày 14/10/2011 của Tổng Cục thuế (Thay thế QT477/QĐ-TCT ngày 15/5/2008 và QT 752/QĐ-TCT ngày 14/5/2010)
Quản lý thu nợ thuế là một trong những chức năng cơ bản của ngành thuế nhằm đôn đốc những khoản thuế phát sinh đã quá hạn nộp vào ngân sách. Sau một năm thực thi Luật Quản lý thuế kể từ khi quy trình quản lý nợ 477 ra đời, đến nay Cục thuế Bình Phước đã thiết lập và đưa vào vận hành bộ phận quản lý nợ chuyên trách, có quy trình cụ thể và sự hỗ trợ của phần mềm, công tác quản lý nợ đã đi vào
nề nếp. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng, bộ phận quản lý thu nợ thuế đang gặp khó khăn khi áp dụng quy trình này :
Thứ nhất, xuất phát từ việc hệ thống quản lý thuế (QLT) và hệ thống quản lý nợ (QLN) vẫn còn lỗi, khiến cho việc kết xuất số liệu nợ thuế từ hệ thống QLT sang QLN chưa rõ ràng dẫn đến thực hiện chương trình QLN hoạt động phụ thuộc và không thực hiện đúng thời điểm. Người sử dụng không thể xoá bỏ sai sót về số liệu, dẫn đến nợ thuế kết xuất sang hệ thống quản lý nợ không chính xác. Cụ thể, có tình huống khi điều chỉnh một khoản thuế đã nộp được ghi mục lục ngân sách trên chứng từ không xác định, nhưng nguồn gốc phát sinh khoản nợ khi kết xuất thể hiện là số thuế đã nộp vào NSNN bằng tiền mặt.
Thứ hai, trong việc luân chuyển chứng từ nộp thuế cũng có trường hợp người nộp thuế nộp tiền vào NSNN bằng hình thức chuyển khoản qua ngân hàng nhưng các ngân hàng thực hiện chuyển tiền vào Kho bạc Nhà nước bằng Lệnh chuyển có (chứng từ chuyển tiền điện tử), cơ quan thuế chỉ nhận được Lệnh chuyển có từ kho bạc, do đó không thể biết được doanh nghiệp nộp tiền thuế chậm hay ngân hàng lập lệnh chuyển chậm. Khi người nộp thuế khai nhầm số thuế GTGT lớn hơn số thuế thực nộp và đã khai điều chỉnh giảm vào các tháng sau đó, nhưng số nợ kết xuất vẫn bị tính phạt chậm nộp. Trường hợp cán bộ lỡ nhập trùng chứng từ nộp thuế của cơ sở kinh doanh và đã điều chỉnh ngay sau khi phát hiện được nhưng khi kết xuất số liệu sang QLN thì chương trình này lại lấy số tiền tính phạt đúng bằng số tiền trên chứng từ nộp thuế đã nộp.
Thứ ba, giữa quy trình quản lý nợ thuế và chính sách cũng còn những điểm không tương đồng. Việc phân loại nợ trong trường hợp người nợ thuế được gia hạn nợ, cơ quan thuế tiến hành nhập thanh toán nợ phân kỳ theo quy định trên chương trình QLN, nhưng theo Luật Quản lý thuế thì khi chứng từ nộp thuế nhập vào sẽ được trừ cho số nợ xa nhất (trừ luôn cả nợ được gia hạn), như vậy là không chính xác. Trường hợp đơn vị nợ thuế không có khả năng nộp đúng hạn, nên số tiền phạt luỹ kế ngày càng cao khiến cho khả năng thu hồi nợ rất khó, nhưng Luật Quản lý thuế lại không quy định thời hạn phạt chậm nộp hay mức tiền phạt tối đa.
Để thấy rõ hơn tình hình nợ thuế cũng như hiệu quả của công tác đôn đốc thu nộp và quản lý nợ thuế, cần đánh giá nợ thuế và quản lý nợ thuế theo loại nợ. Ngoại trừ năm 2008 với tỷ trọng nợ có khả năng thu thấp nhất là 68.7%, các năm còn lại, tỷ trọng nợ có khả năng thu khá cao, dao động khoảng từ 71% đến 78%.
15.25 16.76 24.65 18.52 22.77 16.06 6.93 3.66 3.34 1.60 68.70 76.31 71.69 78.14 75.63 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2008 2009 2010 2011 2012
Nợ khó thu Nợ chờ xử lý Nợ có khả năng thu
Biểu đồ 2.6 : Tỷ lệ % giữa các nhóm nợ thuế
Nợ khó thu là loại nợ chiếm tỷ trọng thấp nhưng có dấu hiệu tăng hằng năm với tỷ trọng dao động khoảng từ 15 đến 25%, trừ năm 2010 với tỷ trọng cao nhất ở mức 24.65% và năm 2012 tỷ trọng nợ khó thu cũng ở mức khá cao 22.77%. Đây là nợ của những đối tượng sau: doanh nghiệp (DN) lâm vào tình trạng phá sản, giải thể; người nộp thuế bỏ trốn, mất tích; DN đang chờ giải quyết theo Luật Phá sản; người nộp thuế ngừng và tạm ngừng hoạt động kinh doanh; người nộp thuế bị khởi tố. Với đặc điểm của đối tượng nợ thuế như trên là một tỷ lệ đáng lo ngại, vì tuy mới xếp vào nhóm khó thu nhưng thực chất khả năng thu nợ thuế của những đối tượng này rất nhỏ, gần như là không thể thu được. Trong số nợ thuế nói trên có một tỷ lệ không nhỏ nợ của DN bỏ trốn, mất tích. Đối với những trường hợp này, khả
năng thu nợ hầu như không có. Bởi vậy, có thể nói, số nợ thuế trên 123 tỷ đồng lũy kế đến 31/12/2012 là con số khó thu hồi.
Trước thực trạng nợ đọng thuế trên, trong thời gian qua, Tổng cục Thuế đã thường xuyên nghiên cứu để xây dựng và sửa đổi quy trình quản lý nợ thuế. Cụ thể, Quy trình quản lý nợ thuế 1123, sau đó là 477 và 1395 là cơ sở quan trọng để thống nhất nghiệp vụ quản lý nợ thuế. Quy trình này cũng là cơ sở để Tổng cục Thuế tổ chức chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện công tác đôn đốc thu nộp, quản lý nợ thuế của các cơ quan thuế địa phương. Mặt khác, giao chỉ tiêu cụ thể cho các cục thuế địa phương về tỷ lệ nợ tối đa cho phép, số nợ thuế thu hồi; tổ chức kiểm tra đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu này của các cục thuế địa phương... Việc theo dõi, quản lý số nợ thuế đã được thực hiện trên các ứng dụng tin học, trong đó, đáng chú ý là năm 2010 đã nghiên cứu, xây dựng và triển khai trên phạm vi cả nước ứng dụng quản lý nợ cấp chi cục thuế.
Với việc triển khai các biện pháp nói trên, công tác quản lý nợ đọng thuế đã dần đi vào nề nếp và đạt được những kết quả tích cực. Từ năm 2009 đến nay, bình quân mỗi năm, toàn Cục Thuế Bình Phước đã thu trên 75% nợ thuế có khả năng thu và phân loại, có biện pháp xử lý giảm ít nhất 25% nợ khó thu và nợ chờ xử lý đối với nợ của năm trước chuyển sang.
Năm 2009, Công tác quản lý thu nợ thuế tuy đã được đẩy mạnh hơn trước, đã có nhiều biện pháp tích cực xử lý nợ thuế, tuy nhiên số thuế nợ đọng có khả năng thu vẫn còn khá cao năm 2009 tăng 95% so với năm 2008.
Năm 2010, Công tác quản lý thu nợ thuế có dấu hiệu đáng mừng số nợ có khả năng thu tăng 58.5% so với năm 2009. Tuy nhiên, nợ khó thu năm 2010 lại tăng đột biến tăng 148.29% so với năm 2009 là do nhiều doanh nghiệp phá sản giải thể không có khả năng trả nợ tiền thuế.
Năm 2011, Kết quả thu thuế toàn tỉnh năm 2011 là 2,897 tỷ đồng, trong đó thu nợ đọng của các năm trước chuyển sang là 180 tỷ đồng và thu nợ phát sinh trong năm 2011 là 2,717 tỷ đồng . Tuy công tác quản lý thu nợ thuế đã được đẩy mạnh hơn trước nhưng vẫn còn tình trạng một số Chi cục Thuế chưa theo dõi, đánh giá,
phân loại chính xác, đầy đủ các khoản nợ, chưa tích cực đôn đốc thu nợ thuế và đã để nợ đọng thuế đến thời điểm 31/12/2011 tăng 70% so với thời điểm 31/12/2010, nợ có khả năng thu tăng 85%. So với chỉ tiêu thu nợ thuế Cục Thuế giao tại Thông báo số 223/CT-QLN ngày 03/3/2011 thì đạt 57%.
Năm 2012 Cục Thuế Bình Phước thu nợ đọng được 413,129 triệu đồng, đạt 51,7% so với chỉ tiêu thu nợ thuế giao cho các đơn vị trực thuộc trên địa bàn theo thông báo số 123/CT-QLN ngày 08/02/2012 của Cục Thuế. Công tác quản lý thu nợ thuế đã được đẩy mạnh hơn trước nhưng vẫn còn tình trạng một số Chi cục Thuế chưa theo dõi, đánh giá, phân loại chính xác, đầy đủ các khoản nợ, chưa tích cực đôn đốc thu nợ có khả năng thu và đã để nợ đọng thuế đến thời điểm 31/12/2012 tăng 16% so với thời điểm 31/12/2011, tăng 68,565 triệu đồng.
Bảng 2.10: Kết quả thu nợ đọng Đơn vị : Triệu đồng STT Tên Năm 2011 2012 I Văn phòng Cục 83,372 225,847 II Chi cục thuế 97,051 187,282 1 Hớn Quản 1,854 4,747 2 Phước long 19,394 22,771 3 Bù Gia Mập 12,380 50,695 4 Lộc Ninh 30,818 22,208 5 Chơn Thành 2,539 13,247 6 Đồng Phú 15,720 34,226 7 Đồng Xoài 10,379 9,800 8 Bù Đốp 149 1,422 9 Bình Long 2,562 11,821 10 Bù Đăng 1,256 16,345 Tổng 180,423 413,129
Nguồn: Cục thuế Bình Phước So với thời điểm 31/12/2011 có 6 đơn vị có số thu nợ đọng tăng cao như Bù Gia Mập, Bù Đăng, Bình Long, Hớn Quản, Chơn Thành và Văn phòng Cục. Cục Thuế biểu dương CCT Đồng Phú và Lộc Ninh đã hạ được nợ đọng thuế thông thường
Biểu đồ 2.7: So sánh tình hình thu nợ đọng năm 2011-2012
Nhìn chung số thu nợ là đáng kể khoảng 80% so với số nợ. Nhưng năm sau số nợ vẫn nhiều và có xu hướng tăng là do số nợ mới phát sinh và tình hình kinh tế những năm gần đây đang có chiều hướng đi xuống. trong đó lượng nợ thu được chủ yếu nằm trong nhóm nợ có khả năng thu là chủ yếu. Làm sao để thu và quản lý nợ khó thu, nợ chờ xử lý như thế nào cho hiệu quả.
426,038 541,889 541,889 180,423 413,129 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 Năm 2011 Năm 2012 T ổng số t huế nợ T hu nợ đọng