Quản lý thu nợ thuế theo thành phần kinh tế kết hợp với quản lý thu nợ theo quy mô của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý thu nợ thuế tại cục thuế tỉnh Bình Phước (Trang 82 - 90)

- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề

QUẢN LÝ THU NỢ THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH PHƢỚC

3.3.2. Quản lý thu nợ thuế theo thành phần kinh tế kết hợp với quản lý thu nợ theo quy mô của doanh nghiệp

theo quy mô của doanh nghiệp

Cục thuế Bình Phước đã và đang thực hiện cơ chế quản lý thuế, quản lý nợ theo từng thành phần kinh tế để hỗ trợ thực hiện cơ chế tự khai tự nộp trên cơ sở ý thức tuân thủ tự nguyện và kiểm soát một cách có mục tiêu các đối tượng nộp thuế được xác định bằng các phương pháp đánh giá rủi ro hiện đại. Quản lý này đã mang lại những hiệu quả nhất định. Nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế như: chưa tăng cường ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của các nhóm đối tượng nộp thuế có cùng đặc tính như: nhóm doanh nghiệp nhà nước, nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, và nhóm doanh nghiệp ngoài quốc doanh... và chưa đạt hiệu quả trong công tác thu nợ đọng. Vì vậy, hoạt động hiệu quả nhất trong việc tăng cường quản lý thu nợ thuế là thông qua việc thành lập bộ phận chuyên trách để quản lý các nhóm người nộp thuế theo quy mô khác nhau. Cơ cấu tổ chức theo mô hình này cho phép cơ quan

thuế điều chỉnh các chương trình cưỡng chế theo nhu cầu và rủi ro của các nhóm người nộp thuế khác nhau.

Việc phân loại các đối tƣợng nộp thuế theo thành phần kinh tế ở Bình Phƣớc là cần thiết nhƣ là một chiến lƣợc cho Quản lý thu nợ thuế hiệu quả hơn .

Kinh nghiệm tại Anh cho thấy việc quản lý NNT dựa theo nguyên tắc tự nguyện tuân theo là chính. Trong đó, việc quản lý NNT lớn sẽ tạo ra kết quả tốt nhất - xét về đảm bảo số thu, giảm nợ đọng và thúc đẩy môi trường đầu tư - khi bộ phận đó bao gồm toàn bộ các chức năng của quản lý thuế. Do đó, gợi ý nên thành lập ở Cục thuế một bộ phận để thực hiện toàn bộ các chức năng quản lý đối với các khoản nợ cuả NNT lớn và kiểm soát đối tượng chậm nộp thuế. Đây là một trong các vấn đề cần ưu tiên nhất trong công tác quản lý thu nợ thuế.

Các cuộc cải cách thuế thành công trên thế giới cho thấy rằng việc phân loại NNT theo quy mô khác nhau cần có những chế độ quản lý khác nhau. Các bộ phận đặc biệt chịu trách nhiệm giám sát, thanh tra và cưỡng chế quản lý NNT lớn thường mang lại những kết quả đáng kể về mặt số thu. Việc sắp xếp để giám sát NNT lớn phải được đi kèm với các chương trình đặc biệt, thông thường NNT vừa và nhỏ là nhóm chiếm tỷ trọng lớn về số lượng NNT, việc giám sát nhóm NNT này bằng các hệ thống và quy trình đặc biệt cũng cho thấy làm tăng hiệu quả quản lý của cơ quan thuế và tăng sự tuân thủ về Luật của các Doanh nghiệp. Từ thực tế việc quản lý thu nợ thuế của nước Úc cho thấy nước này khảo sát những doanh nghiệp có số nợ đọng lớn để tìm ra nguyên nhân của những khoản nợ đó để xây dựng chiến lược trả nợ thuế quá hạn. Từ đó, cơ quan thuế thông qua các quản lý trên có thể xây dựng các chiến lược cưỡng chế để giải quyết các rủi ro khi doanh nghiệp nợ thuế quá hạn theo từng mô hình phù hợp với nước ta.

Hầu hết phần lớn số thu do nhóm nhỏ các Doanh nghiệp lớn đóng góp. Thông thường, 1-2% Doanh Nghiệp lớn nhất sẽ đóng góp khoảng 70-80% tổng số thu thuế. Ngược lại, các Doanh Nghiệp vừa và nhỏ có thể chiếm khoảng 70-80% số Doanh Nghiệp nhưng chỉ đóng góp rất ít khoảng 20-30% tổng số thu thuế.

Bảng 3.1: Số lƣợng doanh nghiệp hoạt động theo quy mô

Đơn vị : Doanh nghiệp

TT Chỉ tiêu

Số lượng các năm (DN) So sánh % 2010 2011 2012 10/11 11/12

Chia theo quy mô 3,280 4,305 4,839 125 120

1 DN lớn (vốn trên 30 tỷ đồng) 120 138 283 115 205 2 DN vừa (vốn từ 10 - 30 tỷ) 232 263 392 113 149 3 DN nhỏ (vốn dưới 10 tỷ) 2,928 3,904 4,164 133 107 Chia theo thành phần kinh tế 3,280 4,305 4,839 131 112

1 DN Nhà nước 82 83 84 101 101

2 DN có vốn ĐTNN 59 68 80 115 118

3 DN NQD 3,020 4,019 4,533 133 113

4 Các đơn vị khác 119 135 142 113 105

Nguồn: Cục Thuế Bình Phước Ba nhóm người nộp thuế này không chỉ được phân biệt theo mức độ quan trọng tương ứng trong số thu đóng góp, mà các nhóm này còn khác nhau đáng kể về đặc tính và hành vi. Do đó, phương pháp tiếp cận thông thường đối với phân nhóm người nộp thuế là phân biệt người nộp thuế theo quy mô, thông qua việc chia tổng số người nộp thuế thành các nhóm lớn, vừa và nhỏ. Khi các nhóm người nộp thuế đã được thiết lập và các đặc tính của từng nhóm đã được xác định, có thể tiến hành các phân tích tiếp theo để xác định rủi ro các khoản nợ đọng của từng nhóm. Các chiến lược về cưỡng chế khi đó có thể được điều chỉnh để hạn chế được các rủi ro cụ thể cho từng nhóm.

Bảng 3.2: Tình hình thu Ngân Sách Nhà Nƣớc theo quy mô doanh nghiệp

Đơn vị : Triệu đồng STT Chỉ Tiêu Số thu năm 2010 (tr.đ) Năm 2011 Năm 2012 Số thu (tr.đ) % so với 2011 Số thu (tr.đ) % so với 2012 A B 1 2 3=2/1 4 5=4/1 Tổng thu ngành thuế Q.lý 1,960,508 2,897,055 148 3,172,627 110

1 DN lớn (vốn trên 30 tỷ đồng) 1,431,170 2,404,555 168 2,609,807 109 2 DN vừa (vốn từ 10 - 30 tỷ) 372,496 345,648 93 386,974 112 3 DN nhỏ (vốn dưới 10 tỷ) 156,842 146,852 94 175,846 120

Nguồn: Cục thuế tỉnh Bình Phước Số liệu trên cho thấy, mặc dù số lượng doanh nghiệp lớn chiếm chưa đến 10% tổng số doanh nghiệp nhưng số thu từ doanh nghiệp lớn chiếm trên 80% số thu của toàn ngành qua các năm. Các doanh nghiệp vừa, số lượng chiếm trên 40%, nhưng số thu từ doanh nghiệp vừa chỉ chiếm khoảng 15-20% qua các năm. Còn lại doanh nghiệp nhỏ, số lượng chiếm khoảng 50% nhưng số thu từ các doanh nghiệp nhỏ chiếm khoảng 5-10% qua các năm.

Xử lý các khoản nộp thuế và tờ khai thuế từ các doanh nghiệp lớn được ưu tiên. Xử lý các khoản nộp thuế và tờ khai thuế của các doanh nghiệp lớn nhanh hơn là rất cần thiết để đảm bảo chi tiết các giao dịch được ghi lại càng nhanh càng tốt để cho phép phát hiện sớm các trường hợp vi phạm. Doanh nghiệp lớn thường có năng lực máy tính phát triển hơn các doanh nghiệp khác, rất nhiều cơ quan thuế yêu cầu doanh nghiệp lớn nộp thuế và nộp tờ khai thông qua hình thức điện tử, thậm chí ở những nước mà yêu cầu này không áp dụng đối với các doanh nghiệp khác. Hình thức này tạo điều kiện giám sát chặt chẽ hơn để các trường hợp kê khai sai được phát hiện sớm nhất có thể.

Doanh nghiệp lớn phải được thanh tra thường xuyên hơn và kỹ lưỡng hơn. Tính hiệu quả của các chương trình thanh tra không nên chỉ đo lường thông qua số thu trực tiếp được truy thu, mà nên đo lường thông qua tác động của chương trình thanh tra đối với ý thức tuân thủ tốt hơn, các cuộc thanh tra này thường đem lại tỷ lệ lớn nhất của các kết quả thanh tra xét về số thuế được điều chỉnh. Với số thuế lớn liên quan, DN lớn thường sẽ bị thanh tra nhiều hơn các doanh nghiệp khác. Trong thực tế các doanh nghiệp rất lớn có thể chịu sự giám sát thông qua thanh tra liên tục.

Mặc dù doanh nghiệp lớn thường là các tổ chức có danh tiếng và không tham gia vào các giao dịch trốn thuế đơn giản, nhưng tính phức tạp và quy mô các hoạt

động kinh doanh của họ thường dẫn đến kết quả là các doanh nghiệp này tham gia vào các giao dịch tránh thuế phức tạp mà thường xuyên có tác động ngược lại với ý nghĩa quy định của các luật thuế với cố gắng làm giảm nghĩa vụ thuế của họ. Do đó, thanh tra doanh nghiệp lớn thường liên quan đến các vấn đề về pháp lý và kế toán phức tạp và mức độ kỹ năng của thanh tra viên quản lý doanh nghiệp lớn phải cao hơn các kỹ năng thanh tra trong các trường hợp khác. Doanh nghiệp được giao cho bộ phận quản lý thường đánh giá cao cách thức quản lý đó, vì các đối tượng này cần được các cán bộ thuế có kinh nghiệm và được đào tạo tốt, am hiểu các luật thuế và các hoạt động phức tạp của các doanh nghiệp lớn quản lý.

Bên cạnh việc tập trung vào quản lý doanh nghiệp lớn, Cục thuế cần chú trọng hơn vào xây dựng chiến lược và cơ cấu tổ chức để quản lý các doanh nghiệp vừa hiệu quả về chất lượng và chi phí hơn.

NNT trong nhóm này khác biệt về loại hình, với các vấn đề về thuế ở mức độ phức tạp thấp hoặc vừa. Nhóm này thường bao gồm không nhiều hơn 40% tổng số NNT và đóng góp khoảng 20-30% tổng số thu thuế. Các doanh nghiệp quy mô vừa thể hiện là một nhóm NNT có rủi ro cao ở phần lớn là do số lượng các doanh nghiệp và vì thu nhập của các doanh nghiệp này hoặc là không cố định hoặc trong nhiều trường hợp có khả năng dễ dàng xác nhận được từ dữ liệu của bên thứ ba. Các doanh nghiệp vừa có thể được coi là các đối tượng thực hiện cơ chế thuế chính thức và không đủ điều kiện để thực hiện cơ chế thuế khoán.

Sự gia tăng về số lượng và tính đa dạng của các doanh nghiệp quy mô vừa sẽ dẫn đến tình trạng cơ quan thuế khó có thể có đủ nguồn lực để cung cấp dịch vụ và thực hiện cưỡng chế ở mức độ và có chất lượng được như đối với doanh nghiệp lớn. Do đó, cần có một chiến lược khác để khắc phục việc thiếu mối quan hệ mật thiết giữa cơ quan thuế và NNT vừa. Chiến lược điển hình đối với việc quản lý NNT vừa sẽ bao gồm các đặc điểm sau:

Ngành thuế cần khuyến khích sự tự nguyện và giải quyết các trở ngại cho NNT (kinh nghiệm nước Anh). Các trở ngại của NNT là: sự bất bình đẳng trong hệ thống thuế; sự phức tạp của các luật thuế; thiếu sự công bằng trong các quy định xử phạt; các

chương trình tuyên truyền NNT yếu; mức độ liêm khiết và trình độ nghiệp vụ của nhân viên ngành thuế thấp; ngành thuế không có khả năng đảm bảo sự trung lập trong quá trình khiếu nại và yếu kém trong các chương trình thanh tra. Các chương trình hành động mang tính ngăn chặn được xây dựng chặt chẽ như thiết lập các chương trình khấu trừ thuế tại nguồn và phát triển các chương trình thanh tra ngăn ngừa sẽ chứng minh cho phần lớn NNT thấy rằng ngành thuế sẽ sử dụng những dữ liệu liên quan để điều tra trốn thuế, và cũng có thể thúc đẩy sự khai và nộp tự nguyện.

Việc kê khai tự nguyện đi liền với hệ thống tự khai tự nộp thuế. Theo hệ thống tự khai tự nộp thuế, NNT chịu trách nhiệm về việc xác định nghĩa vụ thuế của riêng mình và về tính chính xác và thời hạn kê khai và nộp thuế của mình. Theo cách này ngành thuế có thể tập trung nguồn lực của mình vào việc xác định và giải quyết một cách hiệu quả những NNT không thực hiện đúng nghĩa vụ thuế. Việc mở rộng hệ thống tự khai tự nộp thuế cùng với thực hiện chế tài theo từng mục tiêu có thể cho phép ngành thuế quản lý hệ thống thuế có hiệu quả hơn. Các yếu tố cơ bản phải có được trong một hệ thống tự khai tự nộp để hoạt động có hiệu quả gồm: (1) có những chương trình tốt phục vụ NNT để tạo thuận lợi cho việc hiểu biết về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình; (2) thủ tục đơn giản; (3) hệ thống phạt nghiêm minh; và (4) các chương trình kiểm tra và cưỡng chế hiệu quả. Tự nguyện khai và tự tính thuế là nền tảng của quản lý thuế hiện đại.

Các trường hợp nợ đọng thường được ưu tiên dựa vào quy mô và tuổi nợ. Các hoạt động cưỡng chế khác đối với nhóm NNT này có thể bao gồm làm việc với đại diện của các ngành công nghiệp có rủi ro cao để đánh giá những biện pháp của cơ quan thuế đối với sự thiếu công khai hoá những trường hợp mà toà án xử hoặc các hình phạt khác được áp dụng theo luật thuế, đối chiếu dữ liệu với các cơ quan khác của Chính phủ để nâng cao việc xác định các doanh nghiệp kinh doanh mà không nộp tờ khai. Thiết lập phương pháp quản lý các đối tượng không kê khai ở mức độ thường xuyên và nghiêm trọng.

Mức độ thanh tra kỹ lưỡng sẽ ít hơn so với NNT lớn nhưng tập trung cao hơn vào các rủi ro nợ thuế có khả năng thu đã được xác định. Lựa chọn các trường hợp

thanh tra trên cơ sở hồ sơ rủi ro với mức độ thường xuyên khác nhau giữa các NNT có rủi ro cao và các NNT có rủi ro thấp. Các cuộc thanh tra có thể nhằm vào các vấn đề cụ thể như không tuân thủ trong các lĩnh vực lưu giữ sổ sách và đăng ký thuế.

• Đối tƣợng nộp thuế nhỏ

Nhóm NNT nhỏ tạo thành nhóm NNT lớn nhất nhưng chỉ đóng góp một phần nhỏ số thu, thường khoảng 5-10%. Mặc dù vậy, thông thường tỷ lệ lớn nhất các nguồn lực của cơ quan thuế được dành để quản lý nhóm NNT này. NNT nhỏ tạo thành một nhóm năng động với những thay đổi liên tục về hoạt động và các thành phần tham gia. Nhóm này bao gồm các đối tượng kinh doanh ―không chính thức‖ và trong nhiều trường hợp hoạt động ngoài hệ thống thuế chính thức. Nhiều đối tượng kinh doanh mới thường sáp nhập hàng năm trong khi các đối tượng khác lại dần biến mất hoặc thất bại. Thường thì chỉ có một vài đối tượng kinh doanh duy trì và phát triển thành các đối tượng kinh doanh lớn hơn. Phần lớn các đối tượng kinh doanh nhỏ bắt đầu là các thực thể đơn giản, hoặc là cá nhân tự kinh doanh hoặc hợp danh trên cơ sở gia đình. Vốn kinh doanh có thể xuất phát từ huy động các nguồn tài chính cá nhân hoặc gia đình hoặc các khoản vay từ các đối tượng cho vay không chính thức. Ở nhiều nước phát triển và đang phát triển, hoạt động của các đối tượng kinh doanh nhỏ thường rất cần thiết để đảm bảo sự sống còn về tài chính của cá nhân do cơ hội việc làm hạn chế. Do vậy, việc tuân thủ nghĩa vụ thuế hoặc thậm chí bất cứ nghĩa vụ về quy định pháp lý nào của Chính phủ có thể là vấn đề không được ưu tiên. Các NNT đó thường rất ít lưu giữ sổ sách, chứng từ kinh doanh.

Do đó, hiển nhiên là cần đưa ra phương pháp tiếp cận phù hợp để quản lý NNT nhỏ do số lượng, đóng góp hạn chế đối với số thu và thách thức đối với công tác quản lý thu nợ thuế của nhóm NNT này.

Liên hệ giữa cơ quan thuế và NNT nhỏ được giảm thiểu. Việc sử dụng các quy trình đơn giản và can thiệp về hành chính tối thiểu đối với các NNT nhỏ sẽ giữ được nhu cầu liên hệ ở mức độ tối thiểu và chí phí hành chính ở mức độ thấp. Tuy nhiên, NNT phải biết và hiểu nghĩa vụ của họ, đòi hỏi phải có tuyên truyền và dịch vụ cho người nộp thuế có hiệu quả. Điều này đặc biệt quan trọng đối với NNT nhỏ,

nhưng đối tượng thường thiếu hiểu biết về thuế và các thông điệp cần được tuyên truyền với số lượng lớn người nộp thuế. Những người chuẩn bị tờ khai tự nguyện (đôi khi từ các trường đại học hoặc những người về hưu) đã được sử dụng ở một số nước để hỗ trợ NNT nhỏ. Các tài liệu thông tin cơ bản về thuế, các hội thảo miễn phí và các chuyến thăm để tư vấn là các hình thức khác để cung cấp dịch vụ cho nhóm NNT này.

3.3.3. Đối với công tác xác định doanh số tính thuế

Việc đánh thuế cơ sở kinh doanh nhỏ thường được thực hiện thông qua việc áp dụng các biện pháp đánh thuế khoán (đơn giản hoá) nhằm giảm bớt gánh nặng

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý thu nợ thuế tại cục thuế tỉnh Bình Phước (Trang 82 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)