MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý thu nợ thuế tại cục thuế tỉnh Bình Phước (Trang 109 - 112)

- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

(1) Đối với các doanh nghiệp từ năm 2011 trở về trước luôn chấp hành tốt nghĩa vụ thuế nhưng do tình hình kinh tế khó khăn, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được hàng tồn kho nhiều, bán hàng hoá nhưng chưa thu được tiền và hiện nay đang sử dụng từ 50 lao động trở lên. Các trường hợp này được nộp tiền thuế, tiền phạt nộp chậm theo phân kỳ (Luật Quản lý thuế chưa có quy định nộp thuế theo phân kỳ);

(2) Đối với các doanh nghiệp, công ty nợ thuế lớn nhưng mất khả năng thanh toán nợ thuế như: đang lâm vào tình trạng phá sản, tạm ngừng hoạt động không phát sinh doanh thu, nhưng không làm thủ tục giải thể, phá sản để giảm áp lực tiền phạt nộp chậm dẫn đến tăng tiền nợ thuế. Đề xuất chuyển từ nhóm nợ có khả năng thu sang nhóm nợ khó thu (Trong Quy trình quản lý nợ chưa có quy định);

(3) Có sự phối hợp kịp thời giữa các ban, ngành, các cấp có liên quan và có trách nhiệm với cơ quan Thuế trong việc điều tra, xử lý và cưỡng chế đối với các tổ chức, cá nhân nợ đọng thuế; Ngân hàng Nhà nước có biện pháp chấn chỉnh và yêu cầu các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm chỉnh các quyết định cưỡng chế của cơ quan thuế khi áp dụng cưỡng chế bằng hình thức trích tiền gửi để nộp Ngân sách đối với các doanh nghiệp cố tình chây ỳ nợ đọng thuế.

KẾT LUẬN

Thực hiện Luật quản lý thuế, cơ quan thuế tổ chức quản lý theo chức năng và áp dụng cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế đối với người nộp thuế. Chức năng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là một trong các chức năng của luật qui định. Bộ máy quản lý nợ của Cục Thuế Bình Phước được thực hiện thông suốt từ Văn phòng Cục xuống tới 10 Chi cục Thuế huyện, thị. Công tác quản lý nợ được phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận chức năng với mục tiêu đảm bảo thu và đôn đốc thu nợ thuế vào ngân sách Nhà nước; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi, phục vụ NNT ngày càng tốt hơn. Với bộ máy hiện tại, công tác quản lý nợ đọng thuế đã phát huy được hiệu quả góp phần cho Cục Thuế luôn hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Tuy nhiên, những năm gần đây, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước tăng nhanh, tốc độ phát triển cao tạo tỷ trọng thu ngày càng lớn. Bên cạnh đó, do nhiều yếu tố khách quan nên số nợ đọng thuế cũng tăng cao. Mục tiêu đặt ra cho Cục Thuế Bình Phước là phải tập trung quản lý các doanh nghiệp có số nợ đọng thuế cao tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền, đôn đốc thu hồi nợ đọng.

Căn cứ vào mục tiêu đã đề ra, luận văn đã đạt được những kết quả chủ yếu sau: Góp phần làm rõ lý luận về thuế, nợ thuế và công tác quản lý thu nợ thuế theo cơ chế tự khai - tự nộp thuế trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Phân tích thực trạng và nêu lên những mặt tồn tại công tác quản lý nợ đọng thuế trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong những năm gần đây. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường và hoàn thiện công tác quản lý thu nợ thuế giúp Cục thuế Bình Phước hạn chế sự thất thu và giảm nợ đọng thuế trong thời gian tới.

Tác giả tin rằng các giải pháp nêu trên, một phần nào sẽ giúp công tác quản lý thuế nói chung, công tác quản lý thu nợ đọng thuế nói riêng sẽ đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới.

Trong thời gian nghiên cứu, mặc dù tác tác giả cố gắng hết sức để hoàn thiện bài luận văn của mình đạt chất lượng cao. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực rất rộng mà chính sách thuế thay đổi từng ngày cho phù hợp với lộ trình cải cách thuế. Do đó, đòi hỏi phải có nhiều thời gian nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn, nên trong nội dung luận văn đề cập, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả mong rằng với những nhận định mang tính chủ quan của mình sẽ nhận được sự góp ý của quý thầy cô và những người quan tâm đến nội dung nghiên cứu của đề tài./.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý thu nợ thuế tại cục thuế tỉnh Bình Phước (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)