- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề
Kiểm toán niên độ năm 2011:
2.4.1. Đối với đối tượng nộp thuế
- Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thuộc doanh nghiệp vừa và nhỏ, đa số các doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh, nên việc quản trị doanh nghiệp, phân tích dự báo thị trường tiêu thụ và giá cả có nhiều hạn chế. Mặt khác lại kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp nên mức độ rủi ro cao trong thời gian vừa qua giá các mặt hàng nông sản giảm mạnh, hàng hoá sản xuất ra không bán được do khả năng phân tích dự báo giá cả và thị trường tiêu thụ không kịp thời. Bên cạnh đó trên địa bàn tỉnh cũng chưa có đơn vị nào đủ mạnh để phân tích dự báo giá cả thị trường hỗ trợ cho các doanh nghiệp.
- Do nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế của một bộ phận người nộp thuế chưa cao, chưa tự giác, cá biệt có DN cố tình dây dưa chiếm dụng tiền thuế, nhiều trường hợp đã được đôn đốc, nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn cố tình nợ thuế. Mặt khác, do quy định của Thông tư 61/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế, mức tính lãi chậm trả đối với tiền thuế chậm nộp là rất thấp 0,05%/ngày (1,5%/tháng), nên các DN nợ thuế sau thanh tra có cơ hội chiếm dụng tiền thuế, trì hoãn việc trả nợ, vì nếu đi vay số tiền này tại ngân hàng, DN phải trả ít nhất gần 2%/tháng, chưa kể các khoản chi phí khác phải trả thêm cho ngân hàng và tài sản thế chấp để vay vốn. Điều đó cho thấy,
chế tài liên quan đến công tác cưỡng chế nợ của cơ quan thuế chưa đủ mạnh để răn đe các hành vi vi phạm, nợ đọng thuế.
- Theo quy định tại Luật Quản lý thuế, việc gia hạn nộp thuế, kể cả các khoản thuế truy thu cho DN chỉ được áp dụng trong một số trường hợp gặp khó khăn (thiên tai, dịch họa, dịch chuyển nơi sản xuất hay do Nhà nước thay đổi chính sách) mà không áp dụng đối với những DN gặp khó khăn khách quan song lại diễn ra phổ biến như ngân sách chậm thanh toán, chu kỳ sản xuất dài, khả năng thu hồi vốn chậm… dẫn đến nợ thuế: một mặt, sẽ làm nợ thuế gia tăng, mặt khác, đẩy DN vào chỗ khó khăn hơn trong bối cảnh họ đang gặp rất nhiều khó khăn về tài chính.
- Do khủng hoảng kinh tế thế giới khiến cho nền kinh tế trong nước gặp rất nhiều khó khăn: lạm phát, giá cả tăng cao, thị trường chứng khoán, bất động sản đóng băng… Trước tình trạng này, Nhà nước đã áp dụng các chính sách kiềm chế lạm phát, thắt chặt tín dụng dẫn đến các DN gặp nhiều khó khăn về huy động vốn. Bên cạnh đó, công tác dự báo ở tầm vĩ mô của Nhà nước cũng như vi mô của các DN chưa chính xác, kịp thời dẫn đến rủi ro cao, nhiều đơn vị thua lỗ khó có khả năng thanh toán nợ...Nhiều doanh nghiệp do bị tác động chung của kinh tế thị trường, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, khó tiếp cận và hấp thu vốn vay; một số doanh nghiệp đầu tư vào sản phẩm mới, chi phí đầu vào lớn, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, sản phẩm tiêu thụ chậm, giá trị tồn kho lớn…nhưng vẫn phải duy trì sản xuất, như ngành sản xuất chế biến điều, cao su…dẫn đến chưa có tiền để nộp số thuế đã kê khai (Công ty TNHH Anh & Em Nguyễn Tấn, Công ty TNHH Mai Hương hoặc để các thành viên khác trong gia đình đứng tên thành lập Công ty mới. Bên cạnh những doanh nghiệp làm ăn chân chính thì cũng có một số doanh nghiệp thành lập ra nhằm chiếm dụng tiền thuế của Nhà nước như Công ty TNHH MTV TM-DV Ánh Xuân, Công ty TNHH Việt Anh với số nợ đến ngày 31/12/2012 là 21.786 triệu đồng; Công ty cổ phần Thanh Sơn, DNTN Thanh Sơn với số tiền nợ thuế là 10.371 triệu đồng; DNTN Minh Thơ nợ 8.061 triệu đồng; DNTN Phúc Huệ nợ 9.321 triệu đồng…); một số doanh nghiệp xây dựng mặc dù công trình đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng, nhưng vẫn chưa được khách hàng thanh toán; một số
doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng chờ giải thể, phá sản; đặc biệt có doanh nghiệp đăng ký thành lập doanh nghiệp, thuê địa điểm giao dịch đăng ký mã số thuế, mua hoá đơn Giá trị gia tăng sau một thời gian hoạt động có số thuế phát sinh phải nộp đã bỏ trốn, không xác định được nơi thường trú, tạm trú…