- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề
TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH PHƢỚC TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM
2.3.2. Tổ chức quản lý đăng ký thuế & quản lý thông tin về NNT
2.3.2.1 Tổ chức quản lý đăng ký thuế
Bảng 2.4 : Thống kê tình hình cấp Mã số thuế cho Doanh Nghiệp
ĐVT: Doanh Nghiệp Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 TỔNG DN 2,550 2,867 2,997 3,067 1. DN Nhà nước 3 1 1 1 2. DN có vốn ĐTNN 7 9 11 12 3. Trách nhiệm hữu hạn 360 357 390 385 4. Cổ phần 47 54 56 47
5. Doanh nghiệp tư nhân 171 76 59 47
6. Cty nước ngoài không theo luật ĐTNN 0 1 6 5 7. Tổ chức k.tế của các tổ chức chính trị 6 4 4 4 8. Đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang 300 111 39 327
9. Hợp tác xã 4 3 4 2
10. Khác 44 8 6 1
11. Hộ kinh doanh cá thể 1,608 2,243 2,421 2,236 Nguồn: Cục thuế Bình Phước Công tác quản lý đăng ký thuế, cấp mã số thuế và quản lý thông tin ban đầu của người nộp thuế được thực hiện tại bộ phận ―một cửa‖ thuộc phòng tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế của Cục thuế theo quy trình đăng ký thuế ban hành kèm theo Quyết định số 443/QĐ-TCT ngày 29/4/2009 của Tổng Cục thuế về việc ban hành quy trình quản lý đăng ký thuế.
Hiện nay, Cục thuế đã có phần mềm tin học ứng dụng quản lý thông tin người nộp thuế (TIN). Tất cả các thông tin về đăng ký thuế ban đầu và các thông tin đăng ký kinh doanh của người nộp thuế được lưu trữ đầy đủ và cho phép các bộ phận trong cơ quan thuế khai thác để phục vụ cho nhiệm vụ quản lý thuế của mình. Việc quản lý đăng ký thuế và thông tin người nộp thuế được thực hiện ngay từ khi người
nộp thuế đăng ký kinh doanh và đăng ký con dấu bằng cách phối kết hợp đồng bộ với Sở KH&ĐT và Công an tỉnh.
Năm 2007 là năm Cục thuế Bình Phước đẩy mạnh đầu tư và phát triển nhanh các chương trình ứng dụng tin học vào quản lý. Các ứng dụng hỗ trợ cho các DN kê khai thuế theo công nghệ mã vạch hai chiều, ứng dụng tra cứu thông tin về nghĩa vụ thuế và kiểm soát xử lý thủ tục hành chính thuế tại bộ phận ―một cửa‖của cơ quan thuế đã được triển khai toàn diện rộng khắp. Nhờ đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu quản lý thuế, cho nên chất lượng phục vụ người nộp thuế được nâng cao, hiệu suất và hiệu quả quản lý thuế của cơ quan thuế từng bước tăng rõ rệt.
Trong năm 2009 đã cấp mới mã số cho 2,550 đối tượng nộp thuế, năm 2010 cấp mới cho 2,867 đối tượng nộp thuế, năm 2011 đã cấp mới cho 2,997 đối tượng nộp thuế và năm 2012 đã cấp mới cho 3,067 đối tượng nộp thuế. Nhìn chung, công tác quản lý đăng ký thuế, cấp mã số thuế và quản lý thông tin ban đầu của đối tượng nộp thuế tại Cục thuế đã thực hiện rất tốt. Tuy nhiên, do người nộp thuế phải thực hiện kê khai nộp tất cả các sắc thuế có thể phát sinh ngay từ đầu với cơ quan thuế nên có những đối tượng chưa kê khai đầy đủ (thường kê khai thiếu) các loại thuế phát sinh đã gây khó khăn cho cơ quan thuế trong việc quản lý thuế sau này.
Khi trách nhiệm kê khai nộp thuế được trao hoàn toàn cho NNT thì mặc dù khối lượng công việc sự vụ của cơ quan thuế giảm đi đáng kể nhưng chất lượng quản lý lại đòi hỏi cao hơn, theo đó hệ thống cơ quan thuế từ trung ương tới địa phương phải xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin đầy đủ, chính xác về người nộp thuế, từ đó làm nền tảng để triển khai các kỹ năng mới như kiểm tra, thanh tra, quản lý kê khai, nợ thuế, quản lý rủi ro…Chính những chuyển đổi cơ bản về chất đã tạo điều kiện để ngành thuế kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực cho cán bộ công chức.
Bên cạnh đó, Cục thuế Bình Phước chưa làm tốt công tác thu thập thông tin từ người nộp thuế, nhất là đối tượng nộp thuế là DN ngoài quốc doanh. Vì vậy thiếu
căn cứ để xem xét tính trung thực, chính xác việc kê khai thuế của đối tượng này, còn bỏ sót đối tượng kê khai hoặc kê khai chậm.
2.3.2.2. Quản lý thông tin về người nộp thuế
Việc quản lý hồ sơ khai thuế và nộp thuế của các DN được thực hiện theo quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế ban hành kèm theo Quyết định số 422/QĐ-TCT ngày 22/4/2008 của Tổng cục Thuế.
Cục thuế đã có phần mềm tin học ứng dụng quản lý thuế (QLT) nhằm quản lý tình hình kê khai, nộp thuế của người nộp thuế.
Nhìn chung, các doanh nghiệp chấp hành nghiêm việc kê khai, nộp các loại thuế. Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp nộp chậm tờ khai thuế theo quy định.
Bảng 2.5 : Tổng hợp tờ khai thuế của các Doanh Nghiệp
ĐVT: Doanh Nghiệp Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2009 2010 2011 2012 09/10 10/11 11/12 TỔNG CỘNG 2155 2706 2933 3085 1.26 1.08 1.05 1. DN Nhà nước 82 82 82 81 1 1 0.99 2. DN có vốn ĐTNN 45 53 64 75 1.18 1.21 1.17 3. DN NQD và HCT 2028 2571 2787 2929 1.27 1.08 1.05 Nguồn: Cục thuế Bình Phước
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 2009 2010 2011 2012 1. DN Nhà nước 2. DN có vốn ĐTNN 3. DN NQD và HCT
- Số lượng hồ sơ khai thuế của DN hàng năm tăng, năm 2010 tăng 26% so với năm 2009, năm 2011 tăng 8% so với năm 2010; Năm 2012 tăng 5% so năm 2011, số lượt hồ sơ khai thuế của DN gửi đến Cục thuế là 3.085 lượt trong năm 2012.
Đối với Cục thuế, việc theo dõi số liệu về thuế của doanh nghiệp còn nhiều sai sót, chưa phản ánh đúng số thuế phát sinh cũng như số thuế đã nộp của đơn vị, do: Nhiều đơn vị không thực hiện lập tờ khai thuế bằng phần mềm hỗ trợ có mã vạch hai chiều. Mặt khác, phần mềm hỗ trợ có mã vạch hai chiều cũng không hỗ trợ đầy đủ cho việc kê khai tất cả các sắc thuế. Các sắc thuế như tài nguyên, tiêu thụ đặc biệt, ... vẫn chưa được hỗ trợ. Vì vậy, số liệu về thuế của đơn vị được cập nhật vào máy tính bằng phương pháp thủ công nên đã dẫn đến những sai sót. Cụ thể các trường sai sót đối với các DN qua các năm như sau:
+ Năm 2009: 104 trường hợp sai sót + Năm 2010: 55 trường hợp sai sót + Năm 2011: 25 trường hợp sai sót + Năm 2012: 16 trường hợp sai sót
Nguyên nhân: chủ yếu do công chức nhập số liệu về thuế của doanh nghiệp vào máy tính bị đảo số, nhầm số, ...