Theo tư liệu nghiên cứu về Đờn ca tài tử thì nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ ra đời vào những thập niên cuối cùng của thế kỷ XIX (khoản năm 1885). Tính đến nay âm nhạc tài tử chỉ mới ra đời và phát triển khoảng hơn 100 năm. Như vậy, so với Nhã nhạc cung đình Huế ra đời từ thế kỷ thứ XV đến giữa thế kỷ XX; Dân ca quan họ Bắc Ninh có ý kiến cho là Quan họ có từ thế kỷ 11, số khác cho là từ thế kỷ 17; Ca trù có từ thời Lý (Thế kỷ XI) thì Đờn ca tài tử Nam Bộ có bề dày về thời gian khá ít. Tuy nhiên, Đờn ca tài tử Nam Bộ lại đáp ứng khá đầy đủ các tiêu chuẩn về xét công nhận Di sản phi vật thể của nhân
30
loại theo Công ước về việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Cụ thể theo định nghĩa “Di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần di sản văn hóa của họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể được các cộng đồng và các nhóm người không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người”.
Đờn ca tài tử Nam Bộ còn có giá trị lịch sử quan trọng khi bản thân sự ra đời của nó là một trong những minh chứng bằng nghệ thuật những biến đổi quan trọng trong lịch sử dân tộc. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của nó gắn chặt với sự thay đổi, biến động của triều đại phong kiến nhà Nguyễn hay sự giao thoa nghệ thuật – âm nhạc Bắc – Nam; Đông – Tây: trong nước và quốc tế…