Nhạc tài tử có nguồn gốc từ nhạc ngũ âm (ngày nay thường được gọi là nhạc lễ, dùng trong cúng đình, đám ma) ở Nam Bộ mang tính tôn nghiêm, trang trọng dùng trong các dịp lễ đám… Dàn nhạc lễ ngũ âm chia ra làm 2 nhóm (phe) văn và võ với 5 nhạc sĩ sử dụng 5 đến 6 nhạc cụ trong từng trường hợp.
Nhạc văn gồm các nhạc cụ: cò, cò chỉ, cò gáo tre, cò gáo dừa, trống nhạc (hay trống bát cấu), trống cơm và thường trình tấu các bản: Nam xuân, Nam ai, Đảo ngũ cung, Xàng Xê, Ngũ đối thượng, Ngũ đối hạ, Long đăng, Long Ngâm, Vạn giá, Tiểu khúc và thêm Xuân nữ.
Nhạc võ gồm các nhạc cụ: trống đực, trống cái, chập bạt, đẩu (hoặc thanh la), mỏ sừng, kèn trung, bồng và thường trình tấu các bản: Đánh thét, Bái lạy, Táng điệu, Táng thích, Đánh đàng, Đánh chập, Tiếp giá…
Vào khoảng năm 1985 – 1850, phe văn có một sự cách tân tách ra nhóm nhạc mới gồm chủ yếu là các nhạc cụ khảy và kéo, gọi là nhóm đờn cây, mang dáng dấp của nhạc hòa tấu thính phòng. Sự thành lập này xuất phát từ việc yêu cầu của chủ nhà và các đối tượng am hiểu nhạc muốn nghe chơi, giải trí nhẹ nhàng trong lúc ngoài chương trình cúng lễ.
35
Thời gian sau, mô hình này được học tập và phổ biến ở nhiều nơi, phát triển thành phong trào đờn cây. Có thể trong giai đoạn này, để tạo sức hút và cạnh tranh với nhóm khác, các nhạc sĩ đã từng bước chấn chỉnh hoặc cải soạn một số bản nhạc cổ Huế (Lưu thủy, Phú lục, Bình bán, Cổ bản), bổ sung cho số bản vốn ít ỏi của nhạc đờn cây.
Từ năm 1875 trở đi, phong trào đờn cây đã lan rộng ra nhiều tỉnh thành phía Nam và trở thành một thú chơi tao nhã của các gia đình quyền quý. Không gian và thời gian tổ chức được mở rộng hơn: nơi phòng khách hay điểm trang trọng nhất trong nhà, ngoài sân vườn, trên thuyền, dưới bến sông trong những lúc trà dư tửu hậu, liên hoan… Đối tượng tham gia biểu diễn và thưởng thức cũng đa dạng hơn: các danh gia thế phiệt, tao nhân mặc khách, tài tử giai nhân… Và để thu hút khách tri âm, mộ điệu, hình thức ca được xen kẽ với hình thức đờn. Lúc này, mới có bài ca soạn theo lối văn tự sự, mang nhiều nội dung khác nhau trên cùng một bản đơn (dựa theo các tác phẩm thơ ca truyền thống như: Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên, Tô Huệ chức cảm hồi văn…). Vai trò người đờn và người ca đều quan trọng như nhau nên tất cả đều cùng ngồi trên một bộ ván hoặc chiếu nhạc để thể hiện nghệ thuật. Từ đây, mới có thêm một nhạc cụ gõ là nhịp sanh tức hai miếng phách gỗ do người ca nắm giữ (trước đó, việc giữ nhịp do người đàn kìm gõ ngón tay vào thùng đàn).
Phong cách chơi dần thoát đi cái vẻ tôn nghiêm của nhạc lễ mà đi vào chiều sâu tình cảm, cốt cách của âm nhạc thính phòng. Ở đây cho phép người chơi thể hiện với phong thái khoan thai, đĩnh đạc bằng tất cả xảm xúc và tài năng của mình trên một cấu trúc mô hình sơ giản của lòng bản, miễn là đúng nhịp, không lạc hơi. Để người chơi “tri âm tri kỷ” với nhau, người ta căn cứ vào mục đích chơi (giải trí, tiêu khiển…) và phong cách chơi (phong lưu, tao nhã…) để gọi họ là những tài tử (talents). Ca nhạc với tính chất và những con người như vậy, gọi nôm na là đờn ca tài tử; sau này được gọi bằng thuật ngữ quy hơn là âm nhạc tài tử hay ngắn gọn hơn là nhạc tài tử (music of talents).
36
Nhạc tài tử ngày càng phát triển rộng khắp Nam Bộ, điển hình một số nhóm nổi tiếng ở nhiều địa phương như: Bạc Liêu, Vĩnh Long, Sa Đéc, Vĩnh Kim – Cái Thia (Mỹ Tho), Cần Đước (Long An), Sài Gòn… Các nhóm này liên kết theo hai khối: tài tử miền Đông và tài tử miền Tây với người đứng đầu là Nguyễn Quang Đại tức Ba Đợi ở Cần Đước và Trần Quang Quờn tứ Ký Quờn ở Vĩnh Long. Cả hai khối đều có những đóng góp rất lớn trong việc cải soạn, sáng tác mới bài bản, giảng dạy và truyền bá nhạc tài tử theo cách riêng của mình. Nhờ đó, số bài bản đã tăng nhiều hơn lên và thường là những tác phẩm lớn, có lớp lang với thời lượng diễn tấu dài, tương xứng với các bản căn cơ đã có.
Cho đến đầu thế kỷ XX, các nhà âm nhạc tài tử mới có những bước hệ thống các vấn đề học thuật âm nhạc. Về dàn nhạc, được cấu trúc theo tam hòa (tranh – kìm – cò), tứ tuyệt (tranh – kìm – cò – tỳ hoặc tam), ngũ tuyệt (tranh – kìm – cò – tỳ - tam hoặc tranh – kìm – cò – tỳ - tiêu hoặc sáo. Từ đầu thế kỷ XX, đàn bầu mới được đưa vào dàn nhạc tài tử và thay vị trí ưu tiên của tỳ, tam. Đặc biệt bộ sanh trước đó được cải tiến thành một nhạc cụ mới gọi là Song lang (còn gọi là Song loan, thường do người đàn kìm gõ nhịp làm vai trò chỉ huy dàn nhạc). Về bài bản, được chọn lọc theo hơi điệu và sắp xếp thành từng loại khác nhau. Theo thứ tự thời gian, các bảng xếp loại sau đây được nhiều người áp dụng:
- Năm 1900, bảng xếp loại đầu tiên của ông Ba Đợi gọi là 20 bản tổ (hay gần đây còn gọi là 20 bài bắc – hạ - nam – oán).
37
Bảng 1.1. Bảng 20 bài Bắc – Hạ - Nam – Oán
TÊN NHÓM BÀI BÀI BẢN
Sáu bắc Lưu thủy, Phú lục, Bình
bán, Xuân tình, Tây thi, Cổ bản…
Bảy bài… (tổ, lễ, nhạc, cò, lớn, bắc lớn, bắc lễ)
Xàng xê, Ngũ đối thượng, Ngũ đối hạ, Long đăng, Long ngâm, Vạn giá, Tiểu khúc.
Ba nam Nam xuân, Nam ai, Đảo
ngũ cung (Nam đảo).
Bốn oán Tứ đại oán, Phụng
hoàng, Giang Nam (Giang Nam cửu khúc), Phụng cầu (Phụng cầu hoàng).
Đây là bảng xếp loại được đánh giới nhạc tài tử xem là mẫu mực. Bởi vì, dẫu cho đến nay có nhiều bài bản khác ra đời nhưng vẫn không tạo được nét mới lạ về mặt cấu trúc cũng như hơi nhạc, nhịp điệu (trừ bản Vọng Cổ).
Trên cơ sở 20 bản tổ, nhạc tài tử có các loại hơi khác nhau: bắc, lễ (nhạc, hạ), xuân, ai, đảo, oán (ngoài ra còn một loại hơi đã có ở thời điểm đó nhưng bài bản chưa phổ biến lắm, gọi là hơi Ngự - tám bài Ngự, 1899). Riêng nhóm sáu bắc, bài bản có khác nhau ở 3 cấp độ nhịp: nhịp đôi, nhịp tư và nhịp tám. Mỗi loại có nhịp song lang được gõ báo vào nhịp thứ hai của nhịp đôi, nhịp thứ 3 – 4 của nhịp tư, nhịp thứ 6 – 8 của nhịp tám. Nhịp tư có trong sáu bắc, bảy bài, ba nam; nhịp tám có trong bốn oán. Ngoài ra trong tiết nhịp còn phân biệt hai hình thức: nhịp nội (chánh), nhịp ngoại.
- Tiếp theo, vào năm 1945 ông Nguyễn Văn Thinh tức Giáo Thinh – một nhạc sư danh tiếng ở Sài Gòn, đã đúc kết một bảng xếp loại mà theo đánh giá
38
của nhạc giới là tuy công phu nhưng thiếu hản các bài bản của khối tài tử miền Tây, gọi là 72 bài bản cổ nhạc Nam phần (còn gọi là Thất thập nhị huyền công).
Bảng 1.2. Bảng 72 bài bản cổ nhạc Nam phần
TÊN NHÓM BÀI BÀI BẢN
36 bản Bắc Lưu thủy, Phú lục, Bình bán, Cổ bản, Xuân tình, Tây thi
7 bản Lễ Xàng xê, Ngũ đối thượng, Ngũ đối hạ, Long đăng, Long ngâm, Vạn giá, Tiểu khúc.
3 bản Nam Nam xuân, Nam ai, Đảo ngũ cung.
6 bản Oán Tứ đại oán, Phụng hoàng, Giang Nam, Phụng cầu, Bình sa lạc nhạn, Thanh dạ đề quyên
8 bản Ngự Đường Thái Tôn, Vọng phu, Chiêu quân, Ái tử kê, Bắc Man tấn cống, Tương tư, Duyên kỳ ngộ, Quả phụ hàm oan.
10 bản Tàu (Thập thủ liên hườn) Phẩm tuyết, Ngươn tiêu, Hồ Quảng, Liên hườn, Bình bản, Tây mai, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ, Tẩu mã.
1 bản Bát bản
1 bản Hội ngươn tiêu