Thời gian và không gian biểu diễn

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật của đờn ca tài tử Nam Bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 35 - 36)

Trong một bài giảng, nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo miêu tả nhạc Tài tử - thú chơi tao nhã của người miền Nam như sau: “Tại miền Nam, từ thành thị đến thôn quê, đâu đâu cũng có ngưới chơi nhạc Tài tử. Năm mười người kết hợp lại thành nhóm, nhóm nào chơi theo nhóm ấy. Ngoài ra cũng chơi giao lưu với những nhóm khác để học hỏi, trao đổi hay so tài cao thấp. Họ xem âm nhạc như một thú vui phong lưu, tao nhã nên lúc rãnh rỗi tổ chức đàn ca với nhau, nhất là về đêm. Địa điểm thì luân phiên, hôm nay tại nhà nhạc sĩ A, hôm khác tại nhà nhạc sĩ B. Cuộc chơi thường khi là không có chương trình, không tính trước ai sẽ đàn với ai và đàn bản gì, cho ai ca… Ai thích đàn với ai thì “bắt cặp” mà đàn. Theo Gia Định Thành Thông chícủa Trịnh Hoài Đức thì “thói quen thích văn nghệ, đàn ca” trong các tầng lớp cư dân miền Nam: “phàm có cầu đảo hay việc vui, đều bày trò diễn Tuồng…”. [tr.146]; với người buôn bán thì “…hai bên chủ khách tính toán hóa đơn, thanh toán rồi cùng nhau đờn ca vui chơi…” [tr.25]. Có thể ban đầu từ chổ đàn ca chơi giữa những người không chuyên, chỉ để giải trí, sẵn là những tay đờn ca chuyên nghiệp của ban nhạc Lễ, nhiều nhạc sĩ tụ họp nhau lại thành ban nhạc đàn ca chơi hoặc chuyên đờn ca phục vụ tại các tư gia, các lễ đám. Trong những buổi đàn ca ấy, cả chủ nhân (nếu biết chơi nhạc) cũng sẵn sàng cùng những nhạc sĩ hòa đàn – hòa ca. Chủ - khách cùng nhau trao đổi tiếng đàn, ý nhạc, cùng giới thiệu cho nhau nghe những tìm tòi mới lạ của mình và cùng thưởng thức. Phong trào lan rộng bởi người miền Nam sẵn có tính thích văn nghệ, đờn ca.

Các cuộc vui chơi đờn ca được tổ chức tại nhà riêng, trong bầu không khí thân mật giữa vài người bạn, biết đờn, biết ca và một số bạn bè thân thuộc,

34

những người yêu thích mà tính cách cuộc chơi là giải trí. Giới “thượng lưu”, những nhà danh giá, trí thức… ở miền Nam thời trước thì thích mời nghệ sĩ đến chơi nhạc ở nhà. Họ yêu chuộng tiếng đàn của nghệ sĩ nào đó, mời đến dùng cơm, trò chuyện và “cao hứng” mở ra một cuộc hòa đờn như không chủ ý từ trước. Cũng có thể là một buổi họp mặt giữa những người bạn, gia chủ biết nhạc, thích đờn mà trong số thực khách có những tay đờn, thì sau buổi tiệc sẽ là buổi trà có đờn ca tài tử. Chủ khách cùng chơi, bạn bè cùng thưởng thức. Người nghệ sĩ cũng có thể từ chối nếu không cảm thấy hứng thú. Là “chơi” nên không ai bắt buộc ai, phải thật lòng thấy thích, thấy hứng thì tiếng đàn, lời ca mới thực sự bay bổng, mới thực sự là Tài tử.

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật của đờn ca tài tử Nam Bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)