Nhạc cải lương

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật của đờn ca tài tử Nam Bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 40)

Từ những năm 10 của thế kỷ XX, bên cạnh dòng chảy chính thống, nhạc tài tử đã có dòng chảy khác là chuyển hóa từ gia thất đến sân khấu hóa ca nhạc thính phòng. Đầu tiên là sáng kiến đưa nhạc tài tử biểu diễm phục vụ thực khách ở nhà hàng. Sau đó là hình thức ngồi trình diễn trên bộ ván sân khấu rạp chiếu bóng. Tiếp theo, đứng trên bộ ván ca có động tác minh họa đơn giản – gọi là ca

39

ra bộ. Hình thức ca mới mẻ này tiếp tục mở ra thành hát chập, hát lớp để rồi vào năm 1917 – 1918 đánh dấu sự ra đời của nghệ thuật sân khấu cải lương.

Nhạc cải lương được hình thành và phát triển từ hai nguồn nhạc cổ và nhạc tân. Ban đầu nhạc cổ đặt nền tảng là nhạc tài tử, tuy nhiên với tiêu chí ngắn gọn để xén, lắp ghép, ít khi để nguyên vẹn. Về sau thêm dân ca (chủ yếu dân ca Nam Bộ), nhạc Quảng (Việt hóa từ nhạc Quảng Đông, Triều Châu) và sáng tác mới theo phong cách cải lương. Nhạc tân chủ yếu đóng vai trò vũ công trong diễn tả không khí và tính kịch (gồm nhạc chào, nhạc chuyển cảnh, nhạc múa, nhạc nền làm màu sắc cho vở diễn và ca khúc kết hợp “tân cổ giao duyên”). Có hai mảng âm nhạc như vậy, nhưng khi nói đến nhạc cải lương người ta nghĩ ngay đến nhạc cổ vì đó là âm nhạc chính yếu cho bộ môn nghệ thuật sân khấu này.

Dàn nhạc cổ bước đầu cơ bản vẫn theo cách ngũ tuyệt của dàn nhạc tài tử. Về sau, thay cây cò, gáo bằng violon, cây kìm bằng sến và đặc biệt bổ sung cũng như giao nhiệm vụ chủ đạo dàn nhạc cho đàn guitare phím lõm. Tất nhiên dàn nhạc được bố trí có ghế ngồi nơi phía trước sân khấu để có thể theo dõi, nắm bắt sự ca diễn của diễn viên.

Bài bản ban đầu chỉ rút ra từ 20 bản tổ của nhạc tài tử, trong đó Tứ đại oán được coi như “bài đỉnh” của vở và một số ít bản gốc nhạc cổ Huế như Hành vân, Kim tiền… Ngoài ra, còn có thêm các lối bình Kiều, ngâm thơ, nói lối, hò lý thông dụng lúc bấy giờ. Ít lâu sau, bản Dạ cổ hoài lang và sau này là Vọng cổ thay vị trí “số một” của Tứ đại oán.

Sử phát triển bài bản cải lương gắn liền với khuynh hướng sáng tac vở diễn. Trong giai đoạn cải lương tuồng Tàu, nhiều bài bản có nguồn gốc từ nhạc hí khúc Quảng Đông – Triều Châu ra đời: Ngũ điểm, Bài tạ, Xang xừ líu, Xái phỉ… Sang tuồng Tiên, tuồng Phật, tuồng Tây có các “bài ca theo điệu Tây” như: J’ai deux amours, Marinella, C’est pour mon papa…; sáng tác mới như: Hoài tình, Hòa duyên, Con ong nho nhỏ…; các bài lý cải lương hóa như: lý con sáo, lý ngựa ô, lý chuồn chuồn… Tiếp đến cải lương tuồng kiếm hiệp với hàng

40

loạt bài sáng tác mới của Mọng Vân: Giang Tô, Phong Nguyệt, Sương chiều, Tú Anh… Bước qua cải lương thiên kịch nói, tuồng dã sử dân tộc, xã hội, chiến tranh có các sáng tác mới của nhiều tác giả: Mẫu đơn, Thuấn hoa, Vọng các hòa ca, Song phụng triều vương… Sang đoạn tuồng “hương xa” (ảnh hưởng từ phim ảnh nước ngoài như: Mông Cổ, Nhật Bản, Ấn Độ, Ai Cập, La Mã…) và “thi ca vũ nhạc diễm huyền” (bao gồm nhiều loại tuồng, trong đó yếu tố âm nhạc được bổ sung bằng những lối ngâm thơ, ca nhạc) cũng có nhiều sáng tác mới: Lưu thủy hành vân, Sâm thương, Trăng thu dạ khúc… Tất cả các bài bản loại này được gọi chung là bản vắn (bản ngắn). Sau năm 1975, khuynh hướng sáng tác tuồng hiện thực xã hội cũng kéo theo nhiều điệu lý mới từ dân ca Nam Bộ được khai thác: lý đất Giồng, lý Cái Mơn, Lý đương đệm, lý kéo chài… Các bài ca khúc sáng tác theo phong cách dân ca của Phạm Lý được cải lương hóa như: lý qua cầu, lý trăng soi, lý Mỹ Hưng, lý mù sương…

Khối lượng bài bản cải lương tuy đồ sộ nhưng trên thực tế ngày nay chỉ còn sử dụng rất ít một số bài bản Bắc, Nam, Oán, bản vắn, lý, sáng tác mới và không thể thiếu bản Vọng cổ nhịp 32.

Ngoài các loại nhịp đôi, nhịp tư, nhịp tám, nhạc cải lương còn dùng nhịp chiếc (nhịp 1) gõ báo song lang ào mỗi nhịp một. Nhịp mười sáu và nhịp ba mươi hai chỉ có riêng ở bản Vọng cổ. Các loại hơi cũng giống như hơi nhạc tài tử, ngoài ra có thêm hơi Quảng.

Bài bản cải lương tuy phong phú và đa dạng nhưng có đặc điểm là độ dài ngắn, thường ở thể một đoạn đơn. Đồng thời trong lúc ca diễn, người ca còn tùy vào nội dung, tính cách của nhân vật, tiết tấu của sân khấu mà có những ứng biến thích hợp (như tăng giảm nhịp độ, biến hóa tiết tấu, chuyển đổi hơi điệu, thoại trong lòng câu ca…) đòi hỏi người đờn phải ứng tấu theo.

Điểm qua quá trình hình thành và phát triển của hai loại âm nhạc tài tử và cải lương trên, có thể bước đầu nhận xét về sự tương đồng và dị biệt ở một số điểm trong bảng tóm tắt như sau:

41 TƯƠNG

ĐỒNG/DỊ BIỆT

NHẠC TÀI TỬ NHẠC CẢI LƯƠNG Mục đích, vai trò: Tiêu khiển, giải trí; người

đờnv à ca có vai trò quan trọng như nhau.

Phục vụ cho sân khấu; dàn nhạc để hỗ trợ cho ca và diễn. Hình thức biểu diễn: Ca nhạc thính phòng, bất cứ nơi đâu thích hợp

Ca nhạc sân khấu, bên sân khấu

Nội dung âm nhạc:

- Thang âm điệu thức

- Hơi

- Nhịp

- Tiết tấu, nhịp độ

- Bài bản

- Nội dung bài ca

- Phong cách chơi nhạc

- Bắc, xuân, ai, oán và những biến thể.

- Bắc lễ, xuân, ai, đào, oán, ai oán, ngự, dựng. - Nhịp 2, 4, 8, 16 - Chậm hoặc vừa, ổn định, chuẩn mực - Hạn hẹp, chủ yếutr ong 20 bản tổ, có độ dài lớn chia thành lớp lang.

- Dựa vào thơ ca truyền thống, đề cao đạo hiếu, tiết nghĩa, anh hùng dân tộc. Lời ca mang tính tự sự, kể lể.

- Đờn vô trước - ca bắt theo sau với phong cách chân phương, khoan thai và mang tính tâm tấu, tri âm tri kỷ với nhau.

- Bắc, xuân, ai, oán và những biến thể.

- Bắc, lễ, xuân, ai, đảo, oán, ai oán, ngự, dựng, Quảng.

- Nhịp 1, 2, 4, 8, 16, 32. - Chậm, vừa, nhanh, biến hóa theo ca diễn.

- Nhiều nguồn, đa dạng, có độ dài nhỏ, ngắn gọn và có thể trích hoặc lắp ghép. - Phong phú, đa dạng, đủ các loại đề tài. Lời ca mang hành động, xung đột. - Ca vô trước – đờn bắt theo sau với sự linh hoạt, ứng biến và mang tính quăng bắt trong sự cương tỏa của ca diễn.

42 - Tính chất âm

nhạc

- Tôn trọng các nội dung âm nhạc (khúc thức, hơi điệu, nhịp độ, tiết tấu, giọng hò, dây đàn…). Ít chữ nhạc và lời ca nhưng thâm sâu, vi diệu trong từng hơi ca, ngón đàn. Chất nhạc thanh cao, tinh tế, nặng phần nghe, nhẹ phần xem.

- Thiếu tôn trọng các nội dung âm nhạc. Nhiều chữ nhạc và lời ca, thiếu chăm chút kỹ thuật trong từng hơi ca, ngón đàn. Chất nhạc kém thanh thoát, lớt phớt, chắp vá, nhẹ phần nghe, nặng phần xem. Cấu trúc dàn nhạc:

Tam hòa, tứ tuyệt, ngũ tuyệt, trong đó đàn kìm giữ nhịp song lang với vai trò nhạc trưởng.

Guitare giữ nhịp song lang với vai trò nhạc trưởng, kết hợp với tam hòa, tứ tuyệt hoặc ngũ tuyệt.

Nguồn:

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật của đờn ca tài tử Nam Bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)