Tổ chức liên kết, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan trong ngành văn hóa và du lịch trong khai thác đờn ca tài tử

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật của đờn ca tài tử Nam Bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 112 - 114)

văn hóa và du lịch trong khai thác đờn ca tài tử

Những tồn tại:

+ Mô hình tổ chức không giống nhau : có Trung tâm xúc tiến du lịch trực thuộc Sở VHTTDL tỉnh, có Trung tâm Xúc tiến du lịch trực thuôc UBND tỉnh; Số lượng biên chế không đồng nhất giữa các địa phương.

111

- Các hoạt động xúc tiến du lịch của vùng có liên kết nhưng chưa chặt chẽ và chưa dài hạn.

- Thiếu chiến lược xúc tiến du lịch cho toàn vùng trong từng giai đoạn, từng thị trường. Tiếp thị điểm đến du lịch ĐBSCL cần thiết phải được tiếp thị đồng bộ cùng với điểm đến du lịch Việt Nam.

- Các địa phương, các công ty du lịch chưa có sự hợp tác bền chặt. Việc liên kết nếu có thì chỉ là liên kết trong việc tổ chức sự kiện, chứ chưa thật sự liên kết để cùng phát triển sản phẩm du lịch.

- Chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, thiếu tính độc đáo giữa các địa phương trong vùng, gây cảm giác nhàm chán từ du khách. Điển hình là một số bài vọng cổ được lập đi lập lại tại các địa phương. Du khách đến tham quan, du lịch tại các tỉnh thành Tây Nam Bộ dễ dàng bắt gặp những bài hát như “Tình anh bán chiếu”, “Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà” hay “Dạ Cổ Hoài Lang”… được lặp đi lặp lại tại các địa phương. Trong khung cảnh êm đềm của miền Tây sông nước, giữa trời chiều mát mẻ tai nghe giai điệu ngọt ngào, da diết của bài “Tình anh bán chiếu”, tận mắt thấy người nghệ sĩ mặc đồ bà ba đen, vai vác “cặp chiếu bông” hát phục vụ thì hầu như tất cả du khách đều cảm thấy ấn tượng và thích thú rất nhiều. Tuy nhiên, nếu như cũng trong khung cảnh tương tự, cũng bài hát đó được lặp lại lần thứ hai, lần thứ ba tại các địa phương trong khu vực thì chắc chắn sẽ gây nhàm chán cho du khách và làm giảm giá trị của bài hát nói riêng và loại hình âm nhạc đờn ca tài tử nói chung.

Nhìn chung, nhược điểm cơ bản của sự phát triển du lịch hiện nay tại ĐBSCL chưa ổ̉n định, thiếu tính lâu dài thường tự phát và manh mún; việc đầu tư phát triển du lịch có tầm nhìn ngắn hạn do thiếu vốn, chỉ dựa trên cái mà mình sẵn có và làm theo cách dễ nhất, chưa chú trọng đến nhu cầu của khách du lịch.

Giải pháp:

+ Khảo sát thống kê khách du lịch đến từng địa phương của ĐBSCL bằng đường bộ, đường thủy, hàng không...từng tháng, quí, năm. Từ đó, có kế hoạch

112

phân loại khách hàng mục tiêu, khảo sát nhu cầu, thị hiếu của nhóm khách hàng mục tiêu.

+ Liên kết quảng bá du lịch ở các thị trường trọng điểm trong và ngoài nước. Ví dụ : cùng tổ chức Roadshow, tuần lễ văn hóa du lịch…

- Tổ chức một số họat động đón các Đoàn Famtrip, Fresstrip Miền Trung, Miền Bắc và quốc tế từ 2 đến 3 ngày để giới thiệu các điểm du lịch ĐBSCL, ưu tiên khám phá những nét mới, những tour du lịch liên kết có khả năng khai thác hiệu quả để giới thiệu cho khách

- Cần có sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa các tỉnh thành trong việc phát huy các giá trị văn hóa và bảo tồn nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ. Quy hoạch hướng phát triển và khéo léo trong việc đưa loại hình âm nhạc tài tử vào phục vụ cho khách du lịch tại các địa phương trong vùng, khu vực để trách sự “bắt chước”, “ăn theo”, tránh lặp đi lặp lại giữa các tỉnh thành Nam Bộ gây nhàm chán cho du khách và làm giảm giá trị của nghệ thuật đờn ca tài tử.

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật của đờn ca tài tử Nam Bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)