Giá trị văn hóa – nghệ thuật

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật của đờn ca tài tử Nam Bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 32 - 33)

Cho tới nay, đờn ca tài tử vẫn tồn tại ở các tỉnh Nam Bộ như một nhu cầu tinh thần không thể thiếu của người dân. Nhiều bài bản của nó vẫn được truyền dạy ở các trường nghệ thuật, các lớp dạy tư của nghệ nhân, nghệ sĩ cả ba miền đất nước cũng như ở nước ngoài. Giới trẻ vẫn có những người theo học loại hình nghệ thuật tinh xảo này. Dẫu đã ngót trăm tuổi, nhạc sư danh tiếng Nguyễn Vĩnh Bảo vẫn tiếp tục tiếp nhận và trao truyền không mệt mỏi vốn cổ nhạc quý giá này cho học trò khắp bốn phương. Dẫu đã bước qua ngưỡng “thất thập cổ lai hy”, nhà nghiên cứu Trương Bỉnh Tòng vẫn miệt mài với những công trình nghiên cứu sâu sắc về cổ nhạc Nam Bộ. Bên cạnh họ còn nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân tài năng và các nhà nghiên cứu trẻ thuộc những thế hệ kế tiếp nhau cùng tiếp bước...

31

Đờn ca tài tử thực sự là một hiện tượng lớn của âm nhạc Việt Nam trong thời cận – hiện đại. Ở đó không chỉ có sự kế thừa, gìn giữ trong tinh thần tự tin, tự hào với di sản văn hóa nghệ thuật cổ truyền của dân tộc, mà còn có sự tiếp nối và phát triển với sức năng động lớn lao – không ngừng đổi mới, tiếp thu và dân tộc hóa những yếu tố mới để thích ứng với thời đại. Đó không chỉ là một sản phẩm của văn hóa và con người Việt Nam, mà còn là một mẫu mực điển hình của sức sống Việt Nam trong thời cận – hiện đại, một tấm gương sáng cho muôn đời sau – không chỉ với giới nhạc cổ truyền mà cả giới nhạc mới trong việc kế thừa, bảo tồn và phát triển để thích ứng với thời đại mới.

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật của đờn ca tài tử Nam Bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)