2.4.1.1. Được sự quan tâm của Nhà nước
- Quyết định số 803/QĐ-BVHTTDL Về việc phê duyệt “Đề án phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020”. Theo đó, đề án tạo điều kiện Phát triển du lịch dựa trên thế mạnh của từng khu vực, từng địa bàn trong Vùng, tạo sản phẩm đặc thù, độc đáo, tạo điểm đến đặc trưng khu vực, mở ra khả năng kết nối sản phẩm nội vùng, liên vùng, liên quốc gia, tạo hiệu quả kinh tế cao từ du lịch, góp phần cải thiện bộ mặt đô thị. Đẩy mạnh xã hội hóa phát triển du lịch trong Vùng, khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng gắn du lịch với xóa đói giảm nghèo, kêu gọi đầu tư xây dựng các dự án về du lịch có quy mô và chất lượng quốc tế.
Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của Vùng đồng bằng sông Cửu Long: du lịch tham quan sông nước, miệt vườn kết hợp nghỉ tại nhà dân, du lịch văn hóa tìm hiểu văn hóa các dân tộc trong Vùng, du lịch sinh thái, tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái đa dạng của vùng, du lịch nghỉ dưỡng biển đảo cao cấp (tại Phú Quốc, Hà Tiên).
Hình thành và phát huy các sản phẩm liên kết của từng khu vực tạo sức cạnh tranh cao cho các chương trình du lịch tổng hợp.
Nhằm phát huy thế mạnh từng khu vực, xây dựng sản phẩm đặc thù trên cơ sở phân vùng sinh thái, văn hóa, tạo điều kiện phát triển các sản phẩm liên kết, khai thác lợi thế về cơ sở vật chất của từng địa phương, phân vùng lãnh thổ du lịch đồng bằng sông Cửu Long được chia thành 4 cụm du lịch. Trong đó, cụm trung tâm gồm thành phố Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Kiên Giang và Hậu Giang với sản phẩm nổi trội của vùng là du lịch tham quan sông nước, du lịch với mục đích thương mại, du lịch lễ hội và du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp.
79
Theo Quyết định số 803/QĐ-BVHTTDL thì nhu cầu đầu tư cho du lịch giai đoạn từ nay đến 2015 là 959,6 triệu USD. Nhu cầu đầu tư cho du lịch giai đoạn 2016- 2020 là 963,7 triệu USD.
- Ngày 13/3, Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 674/QĐ- BVHTTDL về việc tổ chức triển lãm “Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam”.
Triển lãm được tổ chức quy mô, giới thiệu nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam theo các vùng miền: Đồng bằng sông Hồng, Tây Bắc, Đông bắc, miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ với các nhạc cụ truyền thống được chọn lọc, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của từng vùng miền: bộ nhạc cụ hát chèo (trống đế, đàn nhị, đàn hồ…) hát ca trù (phách, đàn đáy)…và bày bán nhạc cụ của các làng nghề, băng đĩa nhạc dân tộc…
Ngoài ra, Triển lãm còn trưng bày các nhạc cụ truyền thống đã được cải tiến, các loại nhạc cụ mới như đàn nhị, đàn nguyệt, sáo mèo… và đặc biệt là chương trình trình diễn, giao lưu nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam thông qua các hình thức biểu diễn ca múa nhạc dân tộc, trích đoạn lễ hội gắn liền với trình diễn nhạc cụ dân tộc.
- Đối với dự án xây dựng Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu: tại Công văn số 2328/BVHTTDL-KHTC gửi Văn phòng Chính phủ ngày 25/6/2013, Bộ VHTTDL đồng ý với đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu lập dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng di tích Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và Nghệ nhân Cao Văn Lầu.
Về nội dung của dự án, Bộ VHTTDL đã có Công văn số 2980/BVHTTDL-DSVH ngày 15/8/2013, gửi UBND tỉnh Bạc Liêu, trong đó nêu rõ: Khu vực này gắn với cuộc đời của Nghệ nhân Cao Văn Lầu, vì vậy việc tu bổ, tôn tạo khu vực này phải gắn với di tích gốc. Nội dung của dự án theo Công văn số 3045/UBND-VX ngày 06/8/2013 của UBND tỉnh Bạc Liêu đề xuất nhiều công trình mới, do đó cần được cân nhắc để phù hợp với phạm vi quy hoạch di tích và tình hình kinh tế-xã hội hiện nay.
80
- Bộ VHTTDL đã ban hành các Quyết định số 159, 160/QĐ-BVHTTDL ngày 20/01 về việc tổ chức và ban hành Kế hoạch tổ chức Liên hoan Đờn ca tài tử Nam Bộ năm 2014
- Ngày 09/5, Bộ VHTTDL đã có Văn bản số 1862/KH-BVHTTDL về kế hoạch quảng bá Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ - Di sản văn hóa phi vật thể đệ trình UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
- Hội thảo quốc tế ”Đờn ca tài tử và những lối hòa đàn ngẫu hứng” diễn ra từ ngày 9 tháng 01 đến ngày 11 tháng 01 năm 2011 có thể xem là một trong những bước chuẩn bị cuối cùng trong việc lập Hồ sơ quốc gia Đờn ca tài tử đang được Bộ VHTTDL giao cho Viện Âm nhạc gấp rút hoàn thành trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
2.4.1.2. Chính quyền địa phương
Nghệ thuật đờn ca tài tử hiện nay được phát triển ở 21 tỉnh, thành phố miền Nam Việt nam gồm: An Giang; Bà Rịa – Vũng Tàu; Bạc Liêu; Bến Tre; Bình Dương; Bình Phước; Bình Thuận; Cà Mau; Cần Thơ; Đồng Nai; Đồng Tháp; Hậu Giang; Tp.Hồ Chí Minh; Kiên Giang; Long An; Ninh Thuận; Sóc Trăng; Tây Ninh; Tiền Giang; Trà Vinh và Vĩnh Long. Tất cả 21 tỉnh, thành vừa nêu đều được chính quyền địa phương chú trọng trong việc quản lý, tạo điều kiện cho các nhóm, câu lạc bộ Đờn ca tài tử sinh hoạt và phát triển.
Hàng năm, các địa phương đều có tổ chức các chương trình giao lưu đờn ca tài tử giữa các câu lạc bộ trong và ngoài tỉnh. Định kỳ hàng tuần các câu lạc bộ tổ chức sinh hoạt các thành viên trong câu lạc bộ để cùng nhau ca hát, tập dợt các bài bản đờn ca tài tử.
2.4.1.3. Người dân nhiệt tình ủng hộ
Người dân miền Nam luôn tự hào vì mình được sở hữu một sản phẩm âm nhạc đặc sắc, vừa bình dân, vừa bác học. Anh em, bạn bè gần xa đến chơi đều được người dân ở đây phấn khởi, hào hứng giới thiệu những bài Nam, bài Bắc, các điệu Lưu Thủy, Xuân Tình… Người dân Nam Bộ đã hòa mình vào
81
trong âm nhạc tài tử, các nhạc sĩ không quan tâm đến các yếu tố vật chất mà chú trọng tới một thế giới tinh thần (nhiều khi chỉ cần có cây đàn kìm, cây ghita phím lõm, cái chiếu, chung trà là đã có một buổi đờn ca vui vẻ). Tất cả mọi người khắp các thành thị, nông thôn, làng quê, xóm, ấp ở miền Nam Việt Nam đều có thể được tự do trình diễn và thưởng thức Đờn ca tài tử. Có thể nói rằng, đờn ca tài tử là một loại hình âm nhạc chứa đựng và hun đúc tinh thần của người dân miền Nam nói chung. Âm thanh của tài tử dễ dàng đi sâu vào từng ngóc ngách trong đời sống thường ngày của người dân Việt Nam.
2.4.1.4. UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
Theo phân tích của GS-TS Trần Văn Khê: “Theo công ước 2003 thì di sản cần phải có bề dày lịch sử, tư liệu phải dồi dào, hồ sơ cũng dày hơn, nhưng Đờn ca tài tử chỉ mới ra đời hơn 100 năm, vẫn còn quá... trẻ, nên rất khó so với những nghệ thuật hàng trăm năm tuổi. Nhưng theo công ước 2008 về Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại thì các yêu cầu đã bớt khắt khe. Trong đó Đờn ca tài tử lại đáp ứng được yêu cầu nổi bật là tính cộng đồng khi nó lan tỏa rất mạnh, sống rất khỏe trong dân gian và không chỉ người miền Nam mà người miền Bắc, miền Trung cũng dành tình cảm cho Đờn ca tài tử”.
Vượt qua bao khó khăn, cố gắng của Chính phủ và sự đồng thuận của toàn thể người dân miền Nam Việt Nam, ngày 05 tháng 12 năm 2013 Đờn ca tài tử Nam bộ đã được UNESCO chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân lại. Đây là một niềm khích lệ, sự động viên tinh thần rất lớn cho người dân Nam Bộ nói riêng và toàn thể dân tộcViệt Nam nói chung trên con đường gìn giữ và bảo tồn các di sản văn hóa của mình.