Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch văn hóa gắn với các tuyến điểm có tổ chức đờn ca tài tử

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật của đờn ca tài tử Nam Bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 108 - 112)

hóa gắn với các tuyến điểm có tổ chức đờn ca tài tử

Những tồn tại:

Công tác tuyên truyền quảng bá cho các thị trường đặc biệt là thị trường trọng điểm là hết sức cần thiết nhằm đạt được tính chuyên nghiệp và hiệu quả kinh tế cao. Nhất là do đặc thù của ngành kinh tế du lịch với những đặc thù của sản phẩm du lịch vừa mang tính hữu hình vừa mang tính vô hình, việc cung cấp các thông tin, tạo dựng hình ảnh về sản phẩm và kéo du khách đến với điểm du lịch là việc làm hết sức cần thiết. Chất lượng hoạt động thông tin nói chung, hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch nói riêng, góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển một cách bền vững trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Tuyên truyền quảng bá của du lịch của Nam Bộ, các tỉnh thành thuộc khu vực đã và đang thực hiện việc duy trì biên tập in các ấn phẩm, phát hành bản tin nội bộ ngành, chú trọng cập nhật thường xuyên tin tức sự kiện, bài viết, trao đổi links....trên các website du lịch của các địa phương. Website giúp các thông tin du lịch, các sản phẩm và dịch vụ du lịch đến với du khách một cách nhanh chóng mà không có giới hạn về thời gian, không gian hay đối tượng.

Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá giới thiệu các sự kiện lớn của Du lịch đang được các địa phương Nam Bộ quan tâm, thực hiện. Hầu hết các sự kiện của ngành du lịch đều được cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời trên trang web, đặc biệt các sự kiện lớn của ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch được đăng tin bài viết trước, trong và sau sự kiện...

107

Hình ảnh, điểm đến, sản phẩm, dịch vụ du lịch của các địa phương được quảng bá, giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, báo đài cả trong và ngoài nước. nâng cao hình ảnh của Việt Nam nói chung và du lịch Nam Bộ nói riêng trên thị trường trong nước và quốc tế.

Hiện tại, công tác quảng bá xúc tiến du lịch tiếp tục hướng vào việc đa dạng hoá các kênh thông tin, khai thác lợi thế của hệ thống thông tin đại chúng, phối hợp chặt chẽ với báo đài trong cung cấp trao đổi thông tin hai chiều nhằm thúc đẩy hoạt động du lịch thông qua công tác tuyên truyền có định hướng của báo chí. Trên cơ sở đó, đã phát huy tốt hoạt động các điểm thông tin, hiệu đính và phát hành Niên giám Lữ hành và Niên giám Khách sạn, bản đồ du lịch tiếng Anh, hoàn chỉnh và quảng bá Lịch Sự kiện của năm đến các doanh nghiệp và khách du lịch thông qua các trang web, thư điện tử, thực hiện đĩa CD tiếng Anh giới thiệu điểm đến thành phố, phát hành bản đồ các điểm mua sắm đạt chuẩn. Hoạt động của Tạp chí Du lịch- trực thuộc Sở- tiếp tục được củng cố về nhân sự, từng bước nâng cao chất lượng thông tin, tăng cường quảng bá tờ báo thông qua việc tạp chí Du lịch tổ chức một số hoạt động sau báo như Hội thi Giọng hát vàng Ngành du lịch…

Nhìn chung, hoạt động xúc tiến du lịch của vùng có nhiều chuyển biến tích cực. Nét nổi bật là tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức các sự kiện du lịch từng bước được nâng lên thông qua việc cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành định hướng, hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đứng ra tổ chức, phương thức này đã huy động được tiềm năng thế mạnh của mỗi doanh nghiệp, góp sức cùng với nhà nước trong chương trình quảng bá xúc tiến.

- Nhận thức của các tỉnh, thành ĐBSCL về vai trò của du lịch, trong đó có xúc tiến du lịch đã được củng cố, nâng dần lên và chuyển biến theo hướng tích cực.

- Quy mô và phạm vi hoạt động xúc tiến du lịch được mở rộng, không chỉ tại địa phương mình mà mở rộng ra khu vực và cả nước. Có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các địa phương với nhau, đặc biệt là việc thành lập Hiệp hội

108

du lịch ĐBSCL là một điều kiện thuận lợi để gắn kết các địa phương ĐBSCL lại với nhau để cùng nhau xúc tiến quảng bá và phát triển du lịch của các tỉnh, thành ĐBSCL.

- Chất lượng hoạt động xúc tiến du lịch ngày càng được cải thiện và nâng cao, với nhiều hoạt động xúc tiến mang lại hiệu quả thiết thực cho ngành du lịch, như việc tổ chức các đoàn khảo sát tour, tuyến, điểm du lịch mới cho các đơn vị lữ hành; tham gia các cuộc hội chợ triển lãm chuyên ngành du lịch, tham gia các buổi hội thảo để tìm giải pháp giúp cho ngành du lịch ngành càng phát triển.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến du lịch ngày càng trưởng thành, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng được nâng cao, có những đóng góp tích cực trong việc tham mưu cho các cấp đề ra được những chính sách, chương trình có tính đột phá đối với hoạt động xúc tiến của du lịch, để công tác xúc tiến từng bước đi vào nề nếp và có tính chuyên nghiệp.

- Kinh phí : ngân sách quảng bá du lịch của từng địa phương khiêm tốn, cơ chế tài chính còn nhiều vướng mắc, bất cập, thiếu chính sách ưu tiên, cơ chế cấp kinh phí hàng năm chưa linh hoạt để có thể xây dựng và triển khai những kế hoạch xúc tiến du lịch mang tính đột phá.

Tuy nhiên công tác quảng bá xúc tiến du lịch vẫn còn một số hạn chế như ấn phẩm du lịch nhìn chung còn đơn điệu, chưa đa dạng. Tính chuyên nghiệp của công tác quảng bá có được nâng lên nhưng nếu đặt trong mối tương quan chung với các điểm đến trong khu vực,có thế thấy công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh điểm đến thành phố nói chung và du lịch nói riêng vẫn còn chưa tương xứng với vị thế của một điểm đến lớn của đất nước. Bên cạnh đó , việc tham gia các sự kiện du lịch tại các địa phương bạn chưa thật sự đạt hiệu quả.

- Công tác tuyên truyền, giới thiệu về nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ trên các phương tiện thông tin đại chúng còn rất hạn chế so với tổng thể các nội dung được tuyên truyền, quảng bá. Chương trình biểu diễn văn nghệ đờn ca tài

109

tử Nam Bộ diễn ra nhỏ giọt, đa số tập trung tại các tỉnh thành khu vực Tây Nam Bộ và số lượng chương trình cũng rất ít.

- Thêm vào đó, tài liệu tham khảo, sách tuyên truyền, giới thiệu về nghệ thuât đờn ca tài tử Nam Bộ hầu như rất ít, thậm chí tại một số nhà sách ở địa phương còn không tìm được sách để tìm hiểu, tham khảo về loại hình âm nhạc này.

Giải pháp:

Theo đó, sẽ tập trung thu hút có lựa chọn các phân đoạn thị trường khách du lịch có khả năng chi tiêu cao và lưu trú dài ngày, trong đó chú ý các thị trường khách Ðông Bắc Á, Ðông- Nam Á và Thái Bình Dương, Tây Âu, Ðông Âu; mở rộng thu hút khách đến từ các thị trường mới: Trung Ðông, Ấn Ðộ.

Phát triển mạnh thị trường trong nước, chú trọng phân đoạn khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần và mua sắm. Ðẩy mạnh xúc tiến, quảng bá theo hướng chuyên nghiệp nhằm vào thị trường mục tiêu, lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch là trọng tâm; quảng bá du lịch gắn với quảng bá hình ảnh quốc gia; xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến dịch quảng bá, xúc tiến với hình thức linh hoạt theo từng thời kỳ, phù hợp các mục tiêu đã xác định, gắn xúc tiến du lịch với xúc tiến thương mại, đầu tư và ngoại giao, văn hóa.

Tập trung phát triển thương hiệu du lịch quốc gia trên cơ sở phát triển thương hiệu du lịch vùng, địa phương, thương hiệu doanh nghiệp du lịch và sản phẩm du lịch, nhất là những thương hiệu có vị thế cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế. Trong lĩnh vực này đặc biệt đề cao yếu tố phối hợp giữa các ngành, các cấp và các địa phương để bảo đảm tính thống nhất.

+ Thiết kế ấn phẩm du lịch cho vùng ĐBSCL (tập gấp, đĩa DVD, danh bạ du lịch, cẩm nang hướng dẫn du lịch) bằng nhiều ngôn ngữ phù hợp với thị trường mục tiêu.

+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông phục vụ xúc tiến du lịch, cần đầu tư phát triển các trang web cung cấp đầy đủ thông tin cập nhật về du lịch địa phương và các sản phẩm du lịch mới. Quảng bá tiềm năng du lịch

110

ĐBSCL đa phương tiện (bằng đường hàng không; đường bộ; đường sắt; facebook…)

- Biên sọan, in ấn tài liệu tuyên truyền quảng bá du lịch chung cho ĐBSCL (yêu cầu các Tỉnh cung cấp nội dung)

- Tham gia hội chợ du lịch uy tín hoặc chương trình quảng bá du lịch lớn dưới tư cách khu vực ĐBSCL trong nước hoặc quốc tế (chọn lựa thị trường mục tiêu)

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ giới thiệu về loại hình âm nhạc đờn ca tài tử Nam Bộ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tại các tỉnh thành có diễn ra hoạt động đờn ca tài tử cần thường xuyên mở các hội thi, vận động sáng tác để kịp thời phát hiện, bồi dưỡng cho những nhạc sĩ, ca sĩ phát huy năng khiếu của mình, góp phần đẩy mạnh đội ngũ nghệ nhân đờn, nghệ nhân ca làm nồng cốt cho hoạt động đờn ca tài tử Nam Bộ.

- Khuyến khích các tác giả, những nhà nghiên cứu viết sách về đờn ca tài tử Nam Bộ bổ sung vào kho tàng sách của Việt Nam. Sách về đờn ca tài tử cũng là những tài liệu quý giá cho các nhà nghiên cứu trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị của nghệ thuật đờn ca tài tử, giúp cho việc tuyên truyền, quảng bá về loại hình âm nhạc đặc trưng của dân tộc được diễn ra thuận lợi hơn.

- Trong các liên hoan âm nhạc, văn hóa nghệ thuật quốc gia và quốc tế, ưu tiên vị trí xứng đáng cho đờn ca tài tử Nam Bộ để tuyên truyền quảng bá, xúc tiến đầu tư cho đờn ca tài tử trong nước và quốc tế. Để du khách trong và ngoài nước càng ngày càng biết nhiều hơn về đờn ca tài tử Nam Bộ, từ đó sẽ hình thành những nhu cầu bổ sung của du khách khi du lịch Nam Bộ.

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật của đờn ca tài tử Nam Bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)