Những khó khăn trước mắt

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật của đờn ca tài tử Nam Bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 83 - 88)

2.4.2.1. Cơ sở vật chất phục vụ cho Đờn ca tài tử Nam Bộ

Tại các địa phương Nam Bộ có cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phương tiện chuyên môn phục vụ cho đờn ca tài tử. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng chủ yếu là vay mượn từ các sân khấu của các phòng văn hóa, trung tâm văn hóa thông tin của

82

quận, huyện, xã, ấp. Địa điểm sinh hoạt của các câu lạc bộ đờn ca tài tử chủ yếu là sinh hoạt nhờ tại nhà một thành viên nào đó trong câu lạc bộ.

Các trang thiết bị, phương tiện chuyên môn phục vụ cho đờn ca tài tử còn thiếu và yếu, cụ thể có:

- Bộ âm thanh (ti vi, amply, micro, loa)

- Bộ trang trí khánh tiết: cờ tổ quốc, cờ Đảng, ảnh Bác - Phông màn, sân khấu, băng khẩu hiệu, cờ trang trí - Bàn ghế phục vụ sinh hoạt

Các phương tiện, trang thiết bị này tại các đội, nhóm, câu lạc bộ thường có được nhờ sự vận động đóng góp của các mạnh thường quân. Các chi phí thay thế, sửa chữa đều do các thành viên trong câu lạc bộ trang trãi.

2.4.2.2. Nguồn nhân lực trong hoạt động đờn ca tài tử

Theo thống kê, ở 21 tỉnh thành Nam Bộ hiện đang có hơn 2.000 câu lạc bộ đờn ca tài tử sinh hoạt thường xuyên và thu hút gần 23.000 thành viên tham gia. Hầu khắp các tỉnh thành Nam Bộ, nơi nào cũng có các CLB, đội nhóm sinh hoạt thường xuyên, riêng tại TP.HCM, các CLB, đội nhóm đờn ca tài tử có mặt khắp tất cả các quận, huyện.

Cụ thể theo số liệu thống kê của Phòng di sản Văn hóa phi vật thể - Bảo tàng Bình Dương năm 2009, trong toàn tỉnh Bình Dương có khoảng 56 Câu lạc bộ và 05 nhóm Đờn ca tài tử, trong đó tập trung đông nhất à phát triển mạnh nhất ở các huyện: Dĩ An (15 CLB), Tân Uyên (07 CLB), Thuận An (12 CLB và 05 nhóm) và thị xã Thủ Dầu Một (09 CLB), Bến Cát (06 CLB), Phú Giáo (03 CLB), Dầu Tiếng (04 CLB), với hơn 800 hội viên tham gia.

Bình Phước hiện có 14 câu lạc bộ ĐCTT với 232 hội viên, trong đó có 55 tài tử đờn.

Tính đến cuối năm 2010, công tác kiểm kê đã được thực hiện trên địa bàn 09 quận huyện của thành phố Cần Thơ là: Bình Thủy, Cái Răng, Cờ Đỏ, Ninh Kiều, Ô Môn, Phong Điền, Thốt Nốt, Thới Lai, Vĩnh Thạnh. Tổng cộng

83

trên toàn địa bàn thành phố có 170 đội/nhóm/câu lạc bộ; tổng số người biết đờn và hát Đờn ca tài tử đến thời điểm điều tra là 1.017 người.

Tổng kết kết quả điều tra 164 xã, phường tại Bến Tre năm 2010 có 230 đội, nhóm, câu lạc bộ đờn ca tài tử, số nghệ nhân tham gia là 1772 người.

Tuy số người tham gia sinh hoạt đờn ca tài tử khá đông, nhưng số nghệ nhân thực sự am hiểu và có thể đàn, hát được 20 bản tổ của Đờn ca tài tử còn lại không nhiều. Các nghệ nhân này đã khá lớn tuổi, đang tham gia câu lạc bộ hoặc vì lý do sức khỏe chỉ thỉnh thoảng tham gia.

Gần đây, khi đời sống thay đổi, đờn ca tài tử cũng có nhiều biến đổi. Cũng vẫn còn những “nghệ sĩ”, những người yêu thích, tự học đờn ca. Nhưng lực lượng chính của nhạc giới là những nhạc sĩ chuyên nghiệp, theo nghề cha truyền con nối, những thầy đờn…

Phần lớn lớp nghệ sĩ trẻ kế tục hiện nay chưa thuộc đủ 20 bài bản tổ, chỉ biết một số bài hoặc thậm chí chỉ một vài lớp, một vài câu trong một bài bản. Những nghệ sĩ này chủ yếu hát những loại hình nhạc mới như Tân cổ giao duyên, vọng cổ. Đây là loại hình dễ học, dễ hát, dễ nghe hơn nên đáp ứng được nhu cầu thưởng thức âm nhạc hiện nay. Và hiện nay xu hướng chủ yếu để phục vụ cũng là những loại âm nhạc hỗn tạp này bởi những bài bản cũ vừa dài, vừa khúc trắc, khó ca, khó đờn mà trong những cuộc vui thì cần phải có những bài hát để “góp vui”, làm cho không khí sôi động lên.

Trên thực tế cho thấy, tại một số câu lạc bộ đờn ca tài tử, hệ thống bài bản, nhạc lý của đờn ca tài tử chưa được chú trọng học tập, rèn luyện. Phần lớn thành viên tham gia sinh hoạt cho vui, sinh hoạt để khỏa lấp phần nào những hạn chế của đời sống tinh thần, việc sinh hoạt để giữ gìn và phát huy những giá trị của nghệ thuật đờn ca tài tử chưa được xem trọng.

2.4.2.3. Chế độ, chính sách đối với đờn ca tài tử

Theo thống kê trên toàn tỉnh Kiên Giang có khoảng trên 184 câu lạc bộ, đội, nhóm đờn ca tài tử. Tuy nhiên, hiện tại, duy nhất trong tỉnh Kiên Giang chỉ

84

có câu lạc bộ đờn ca tài tử ở Trung tâm Văn hoá Phú Quốc thực hiện được việc mua bảo hiểm tai nạn cho toàn bộ 35 thành viên trong CLB.

Hầu hết các Câu lạc bộ đờn ca tài tử Nam Bộ, nghệ nhân chưa được ưu đãi, hàng ngày họ phải tự kiếm tiền mưu sinh bằng những công việc khác nhau chẳng liên quan gì đến nghệ thuật đờn ca tài tử. Thời gian rãnh rỗi nhỏ nhoi họ mới dành cho đam mê đờn ca tài tử của mình. Câu chuyện về nghệ nhân đờn tranh mệnh danh "đệ nhất vô nhị đất Tây Đô" Hai Lợi sau thời gian dài công tác ở Trung tâm Văn hóa Ô Môn nhưng vẫn phải qua lại Cần Thơ – Vĩnh Long vì không có nhà ở, được Trung tâm Văn hóa Thới Lai mời về và cấp nhà được xem là chuyện "xưa nay hiếm".

Tuy nhiên, bên cạnh đó đa số nghệ nhân không may mắn được ưu đãi. Điển hình như nghệ nhân đờn có tiếng ở Thốt Nốt là ông Hai Tạo sau khi bị bệnh tai biến đã gác đờn, sống cảnh nghèo khó, thiếu hụt. Hay một giọng ca tài tử hay ở Thốt Nốt là anh Quý sau khi bị tai biến đã không còn ca hát. Ngày ngày, anh phụ vợ làm vịt, nấu cháo bán ở gần cầu Trà Uối (phường Thuận An, quận Thốt Nốt), mặt luôn buồn bã mỗi khi nghe ở đâu có đờn ca…

Vì thế, thiếu chế độ đãi ngộ cũng là nguyên nhân khiến nhiều người vì cơm áo gạo tiền mà không thể tham gia sinh hoạt, dù rất đam mê.

Tiểu kết

Qua nghiên cứu thực trạng khai thác các giá trị của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ phục vụ phát triển du lịch, có thể thấy khái quát đời sống văn hóa của cư dân Nam Bộ cũng như rõ hơn về thực trạng hoạt động đờn ca tài tử của các cơ quan ban ngành và địa phương trong việc khai thác các giá trị văn hóa của loại hình nghệ thuật này phục vụ cho nhu cầu của người dân và khách du lịch. Tuy nhiên, việc tổ chức biểu diễn, quản lý và khai thác chưa được hiệu quả, có thể ảnh hưởng không tốt đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của nghệ thuật đờn ca tài tử đặc trưng tại Nam Bộ. Công tác nghiên cứu thực trạng khai thác các giá trị của nghệ thuật đờn ca tài tử phục vụ phát triển du lịch là cơ sở để đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của việc

85

khai thác các giá trị của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ mà vẫn giữ gìn những nét đặc sắc của loại hình này cho dân tộc Việt Nam và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Với những giá trị đặc sắc của mình, đàn ca tài tử Nam Bộ rất hấp dẫn các đối tượng khách du lịch cả trong và ngoài nước; nó thực sự trở thành một tài nguyên du lịch nhân văn đặc sắc và sáng giá của đồng bằng Nam Bộ. Trong những năm qua, việc tổ chức khai thác giá trị của đàn ca tài tử Nam Bộ đã được các cấp chính quyền ở các địa phương, các công ty du lịch quan tâm tổ chức khai thác trong các chương trình du lịch. Tuy nhiên, chu trình khai thác, giá trị nghệ thuật, giá trị kinh tế ở các điểm biểu diễn đàn ca tài tử Nam Bộ chưa thực sự được quan tâm đầu tư nghiên cứu để nâng cao chất lượng nghệ thuật cũng như thu nhập từ du khách đem lại nguồn thu cho các nghệ nhân và các nhóm, tổ, đội … hoạt động đàn ca tài tử. Những vấn đề đó đặt ra cho các cấp, các ngành cần quan tâm hơn nữa, đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu cụ thể để phát triển và nâng cao chất lượng nghệ thuật cho đàn ca tài tử. Tổ chức khai thác khoa học, chặt chẽ, hiệu quả tăng nguồn thu cho các nghệ nhân, các tổ chức khia thác, phục vụ đàn ca tài tử cho du khách. Tất cả những công việc đó không chỉ đem lại thành quả trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị từ kho tàng di sản của nhân dân vùng đất Nam Bộ mà còn đem lại nguồn thu cho kinh tế du lịch – một động lực cho du lịch Nam Bộ phát triển không ngừng.

86

Chương 3

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật của đờn ca tài tử Nam Bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)