Nhị thập huyền tổ bản (20 bản tổ) của nhạc tài tử

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật của đờn ca tài tử Nam Bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 44 - 46)

Nhóm 7 bài nhạc lễ bao gồm các bản: Ngũ đối thượng, Ngũ đối hạ, Long đăng, Long ngâm, Vạn giá, Tiểu khúc, Xàng xê. Đặc trưng của “hơi” nhạc Lễ này đó là nhấn vào 2 âm Xự và Cống (bậc thứ 2 và bậc thứ 5 của điệu thức) khác với lối nhấn và âm Hò và Xê (bậc 1 và bậc 4) ở trong hơi Bắc.

Nhóm 3 bài Nam gồm các bản Nam xuân, Nam ai và Nam đảo (Đảo ngũ cung). Thang âm của Nam xuân và Nam ai bao gồm các âm Hò – Xư – Xang – Xê – Oan – Liu (Ré – Fa – Sol – La – Do – Ré), trong khi đó thang âm của Đảo ngũ cung lại theo một dạng khác là: Hò – Xự – Xang – Xê – Oan – Liu – (Ré – Mi – Sol – La – Do – Ré).

Nhóm 4 bài Oán bao gồm các bản Tứ đại oán, Giang Nam, Phụng cầu, Phụng hoàng. Thang âm của 4 bài này khác và là thang âm đặc trưng nhất của âm nhạc miền Nam Việt Nam: Hò – Xư – Xang – Xê – Oan – Liu (Ré – Fa – Sol – La – Do – Ré). Bản Tứ đại oán là một trong những bài quan trọng nhất vào thời kỳ đầu của Đờn ca tài tử và Ca ra bộ (nguồn gốc của hát Cải lương).

43

Nhóm 6 bài Bắc bao gồm Lưu thủy trường, Bình bán chấn, Phú lục, Cổ bản, Xuân tình, Tây thi. Hệ thống thang âm Bắc gồm các âm Hò – Xự – Xang – Xê – Cống – Liu (Ré – Mi – Sol – La – Si – Ré). Đặc trưng của “hơi” Bắc là mỗi một bản được bắt đầu bằng một âm trong thang âm ngũ cung. Chẳng hạn:

- Lưu thủy trường được bắt đầu với âm Hò - Phú lục được bắt đầu với âm Xự

- Bình bán chấn được bắt đầu với âm Xang - Cổ bản được bắt đầu với âm Xê

- Xuân tình được bắt đầu với âm Cống - Tây thi được bắt đầu với âm Liu

Hai bản Xuân tình và Tây thi do các nhạc sĩ miền Nam Việt Nam sáng tác. Bốn bản còn lại là bài bản được du nhập từ ca Huế (một thể loại ca nhạc của miền Trung Việt Nam) nhưng có cải biên.

Tiểu kết

Qua nghiên cứu về khái niệm, nguồn gốc, tên gọi, quá trình hình thành và phát triển, nghiên cứu về những đặc điểm cơ bản, các giá trị văn hóa, lịch sử nổi bật, cách thức tổ chức, sự khác biệt với nhạc cải lương của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, đã tạo nền tảng cho việc nghiên cứu khai thác các giá trị nghệ thuật của đờn ca tài tử Nam Bộ phục vụ cho du lịch.

Đờn ca tài tử Nam bộ ra đời từ lịch sử biến động chính trị của vương triều Nguyễn, tồn tại, biến đổi và phát triển ở vùng đất Nam Bộ mang âm hưởng cuộc sống của người dân Nam Bộ. Đó cũng là minh chứng rõ nét cho đời sống tinh thần của người dân Nam Bộ khá phong phú và luôn tiếp thu những tinh hoa trong kho tàng âm nhạc cổ truyền của dân tộc cũng như sự giao thoa của âm nhạc hiện đại phương Tây. Nam Bộ, vùng đất mới, vùng đất của sự giao thoa lịch sử - văn hóa – kinh tế - xã hội là môi trường thuận lợi cho đờn ca tài tử Nam Bộ tồn tại và phát triển. Nghệ thuật phát triển và hội nhập của đờn ca tài tử Nam Bộ cho thấy Nam Bộ là mảnh đất lành, cũng là điều kiện cho hoạt động du lịch phát triển thuận lợi.

44

Chương 2

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật của đờn ca tài tử Nam Bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)