Định hướng của các địa phương trong việc bảo tồn và khai thác các giá trị của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật của đờn ca tài tử Nam Bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 90)

giá trị của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ

Tây Ninh

Quyết định số 2300/QĐ-UBND tỉnh Tây Ninh về việc ban hành kế hoạch thực hiện chương trình hành động của tỉnh ủy thực hiện nghị quyết số 33- NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Ban chấp hành Trung ương Đảng( khóa XI) về việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.

- Trong đó, Quyết định nêu rõ: “Đẩy mạnh hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc. Kết hợp hài hòa việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch bền vững. Tiếp tục thực hiện đạt hiệu quả việc phân cấp quản lý di tích, qua đó huy động sức mạnh của

89

toàn xã hội tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc. Chú trọng công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ đã được UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể đại dện nhân loại, di sản phi vật thể được công nhận cấp quốc gia.

- Tiếp tục thực hiện việc kiểm kê di sản (vật thể và phi vật thể); Hàng năm thực hiện kiểm kê và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể và đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với các di sản đạt các tiêu chí theo quy định; thực hiện việc xếp hạng di tích.

Tiền Giang

Cuối năm 2011, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Tiền Giang đã xây dựng Đề án "Bảo tồn, phát huy nghệ thuật Đờn ca tài tử gắn với việc trùng tu rạp hát Tiền Giang - ngôi nhà Bạch Công tử phục vụ cho hoạt động Đờn ca tài tử - cải lương và khai thác du lịch giai đoạn 2012-2015". Mục tiêu chung của Đề án là :

Khẳng định giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử là loại hình văn hóa phi vật thể, có ảnh hưởng sâu sắc đến sinh hoạt văn hóa của người dân Nam bộ nói chung, Tiền Giang nói riêng.

Nâng cao nhận thức của nhân dân trong tỉnh về giá trị truyền thống của nghệ thuật Đờn ca tài tử, khuyến khích nhân dân tích cực tham gia giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tuyên truyền rộng rãi di sản văn hóa phi vật thể Đờn ca tài tử trong tỉnh, khu vực và quốc gia thông qua các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh.

Trường Trung cấp Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh mở chuyên khoa đào tạo Đờn ca tài tử, Hội Văn học - Nghệ thuật, Trung tâm Văn hóa - Thông tin tỉnh, Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện đưa việc đào tạo bồi dưỡng Đờn ca tài tử vào hoạt động thường xuyên của đơn vị.

90

Tạo điều kiện cho nghệ nhân Đờn ca tài tử biểu diễn, giao lưu, truyền dạy chuyên môn, tổ chức liên hoan, thi sáng tác lời ca mới và in thành sách phổ biến cho phong trào.

Đầu tư, cải tạo, nâng cấp rạp hát Tiền Giang và ngôi nhà của Bạch Công tử Lê Công Phước để phục vụ cho hoạt động đờn ca tài tử - cải lương gắn với hoạt động du lịch, cũng như để lưu giữ, giáo dục truyền thống của bộ môn nghệ thuật này - mà Tiền Giang là cái nôi.

Mục tiêu cụ thể của Đề án đến năm 2015 là: Trùng tu rạp hát Tiền Giang và hỗ trợ kinh phí tổ chức biểu diễn giao lưu Đờn ca tài tử - trích đoạn cải lương phục vụ công chúng định kỳ hàng tháng tại rạp hát Tiền Giang. Bố trí một đội Đờn ca tài tử phục vụ khách du lịch tham quan ngôi nhà Bạch Công tử Lê Công Phước khi công trình này được trùng tu xong, đưa vào khai thác. Mở các lớp dạy Đờn ca tài tử miễn phí cho lực lượng hoạt động Đờn ca tài tử trong tỉnh. Phát động cuộc thi sáng tác lời mới cho Đờn ca tài tử, sưu tầm các bài bản gốc, các bài viết - nghiên cứu có giá trị in thành tập sách phổ biến cho phong trào. Tổ chức tọa đàm, mở chuyên mục "Trao đổi nghiệp vụ Đờn ca tài tử" trên tập san Thông tin nghiệp vụ của ngành, làm phim phóng sự truyền hình giới thiệu về Đề án, đưa tin - bài viết về hoạt động Đờn ca tài tử trên trang Web của ngành, đăng trên chuyên trang "Đời sống văn hóa" báo Ấp Bắc. Xây dựng chương trình Đờn ca tài tử với nhiều dạng thức, thu vào đĩa CD, DVD cung cấp cho các câu lạc bộ, đội, nhóm Đờn ca tài tử trong tỉnh và phổ biến rộng rãi trong phong trào. Tổ chức các cuộc Liên hoan Đờn ca tài tử trên sân khấu, trên sóng phát thanh - truyền hình cấp tỉnh. Hai năm một lần, cấp huyện, cấp tỉnh tổ chức Liên hoan Đờn ca tài tử. (Tổng kinh phí thực hiện Đề án đến năm 2015 là 14, 608 tỷ đồng).

An Giang

Quyết định số: 1131/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ngày 22 tháng 7 năm 2014 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển văn hóa, thể thao tỉnh An Giang từ năm 2014 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo

91

đó, quyết định đã đề cập đến việc hoàn thành cơ bản tổng điều tra kiểm kê di sản văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể trên địa bàn toàn tỉnh để bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và văn hóa phi vật thể; bảo tồn, giữ gìn và lưu truyền các loại hình nghệ thuật cổ truyền đặc sắc, văn hóa dân gian của từng vùng, của từng dân tộc Kinh, Chăm, Hoa, Khmer; nghề thủ công truyền thống, lễ hội văn hóa của các địa phương. Kết hợp hài hòa việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa với phát triển kinh tế, du lịch,... Trùng tu các di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh và các di tích khác bằng nhiều nguồn lực của xã hội.

- Mục tiêu về phát triển văn hóa, nghệ thuật thời gian tới là động viên, thúc đẩy lực lượng văn nghệ sỹ sáng tạo nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao. Vừa coi trọng những đề tài về truyền thống dân tộc, vừa bám sát thực tiễn cuộc sống để có được những tác phẩm lớn giá trị cao. Trong đó, quan tâm các tác phẩm giới thiệu những điển hình tốt trong xây dựng con người văn hóa; những mô hình tốt trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh,...

Bạc Liêu

Nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và bản Dạ cổ hoài lang, cuối tháng 10/2013, Dự án đầu tư, mở rộng Khu Lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã được UBND tỉnh Bạc Liêu phê duyệt.

Với mức đầu tư hơn 70 tỷ, Khu lưu niệm được mở rộng về hướng khu dân cư phường 2, thành phố Bạc Liêu với tổng diện tích khoảng 12.500m2. Bên cạnh những hạng mục cải tạo, nâng cấp, nhiều hạng mục được xây mới như: Cổng chính, hàng rào, đài phun nước nghệ thuật, đài Nguyệt cầm, nhà nghỉ chân cho du khách, tượng nhạc sĩ Cao Văn Lầu, vườn tượng các loại nhạc cụ dân tộc, nhà trưng bày Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và sân khấu cải lương, nhà trưng bày về thân thế, sự nghiệp của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu và bản Dạ cổ hoài lang, nhà biểu diễn Đờn ca tài tử Nam bộ…

92

Đài Nguyệt cầm là công trình văn hóa nhằm tôn vinh Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ. Trên cao nhất là biểu tượng cây đờn kìm cách điệu - một trong bốn loại nhạc cụ chính của dàn nhạc tài tử Nam bộ. Cũng chính từ cây đờn kìm này, nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã sáng tác ra bản Dạ cổ hoài lang bất hủ. Xung quanh vách tường bên ngoài ghi tên 20 bản tổ của Đờn ca tài tử theo lối chữ thư pháp. Đặc biệt, thiết kế cầu thang Đài nguyệt cầm có 32 bậc, mỗi bậc tượng trưng cho sự phát triển của bản Dạ cổ hoài lang từ nhịp 2 lên bản vọng cổ nhịp 4, nhịp 8, nhịp 16, nhịp 32.

Vườn tượng nhạc cụ dân tộc, được chạm khắc bằng đá xanh Thanh Hóa.Ở vị trí trung tâm, có 4 nhạc cụ được gọi là tứ tuyệt trong ĐCTT là đờn tranh, đờn kìm, đờn cò và đờn bầu.

Thành lập Quỹ bảo tồn và phát triển Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ. Quỹ bảo tồn có tên gọi đầy đủ là “Quỹ hỗ trợ, bảo tồn và phát triển nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ Lê Tài Khí” ra mắt ngày 26 tháng 4 năm 2014 tại Bạc Liêu. Quỹ hỗ trợ, bảo tồn và phát triển nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ Lê Tài Khí nhằm tỏ lòng tri ân đối với những nghệ nhân, nghệ sĩ và những người có công lao đóng góp cho sự phát triển của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ, đồng thời hưởng ứng chương trình hành động quốc gia về bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ. Tổng số tiền ban đầu mà các tổ chức, cá nhân đóng góp được tổng cộng có 1,269 tỷ đồng. Số tiền này sẽ được dùng vào việc hỗ trợ các nghệ sĩ, nghệ nhân có hoàn cảnh khó khăn cũng như hỗ trợ cho hoạt động sáng tác, giảng dạy và trao tiền cho các hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ.

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật của đờn ca tài tử Nam Bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)