Định hướng của các cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong bảo tồn và khai thác các giá trị của nghệ thuật đờn

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật của đờn ca tài tử Nam Bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 88 - 90)

Thể thao và Du lịch trong bảo tồn và khai thác các giá trị của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ

Thực hiện quan điểm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011, về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đã khẳng định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội. Ngành du lịch đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt khoảng 10,3 triệu lượt khách, khách nội địa đạt 47,5 triệu lượt khách, mang lại doanh thu 19 tỷ USD. Đến năm 2030 đạt khoảng 18 triệu lượt khách quốc tế, 58 triệu lượt khách nội địa và đạt doanh thu trên 36 tỷ USD.

Ngoài ra, ngành du lịch cũng đã xác định quan điểm phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng và hiệu quả nhằm khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh.

Phát triển du lịch bền vững, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.

Phát triển du lịch phải gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị tự nhiên và văn hóa dân tộc. Cho nên, khi phát triển du lịch cần phải đảm bảo du lịch tạo động lực và nguồn lực cho bảo tồn văn hóa, bảo vệ môi trường và ngược lại công tác bảo tồn nhằm tôn vinh những giá trị tự nhiên và văn hóa góp phần tích cực vào việc đẩy mạnh hoạt động du lịch. Ngoài ra, cần phải chú trọng giảm

87

thiểu tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường và văn hóa bản địa.

Phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo cho cư dân địa phương, từng bước nâng cao đời sống toàn dân, cải thiện cơ sở hạ tầng nhằm thay đổi diện mạo đất nước ngày càng phồn vinh, tốt đẹp hơn.

Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia và yếu tố tự nhiên, văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng của các vùng miền trong cả nước; tăng cường liên kết phát triển du lịch.

Năm 2010, Bộ VHTTDL cũng đã ban hành Thông tư số 04/2010/TT- BVHTTDL ngày 30/6/2010 quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tháng 12/2012, Bộ VHTTDL đã có Quyết định đưa Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt I). Danh cầm Đờn ca tài tử Nguyễn Thiện Vũ (34 tuổi) đã được phong tặng danh hiệu Nghệ sỹ Ưu tú trong năm 2012.

Ngày 9/6/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị, trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia đình. Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người Việt Nam hoàn thiện nhân cách.

Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch đã có công văn số 1089/BVHTTDL gửi tới UBND 21 tỉnh/thành phố có di sản đề nghị xây dựng

88

Đề án bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, thực hiện Chương trình hành động quốc gia bảo vệ Di sản này giai đoạn 2014-2020.

Bộ Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch đã có công văn số 3635/BVHTTDL- DSVH ngày 13/10/2014 gửi tới UBND các Tỉnh/Thành phố về việc triển khai Chương trình hành động quốc gia bảo vệ Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ.

Tại điều 9, Luật Di sản văn hóa cũng đã nêu rõ nhiệm vụ của Nhà nước trong việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa. Theo đó:

- Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa. Chủ sở hữu di sản văn hóa có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Nhà nước đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật của đờn ca tài tử Nam Bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)