Q Tồn kho dự tính

Một phần của tài liệu Quản trị vốn luân chuyển tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng bưu điện (full) (Trang 28 - 32)

Tồn kho dự tính Tồn kho thực tế Thời gian Hình 1.6: Tồn kho an toàn

1.4 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN CỦA DOANH NGHIỆP CHUYỂN CỦA DOANH NGHIỆP

Hoạch định tài chính giúp doanh nghiệp xây dựng mục tiêu, phát triển các chiến lược và phân bổ nguồn lực. Việc đánh giá, phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn luân chuyển của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp kiểm tra các quyết định đầu tư nhằm phát hiện, ngăn chặn hoặc điều chỉnh sự phân bổ nguồn lực chưa hợp lý.

Mục đích của việc phân tích tình hình quản lý vốn luân chuyển là trên cơ sở phân tích các số liệu đã qua để thấy được xu hướng và dự đoán được tình hình quản lý và sử dụng vốn luân chuyển trong tương lai, từ đó giúp cho nhà quản trị ra quyết định đúng đắn và những giải pháp phục vụ cho việc đầu tư. Thực hiện kiểm tra thông qua phân tích tình hình quản lý vốn luân chuyển của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp trả lời những câu hỏi như: Tình hình quản trị các yếu tố vốn luân chuyển như thế nào, khả năng thanh toán của doanh nghiệp ra sao, hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn như thế nào, … Từ đó, các nhà quản trị có thể đưa ra nhưng giải pháp khắc phục những thiếu sót trong quá trình sử dụng vốn luân chuyển.

Phương pháp chủ yếu được dùng trong phân tích là phương pháp so sánh để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích.

Do đặc điểm riêng của vốn luân chuyển là vận động không ngừng trong mọi giai đoạn sản xuất kinh doanh, hình thái biểu hiện vô cùng phức tạp và khó quản lý nên việc sử dụng tốt vốn luân chuyển có ảnh hưởng lớn tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn luân chuyển trong các doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau:

1.4.1 Chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn nói chung

Tốc độ luân chuyển vốn nói chung có thể được đo lường bởi hai chỉ tiêu là số vòng quay vốn luân chuyển và mức tiết kiệm vốn luân chuyển.

- Số vòng quay vốn luân chuyển: phản ánh số vòng quay của vốn luân chuyển thực hiện được trong một kì, phản ánh một đồng vốn luân chuyển tham gia vào quá trình sản xuất góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

Công thức:

vLC

M L =

Trong đó:

L: Số vòng quay vốn luân chuyển trong kỳ M: Tổng mức luân chuyển vốn trong kỳ

vLC : Số vốn luân chuyển bình quân trong kỳ

Số vòng quay vốn luân chuyển càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn luân chuyển càng cao, ngược lại số vòng quay vốn luân chuyển thấp chứng tỏ doanh nghiệp đã gặp phải vấn đề khó khăn trong việc quản lý và quay vòng vốn, khi đó doanh nghiệp cần xem xét lại vấn đề để tìm ra nguyên nhân và giải pháp phù hợp.

- Số ngày 1 vòng quay vốn luân chuyển: phản ánh số ngày bình quân cần thiết để vốn luân chuyển thực hiện một vòng quay hay độ dài thời gian 1 vòng quay vốn luân chuyển ở trong kỳ.

Công thức: K =360L Trong đó:

Số ngày 1 vòng quay vốn luân chuyển tỷ lệ nghịch với số vòng quay vốn luân chuyển, nếu doanh nghiệp rút ngắn kỳ luân chuyển thì sẽ tăng vòng quay vốn luân chuyển. Vì vậy, việc tiết kiệm vốn luân chuyển hợp lý và nâng cao tổng mức luân chuyển vốn có ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng tốc độ luân chuyển vốn luân chuyển và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn luân chuyển.

- Mức tiết kiệm vốn luân chuyển: chỉ tiêu này phản ánh số vốn luân chuyển có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn ở kỳ so sánh (kỳ kế hoạch) so với kỳ gốc (kỳ báo cáo). Hay nói cách khác hơn, với mức luân chuyển vốn không thay đổi nhưng tốc độ luân chuyển vốn tăng lên sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nguồn vốn hơn.

Công thức: ) ( 360 1 0 1 K K M VTK = x − hoặc L M L M VTK 0 1 1 1− = Trong đó:

VTK : Số vốn luân chuyển có thể tiết kiệm (-) hay phải tăng thêm (+) do ảnh hưởng của tốc độ luân chuyển vốn kỳ so sánh với kỳ gốc.

M1: Tổng mức luân chuyển vốn kỳ so sánh (kỳ kế hoạch)

K1, K0 : Số ngày 1 vòng quay vốn luân chuyển kỳ so sánh, kỳ gốc L1, L0 : Số vòng quay vốn luân chuyển kỳ so sánh, kỳ gốc

1.4.2 Chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển của từng bộ phận vốn luân chuyển chuyển

Bên cạnh các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn nói chung, các nhà quản trị tài chính còn đưa ra một số chỉ tiêu khác để phân tích, đánh giá tình hình tổ chức và sử dụng từng bộ phận cơ bản cấu thành nên vốn luân chuyển của doanh nghiệp như sau:

- Số vòng quay các khoản phải thu: chỉ tiêu này phản ánh số lần trong năm doanh nghiệp chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền.

Chỉ tiêu này đo lường khả năng thu hồi vốn trong thanh toán của doanh nghiệp, đồng thời cũng phản ánh hiệu quả của việc quản lý các khoản phải thu và chính sách tín dụng của doanh nghiệp.

Nếu hệ số này cao thể hiện tốc độ thu hồi nhanh các khoản phải thu, doanh nghiệp có thể giảm được một lượng vốn đầu tư vào tài sản lưu động. Ngược lại, nếu doanh nghiệp có khoản phải thu lớn và kỳ thu tiền dài thì vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều và công tác quản lý khoản phải thu còn chưa hiệu quả.

Số vòng quay các khoản phải thu =

Doanh thu bán hàng (có thuế)

Các khoản phải thu khách hàng bình quân trong kỳ

Số ngày 1 vòng quay khoản phải thu =

Số dư bình quân các khoản phải thu Doanh số bán hàng có thuế bình quân

Một phần của tài liệu Quản trị vốn luân chuyển tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng bưu điện (full) (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)