Phân tích tốc độ luân chuyển các khoản phải thu

Một phần của tài liệu Quản trị vốn luân chuyển tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng bưu điện (full) (Trang 57 - 59)

Để đánh giá tốc độ luân chuyển các khoản phải thu của PTIC, ta có thể xem xét qua Bảng 2.9

Ta thấy rằng, số ngày 1 vòng quay khoản phải thu của PTIC quá lớn, tuy năm 2011 có giảm 26 ngày so với năm 2010, nhưng số ngày thu tiền bình quân trên 200 ngày quá lớn. Điều này cho thấy Công ty thường xuyên bị chiếm dụng vốn, sẽ gây áp lực rất lớn về nhu cầu vốn cho Công ty. Do tình hình đầu tư ngày càng thu hẹp, khiến cho việc tìm kiếm các hợp đồng kinh tế trở nên cực kỳ khó khăn, Công ty phải thực hiện giảm giá thành để có thể cạnh tranh được với các đối thủ ngày càng nhiều.

đầu tư vào các khoản phải thu và lợi ích thu được từ việc gia tăng doanh thu do mở rộng các tiêu chuẩn tín dụng đối với khách hàng. Thực tế tại Công ty cũng chưa có chính sách tín dụng hay đánh giá khách hàng tín dụng cụ thể nào, các khách hàng của Công ty chủ yếu là Tập đoàn Bưu chính viễn thông và các đơn vị thành viên, là những khách hàng truyền thống và lâu năm của Công ty, đây cũng là thuận lợi và cũng là thử thách của Công ty, do cùng là đơn vị trong ngành nền việc thu hồi công nợ thường không đúng hạn nhưng Công ty cũng khó có thể sử dụng biện pháp tài chính nào để đẩy nhanh tốc độ thu hồi công nợ. Thêm vào đó, Công ty chỉ tập trung tìm kiếm hợp đồng để gia tăng doanh thu mà không quan tâm đến chi phí, điều này về lâu dài sẽ khiến Công ty rơi vào tình trạng lãi giả, lỗ thật.

Như vậy, Công ty cần lưu ý trong việc xây dựng các chính sách tín dụng

hợp lý, cân đối giữa lợi ích và chi phí của việc mở rộng tín dụng để tăng doanh thu, đồng thời cũng phải quan tâm đến công tác thu hồi công nợ để đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn khoản phải thu.

2.2.3.3 Phân tích tình hình quản trị hàng tồn kho

Bảng 2.9: PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN CÁC KHOẢN PHẢI THU

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Doanh thu thuần 409.926 245.154 247.287 -164.772 -40,20% 2.133 0,87% Các khoản phải

thu bình quân 230.191 187.527 171.349 -42.664 -18,53% -16.179 -8,63%

Vòng quay các

khoản phải thu 1,78 1,31 1,44 -0,47 -26,59% 0,14 10,39%

Số ngày 1 vòng

Trong quá trình luân chuyển vốn phục vụ sản xuất kinh doanh thì việc tồn tại vật tư, hàng hóa tồn kho là những bước đệm cần thiết cho hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Qua Bảng 2.10, cho thấy hàng tồn kho của Công ty tương đối đầy đủ về các hình thái, bao gồm từ hàng đang đi đường, nguyên vật liệu, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang,...

Trong cơ cấu hàng tồn kho, tỷ trọng Chi phí sản xuất kinh doanh là lớn nhất, thường chiếm bình quân trên 50% so với tổng giá trị hàng tồn kho, và tăng lên trong năm 2010 và 2011. Cụ thể là: năm 2010 chi phí sản xuất kinh

doanh dở dang tăng hơn 10 tỷ đồng so với năm 2009, tỷ lệ tăng tương ứng là 36,39% và năm 2011 tăng hơn 23 tỷ đồng so với năm 2010, tỷ lệ tăng tương ứng là 61,60%. Nguyên nhân là Công ty kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp, giá trị công trình lớn và thời gian thi công thường kéo dài trên một năm, do đó

Bảng 2.10: TÌNH HÌNH TỒN KHO GIAI ĐOẠN 2009-2011

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

So sánh

2010/2009 2011/2010

Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Một phần của tài liệu Quản trị vốn luân chuyển tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng bưu điện (full) (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)