Hoạch định nhu cầu vốn luân chuyển cần thiết phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Quản trị vốn luân chuyển tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng bưu điện (full) (Trang 66)

b. Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

3.2.1Hoạch định nhu cầu vốn luân chuyển cần thiết phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh

xuất kinh doanh

Nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được ổn định, liên tục đồng thời chủ động tìm nguồn tài trợ đủ vốn cho quá trình kinh doanh đòi hỏi Công ty phải hoạch định nhu cầu vốn. Có nhiều phương pháp để hoạch định nhu cầu vốn nhưng phương pháp thường hay sử dụng là căn cứ vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu. Nội dung của phương pháp này như sau:

- Bước 1: Căn cứ số dư cuối kỳ của các khoản trên Bảng cân đối kế toán của Công ty qua các năm, chọn những khoản mục có quan hệ chặt chẽ và chịu sự biến động trực tiếp của doanh thu, sau đó tính tỷ lệ phần trăm của các khoản đó so với doanh thu tiêu thụ được trong năm.

cầu vốn cần thiết cho năm kế hoạch theo doanh thu dự kiến đạt được.

- Bước 3: Lên kế hoạch tìm nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn luân chuyển cần thiết trên kết quả thực tế. So sánh chi phí huy động vốn từ các nguồn tài trợ để lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp, kịp thời, tránh tình trạng thừa vốn, gây lãng phí hoặc thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của Công ty, đồng thời hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Lưu ý, khi lập kế hoạch vốn luân chuyển phải căn cứ vào kế hoạch vốn đảm bảo cho phù hợp với tình hình thực tế thông qua việc phân tích, tính toán các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của kỳ trước cùng với những dự đoán về tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tăng trưởng trong năm tới và những dự kiến về sự biến động của thị trường.

Hoạch định nhu cầu vốn luân chuyển giúp Công ty chủ động trong quá trình tìm nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn của mình, tránh tình trạng huy động quá mức làm ứ đọng vốn dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp cũng như tránh được tình trạng huy động vốn không đủ để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh.

Sử dụng phương pháp này để tính toán nhu cầu vốn luân chuyển cần thiết cho năm kế hoạch 2012 như sau:

- Căn cứ kế hoạch doanh thu năm 2012 của Công ty là: 342.100 triệu đồng ( Trong đó: doanh thu xây lắp là 300.000 triệu đồng; doanh thu thương mại là 15.800 triệu đồng và doanh thu tài chính, bất động sản là 26.300 triệu đồng ).

- Trên cơ sở các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán thời điểm 31/12/2011. - Doanh thu thực tế đạt được năm 2011 là 247.287 triệu đồng

Ta lập được Bảng 3.1: Tỷ lệ phần trăm của các chỉ tiêu biến động tỷ lệ với doanh thu, như sau:

Bảng 3.1: TỶ LỆ PHẦN TRĂM SO VỚI DOANH THU CỦA CÁC CHỈ TIÊU BIẾN ĐỘNG THEO DOANH THU

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng/

Doanh thu

I. TÀI SẢN 246.522 99,69%

1. Tiền & các khoản tương đương tiền 7.961 3,22%

2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1.291 0,52%

3. Các khoản phải thu ngắn hạn 168.695 68,22%

4. Hàng tồn kho 68.575 27,73%

II. NGUỒN VỐN 138.608 56,05%

1. Phải trả người bán 41.835 16,92%

2. Người mua trả tiền trước 17.188 6,95%

3. Thuế & các khoản phải nộp Nhà nước 22.820 9,23%

4. Phải trả người lao động 2.840 1,15%

5. Chi phí phải trả 13.307 5,38%

6. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 40.618 16,43%

Chênh lệch tỷ lệ với doanh thu của các chỉ tiêu phần tài sản và nguồn vốn là: 99,69% - 56,05% = 43,64%. Chênh lệch này cho biết cứ 100 đồng doanh thu tăng thêm cần phải tăng 4.364 đồng vốn luân chuyển. Như vậy, với dự kiến doanh thu trong năm 2012 là 342.100 triệu đồng thì nhu cầu vốn luân chuyển cần thiết là:

( 342.100 triệu đồng – 247.287 triệu đồng ) x 43,64% = 41.376 triệu đồng Khi xác định được nhu cầu vốn cần thiết cần đảm bảo trong năm kế hoạch, Công ty sẽ có biện pháp thích hợp để huy động vốn. Ví dụ như, khi

cần vay từ bên ngoài. Ngược lại, khi nhu cầu vốn lớn mà nguồn vốn bên trong không trang trải hết được, nhà quản trị sẽ định hướng nên tìm nguồn vốn vay nào hợp lý để đảm bảo cung cấp đủ vốn với chi phí thấp nhất có thể.

Giả sử lợi nhuận của Công ty đạt được như dự kiến, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu là 0.9%, lợi nhuận ròng đạt được là:

342.100 triệu đồng x 0.9% = 3.079 triệu đồng

Như vậy so với nhu cầu vốn luân chuyển thì khoản lợi nhuận tăng thêm không thể trang trải hết, Công ty cần phải có kế hoạch huy động vốn hợp lý để đảm bảo không bị áp lực và bị động khi thiếu vốn.

Hiện nay, tại Công ty đang sử dụng nguồn vốn vay ngắn hạn là chủ yếu, thời gian Công ty nên linh hoạt tìm các nguồn tài trợ khác nhau với lãi suất phù hợp. Một số nguồn công ty có thể xem xét huy động như:

- Vay ngân hàng: Trong những năm gần đây, đứng trước nhu cầu đòi hỏi về vốn thì đây là một nguồn cung cấp vốn quan trọng. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng thực chất là vốn bổ sung chứ không phải nguồn vốn thường xuyên tham gia và hình thành nên vốn luân chuyển của Công ty. Mặt khác, Công ty cũng nên huy động nguồn vốn trung và dài hạn vì việc sử dụng vốn vay cả ngắn, trung và dài hạn phù hợp sẽ góp phần làm giảm khó khăn tạm thời về vốn, giảm một phần chi phí và tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, để huy động được các nguồn vốn từ ngân hàng thì Công ty cũng cần phải xây dựng các phương án kinh doanh, các dự án đầu tư khả thi trình lên ngân hàng, đồng thời phải luôn luôn làm ăn có lãi, thanh toánh các khoản nợ gốc và lãi đúng hạn, xây dựng lòng tin ở các ngân hàng.

- Nguồn vốn liên doanh, liên kết: Đây là hình thức hợp tác mà qua đó các doanh nghiệp không những tăng được vốn cho hoạt động kinh doanh mà còn

chuyển giao công nghệ.

- Tín dụng thương mại: Thực chất đây là các khoản phải trả người bán, người mua trả tiền trước, các khoản phải trả khác. Đây không thể được coi là nguồn vốn huy động chính nhưng khi sử dụng khoản vốn này Công ty không phải trả chi phí sử dụng, nhưng không vì thế mà Công ty lạm dụng nó vì đây là nguồn vốn mà doanh nghiệp chỉ có thể chiếm dụng tạm thời.

Để có thể huy động đầy đủ, kịp thời và chủ động vốn trong kinh doanh, Công ty cần phải thực hiện các biện pháp sau:

- Xây dựng chiến lược huy động vốn phù hợp với thực trạng thị trường và môi trường kinh doanh của từng thời kỳ.

- Tạo niềm tin cho các nhà cung ứng vốn bằng cách nâng cao uy tín của Công ty: ổn định và hợp lý hóa các chỉ tiêu tài chính, thanh toán các khoản nợ đúng hạn…

- Chứng minh được mục đích sủ dụng vốn bằng cách đưa ra kết quả kinh doanh và hiệu quả vòng quay vốn trong năm qua và triển vọng năm tới.

Một phần của tài liệu Quản trị vốn luân chuyển tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng bưu điện (full) (Trang 66)