Khái quát về kết cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản

Một phần của tài liệu Quản trị vốn luân chuyển tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng bưu điện (full) (Trang 42)

3. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 409.926 245.229 247

2.2.2.1Khái quát về kết cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản

Xét thấy tổng tài sản có sự biến động cả tăng và giảm qua các năm, tuy nhiên sự biến động của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn lại không đồng nhất với sự biến động chung của tổng tài sản, tài sản ngắn hạn liên tục giảm kể từ năm 2009, đặc biệt năm 2011 giảm gần 11 tỷ so với năm 2010. Điều này cho thấy có khó khăn khiến Công ty phải thu hẹp quy mô hoạt động.

(Nguồn số liệu: Từ Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư &Xây dựng Bưu điện)

Bảng 2.2: KẾT CẤU TÀI SẢN VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH TÀI SẢN GIAI ĐOẠN 2009-2011

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2010/2009 2011/2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) I. TÀI SẢN 435.377 100,00% 438.618 100,00% 433.678 100,00% 3.241 0,74% -4.940 -1,13% 1, Tài sản ngắn hạn 290.745 66,78% 288.802 65,84% 277.830 64,06% -1.943 -0,67% -10.972 -3,80% 2, Tài sản dài hạn 144.632 33,22% 149.816 34,16% 155.848 35,94% 5.184 3,58% 6.032 4,03% II. NGUỒN VỐN 435.377 100,00% 438.618 100,00% 433.678 100,00% 3.241 0,74% -4.940 -1,13% 1, Nguồn vốn ngắn hạn 186.562 42,85% 189.114 43,12% 181.394 41,83% 2.552 1,37% -7.720 -4,08% 2, Nguồn vốn dài hạn 248.815 57,15% 249.504 56,88% 252.284 58,17% 689 0,28% 2.780 1,11%

sản, bình quân hơn 65% tổng tài sản, đang có xu hướng giảm, điều này có thể giải thích là đặc thù của các doanh nghiệp chuyên ngành xây dựng là tỷ trọng hàng tồn kho và khoản phải thu cao trong tổng tài sản ngắn hạn. Và thực tế ở Công ty, các khoản mục hàng tồn kho và phải thu ngắn hạn giảm là nguyên nhân chính dẫn đến tài sản ngắn hạn giảm mạnh. Tài sản dài hạn của Công ty có chiều hướng tăng, cho thấy Công ty rất chú trọng đầu tư vào tài sản cố định (chủ yếu là TSCĐ hữu hình) và coi trọng đến các hoạt động đầu tư tài chính dài hạn làm tăng nguồn thu hàng năm và chia sẻ rủi ro cho đồng vốn. Trong tài sản dài hạn của Công ty, tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất, trong đó tài sản cố định hữu hình bình quân chiếm trên 60% tổng tài sản cố định, chứng tỏ trang bị kĩ thuật của Công ty là cao, cơ sở vật chất khá tốt.

Về nguồn vốn, kết cấu nghiêng về Vốn chủ sở hữu và tỷ trọng vốn chủ sở hữu luôn chiếm trên 55% tổng nguồn vốn, so với tỷ trọng toàn ngành xây dựng (khoảng 30%) thì đây là tỷ lệ khá cao, cho thấy Công ty khá vững mạnh về mặt tài chính, Công ty có sự đảm bảo an toàn tài chính ở mức cao, tạo được sự tin cậy cho bạn hàng và các nhà đầu tư và với một hệ số nợ như thế Công ty có thể hoàn toàn tự tin về khả năng tài chính của mình trước sự biến động của thị trường.

Vốn luân chuyển ròng của Công ty qua các năm đều dương, cụ thể năm 2009 là 104.193 triệu đồng (bằng tài sản ngắn hạn là 290.745 triệu đồng – nợ ngắn hạn là 186.562 triệu đồng), năm 2010 là 99.688 triệu đồng, năm 2011 là 96.436 triệu đồng; điều đó chứng tỏ một phần giá trị tài sản lưu động của Công ty được tài trợ bằng các nguồn vốn thường xuyên, có thời gian đáo hạn dài hơn. Như vậy mô hình tài trợ vốn đã đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính, đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh, giúp cho chi phí sử dụng vốn của công ty không quá cao đồng thời tạo tính linh hoạt cho hoạt động sử

những biến động bất thường về vốn. Tuy nhiên thường các doanh nghiệp xây lắp thì cơ cấu vốn thường thiên về nợ phải trả nên khi xét cơ cấu vốn của Công ty ta thấy mặc dù khả năng đảm bảo tài chính là lớn xong sẽ đặt ra cho công ty vấn đề sử dụng vốn cần hiệu quả hơn để giảm bớt chi phí sử dụng vốn của mình vì thường vốn chủ luôn có chi phí rất lớn.

Tóm lại, qua tìm hiểu kết cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản của PTIC ta thấy trong cơ cấu tài sản của Công ty, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu, tỷ trọng tài sản dài hạn nhỏ hơn là khá hợp lý, song tài sản dài hạn của Công ty có tỷ trọng khá cao so với các doanh nghiệp trong cùng ngành đây đều là các tài sản thực tế thuộc sở hữu của Công ty, không có các tài sản hình thành do phương thức thuê tài chính và thuê hoạt động ... nên cũng làm cho chi phí cho đầu tư cao lên. Công ty cần nghiên cứu xem xét vấn đề này để có hướng sử dụng tài sản hợp lí hơn. Về cơ cấu nguồn vốn, việc duy trì tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu lớn như thế, dù thực sự ổn định về mặt tài chính nhưng chi phí cơ hội cho việc sử dụng quá nhiều vốn chủ vào hoạt động sản xuất sẽ mang lại lợi nhuận thấp hơn cho cổ đông nếu như trong năm hoạt động của Công ty giảm sút, hiệu quả không cao.

Một phần của tài liệu Quản trị vốn luân chuyển tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng bưu điện (full) (Trang 42)