Phân tích tình hình quản lý thu – chi tiền mặt

Một phần của tài liệu Quản trị vốn luân chuyển tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng bưu điện (full) (Trang 52)

Với cơ cấu tổ chức tại Công ty là nhiều Chi nhánh – Xí nghiệp, quản lý theo từng lĩnh vực kinh doanh, từng vùng miền khác nhau nhằm phân chia thị trường cả nước để có thể khai thác tập trung và hiệu quả hơn. Công ty thực

của các đơn vị thông qua các báo cáo hàng quí và định mức kế hoạch được giao. Điều này cũng tăng tính chủ động cho các đơn vị nhưng với khối lượng doanh thu lớn, Công ty sẽ khó kiểm soát tình hình hoạt động của các đơn vị.

Quản lý dòng tiền thu vào: Nguồn thu của Công ty chủ yếu là khách hàng thanh toán các khoản phải thu, nhưng đặc điểm khách hàng của Công ty chủ yếu là tập đoàn VNPT và các Viễn thông tỉnh, là các đơn vị cùng ngành, việc thanh toán không đúng tiến độ ký kết hợp đồng là rất nhiều. Công ty lại chưa có một chính sách cụ thể nào để kiểm soát tình hình thu tiền của mình, do đó rất dễ bị rơi vào tình trạng thiếu tiền để hoạt động. Kể từ đầu năm 2012, Công ty liên kết với ngân hàng, mở các tài khoản chuyên thu cho các đơn vị, và toàn bộ số dư sẽ tự động chuyển về tài khoản của Công ty vào cuối ngày. Thông qua hệ thống các tài khoản chuyên thu, Công ty sẽ kiểm soát được dòng tiền và khi có nhu cầu chi tiền, các Chi nhánh – Xí nghiệp sẽ làm công văn để xin cấp vốn.

Quản lý dòng tiền chi ra: Căn cứ nhu cầu chi tiêu hàng ngày, Công ty thực hiện thanh toán cho các nhà cung cấp, tiền lương CNNV, thuế, ... Tuy nhiên, Công ty cũng không lập dự báo nhu cầu chi tiền để có kế hoạch đáp ứng nhu cầu khi phát sinh, do vậy, Công ty rất bị động khi có những khoản chi dồn dập.

Qua phân tích tình hình quản trị tiền mặt tại Công ty, có thể thấy việc quản trị dòng tiền thu vào qua hệ thống tài khoản chuyên thu là phù hợp, giúp Công ty tập trung được vốn bằng tiền để phục vụ kế hoạch, sử dụng và quản trị chính xác hơn. Tuy nhiên, hiện nay công tác này vẫn được phát huy hết tác dụng của nó, bởi vì, việc xử lý các công văn cấp vốn còn chưa linh hoạt và kịp thời, khiến công việc kinh doanh tại các Chi nhánh – Xí nghiệp rơi vào thế bị động. Ngoài ra, Công ty cũng chưa hoạch định ngân sách để chủ động

doanh.

2.2.3.2 Phân tích tình hình quản trị các khoản phải thu

Trong kinh doanh việc tồn tại các khoản phải thu là tất yếu bởi mối quan hệ chiếm dụng vốn lẫn nhau đôi khi tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai bên, nếu khoản phải thu tồn tại ở mức hợp lí doanh nghiệp vừa có thể đẩy nhanh được quá trình tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận, vừa đảm bảo được an toàn và ổn định tài chính.

Một phần của tài liệu Quản trị vốn luân chuyển tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng bưu điện (full) (Trang 52)