3. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 409.926 245.229 247
2.2.2.2 Khái quát về biến động chung của vốn luân chuyển
Là doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực xây dựng nên vốn luân chuyển chiếm tỷ trọng lớn, sự thay đổi trong vốn luân chuyển có ảnh hưởng quan trọng đến toàn bộ hoạt động của Công ty. Xét cơ cấu vốn luân chuyển dựa vào cách phân loại theo các khoản mục trên Báo cáo tài chính, qua Bảng 2.3 ta thấy rằng, năm 2010 tổng tài sản lưu động giảm hơn 8 tỷ so với năm 2009, tỷ lệ giảm tương ứng là 2,99%; năm 2011 giảm gần 18 tỷ so với năm 2010, tỷ lệ giảm tương ứng là 6,74%; là do sự giảm đi của hầu hết các khoản mục trong đó chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho.
(Nguồn số liệu: Từ Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư &Xây dựng Bưu điện)
Bảng 2.3: KẾT CẤU VỐN LUÂN CHUYỂN GIAI ĐOẠN 2009-2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)
2010/2009 2011/2010
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
1. Tiền & các khoản tương đương tiền 13.336 4,89% 36.011 13,62% 7.961 3,23% 22.675 170,03% -28.050 -77,89%
2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1.597 0,59% 1.359 0,51% 1.291 0,52% -238 -14,90% -68 -5,00%
3. Các khoản phải thu ngắn hạn 201.052 73,78% 174.002 65,83% 168.695 68,43% -27.050 -13,45% -5.307 -3,05%
4. Hàng tồn kho 56.507 20,74% 52.964 20,04% 68.575 27,82% -3.543 -6,27% 15.611 29,47%
năm 2009, điều này là do tiền thu được từ kinh doanh bất động sản dồn vào thời điểm cuối năm.
- Về các khoản phải thu ngắn hạn: đây chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho tài sản lưu động biến động qua các năm. Tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng tài sản là chủ yếu và cao nhất, thường trên 70% tổng tài sản, đây là khâu dễ bị ứ đọng vốn luân chuyển nhất. Năm 2010, doanh thu giảm khiến cho khoản phải thu này cũng giảm đáng kể, hơn 27 tỷ so với năm 2009, tỷ lệ giảm tương ứng là 13,45%.
- Về hàng tồn kho: đây là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng tài sản lưu động chỉ sau các khoản phải thu. Sự tăng, giảm hàng tồn kho cũng ảnh hưởng nhiều đến tổng tài sản lưu động của Công ty. Trước đây, khi kinh doanh các sản phẩm hàng công nghiệp còn là một trong những thế mạnh của Công ty, thì giá trị hàng tồn kho chủ yếu là giá trị nguyên vật liệu, thành phẩm và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tuy nhiên, từ năm 2009 đến nay, khi nhu cầu hàng công nghiệp hầu như không còn, giá trị hàng tồn kho hiện nay chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Năm 2011, giá hàng tồn kho tăng hơn 15 tỷ đồng so với năm 2010 là do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng nhanh, hơn 23 tỷ đồng, do trong năm 2011, Công ty ký kết được nhiều hợp đồng giá trị lớn các công trình xây dựng nhà làm việc của các Viễn thông tỉnh, tính chất của các công trình này thường kéo dài qua nhiều năm nên chi phí dở dang thường lớn.
Xét về tỷ trọng, vốn luân chuyển biến động theo hướng giảm tỷ trọng các khoản phải thu, hàng tồn kho, các tài sản ngắn hạn khác đồng thời tăng tỷ trọng tiền, các khoản tương đương tiền. Mặc dù vậy thì tỷ trọng các khoản phải thu và hàng tồn kho vẫn còn quá lớn trong tổng vốn luân chuyển. Phần lớn khách hàng là khách hàng truyền thống thuộc VNPT nên việc xảy ra nợ
Công ty do nợ quá hạn.