Tế bào được cấu tạo từ các phân tử, đại phân tử và bào quan.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập tình huống để dạy sinh học 10 trung học phổ thông (Trang 112 - 113)

Đa số HS ở lớp ĐC trả lời là phương án D. Trong khi đó, đa số HS ở lớp TN chọn đúng là phương án C.

Ở phần tự luận:

Câu 1. Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Dựa vào đâu người ta phân

biệt được các cấp tổ chức sống chính của sự sống là tế bào - cơ thể - quần thể - quần xã - hệ sinh thái - sinh quyển?

Đa số HS lớp TN và ĐC trả lời đúng ý thứ nhất là: Hệ sống được tổ chức như thế nào?

- Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc (cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng cấp tổ chức cao hơn). Mọi vật chất sống đều được cấu tạo từ các phân tử đơn giản tập hợp lại thành các đại phân tử kích thước lớn (prôtêin, cacbohiđrat,…). Các đại phân tử tương tác với nhau tạo thành bào quan, các bào quan tập hợp tạo nên cơ quan, rồi đến các cấp tổ chức cao hơn là hệ cơ quan - cơ thể - quần thể - quần xã - hệ sinh thái - sinh quyển.

- Hệ sống trong đó cấp tổ chức nào đó được hình thành là do sự tương tác các bộ phận cấu tạo nên chúng, là đặc điểm nổi trội của những cấp tổ chức sống. Các đại phân tử như prôtêin, axit nuclêic,… bị tách ra khỏi tế bào là những phân tử chết, không thực hiện vai trò sống của chúng, nhưng khi chúng tương tác với nhau thì sẽ tạo nên cấu trúc tế bào và tế bào có đặc tính của sự sống.

Nhưng ở ý thứ hai: Dựa vào đâu người ta phân biệt được các cấp tổ chức sống chính của sự sống là tế bào - cơ thể - quần thể - quần xã - hệ sinh thái - sinh quyển? Phần lớn HS lớp ĐC không trả lời được ý này hoặc trả lời không đầy đủ. Trong khi đó, đại đa số HS lớp TN trả lời đầy đủ ý này đó là dựa vào mức biến đổi tiến hóa của sự sống và sự biến đổi về chất lượng của sự sống. Trả lời đúng được như vậy,

chứng tỏ HS lớp TN hiểu rõ căn cứ vào đâu để người ta phân biệt được các cấp tổ chức sống, còn HS lớp ĐC chỉ học kiến thức trong SGK mà không hiểu được vì sao người ta phân biệt được các cấp tổ chức sống.

* Kết quả bài kiểm tra thứ hai cho thấy:

Ở phần trắc nghiệm khách quan: kết quả bài làm thể hiện rất rõ HS lớp ĐC không nắm vững kiến thức vì số câu trả lời sai nhiều hơn so với HS lớp thực nghiệm. Điểm số phần này của HS lớp ĐC thấp, trong khi đó HS lớp TN điểm cao hơn nhiều. Các câu hỏi đề tài đưa ra có những nội dung trùng với nội dung câu hỏi tự luận, với mục đích kiểm tra mức độ hiểu kiến thức như thế nào?

Ví dụ:

Câu 9: Hêmôglôbin là loại prôtêin:

1. Vận chuyển O2 và CO2 2. Có dạng hạt hoặc hình cầu 3. Tạo nên hồng cầu 4. Có cấu trúc bậc 4

A. 1, 2, 3 B. 1, 3, 4 C. 2, 3, 4 D. 1, 2, 3, 4

Phần nhiều HS ở lớp ĐC vẫn chọn phương án A. Vấn đề này đã được đưa ra thành tình huống có vấn đề cho HS ở lớp thực nghiệm. Vì vậy, HS lớp TN đa số đã chọn đúng phương án D.

Câu 10: Hoocmôn insulin do tuyến tụy tiết làm tăng hoặc giảm lượng glucôzơ

trong máu, minh họa cho:

A. chức năng bảo vệ. B. chức năng điều hoà. C. chức năng vận chuyển. D. chức năng cấu trúc. C. chức năng vận chuyển. D. chức năng cấu trúc.

HS ở lớp ĐC phần nhiều vẫn chọn phương án C. Vấn đề này đã được đưa ra thành BTTH cho HS ở lớp thực nghiệm Vì vậy, HS lớp TN đa số đã chọn đúng phương án B.

Câu 12: Nội dung chủ yếu của nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc ADN là: A. hai bazơ cùng loại liên kết bổ sung với nhau.

B. hai bazơ khác loại liên kết bổ sung với nhau.

C. một bazơ lớn (A, G) được bù với một bazơ bé (T, X) và ngược lại.D. lượng A + T luôn bằng lượng G + X.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập tình huống để dạy sinh học 10 trung học phổ thông (Trang 112 - 113)