III. Nhập bào và xuất bào
2.3.5. Đánh giá các kĩ năng đạt được của HS qua dạy học bằng BTTH
bằng BTTH
Để đánh giá giá trị của BTTH trong dạy học, chúng tôi đã xây dựng bộ tiêu chí đánh giá các mức độ đạt được 3 loại kĩ năng cơ bản mà BTTH có thể rèn luyện được cho HS đó là: Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh, đề xuất giả thuyết khoa học để giải quyết BTTH, báo cáo và kiểm định kết quả đáp ứng yêu cầu BTTH đặt ra.
2.3.5.1. Nguyên tắc xây dựng các tiêu chí để đánh giá mức độ thành thạo các kĩ năng học của HS bằng BTTH
Như đã đề cập ở trên về vai trò của việc học bằng BTTH là việc học có hiệu quả. BTTH góp phần giúp HS lĩnh hội kiến thức mới, vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết một tình huống cụ thể trong thực tế, BTTH góp phần phát triển năng lực tư duy cho HS. Khi giải quyết các BTTH buộc HS phải sử dụng các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, liên hệ, khái quát hóa, quy nạp, diễn dịch,… chỉ có vận dụng các thao tác đó thì mới trả lời đúng, đầy đủ các BTTH. Việc vận dụng lặp đi, lặp lại nhiều lần sẽ trở thành kĩ năng, kĩ xảo của HS trong quá trình làm BTTH. Vì vậy, để xây dựng các tiêu chí đánh giá kĩ năng tư duy bằng BTTH phải dựa vào một số nguyên tắc cơ bản sau:
- Các tiêu chí đưa ra phải đánh giá được các kĩ năng nhận thức của HS như: Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa khi nhận biết BTTH từ bài học.
- Có thể đo được ở các mức khác nhau của từng tiêu chí để đánh giá được từng kĩ năng cơ bản của việc học bằng BTTH, nghĩa là mỗi tiêu chí phải phân ra được từng mức độ cụ thể.
- Việc xây dựng các tiêu chí để đo các kĩ năng phải nằm trong các năng lực chung và năng lực riêng.
- Các tiêu chí phải mang tính phổ cập nghĩa là có thể sử dụng để đo được nhiều BTTH với nhiều nội dung kiến thức khác nhau dựa trên các minh chứng đặc trưng cho từng tiêu chí.
- Phải có công cụ để đo, công cụ đó có thể là câu hỏi, bài tập và cũng có thể là BTTH.
2.3.5.2. Các tiêu chí được xây dựng để xác định mức độ thành thạo các kĩ năng học bằng BTTH
Dựa trên lí thuyết BTTH, kiến thức Sinh học nói chung và kiến thức Sinh học 10 nói riêng, chúng tôi chiết xuất ra được các thao tác mang tính kĩ năng gắn với tư duy logic của người học bằng BTTH gồm 3 kĩ năng cơ bản, mỗi kĩ năng gồm các
tiêu chí, mỗi tiêu chí tiêu biểu cho một mức độ kĩ năng đạt được, được kí hiệu MĐ1, MĐ2, MĐ3, MĐ4, MĐ5. Các kĩ năng đó là:
1. Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh trong BTTH.
2. Đề xuất các giả thuyết (giả thuyết về kiến thức có liên quan, giả thuyết thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức có liên quan với yêu cầu của việc giải quyết BTTH, giả thuyết hướng giải quyết BTTH).
3. Báo cáo và kiểm định kết quả: Đây là sản phẩm cuối cùng của HS khi giải quyết các tình huống. Tùy thuộc vào năng lực mà mức độ đạt được ở kĩ năng báo cáo và kiểm định kết quả của mỗi HS có khác nhau.
Trên cơ sở các kĩ năng được xây dựng, chúng tôi đã xây dựng các mức độ đạt được cho mỗi kĩ năng được trình bày ở bảng 2.4.
Bảng 2.4. Đánh giá các kĩ năng đạt được của HS qua dạy học bằng BTTH
STT Kĩ năng Mức độ đạt được của từng kĩ năng
1 Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh từ BTTH
Chưa phát hiện và nhận dạng được các vấn đề nảy sinh
MĐ1 Phát hiện và nhận dạng được một số
yêu cầu của BTTH
MĐ2 Phát hiện và nhận dạng được đầy đủ
yêu cầu của BTTH nhưng chưa biết lí giải
MĐ3
Ở mức độ vận dụng được: Phát hiện và nhận dạng được đầy đủ yêu cầu của BTTH và biết lí giải một số cơ sở khoa học.
MĐ4
Ở mức độ vận dụng thuần thục: Phát hiện và nhận dạng được đầy đủ yêu cầu của BTTH và biết lí giải đầy đủ cơ sở khoa học.
MĐ5
2 Đề xuất các giả thuyết (giả thuyết về kiến thức có liên quan, về lập mối quan hệ giữa kiến
Chưa biết đề xuất giả thuyết MĐ1 Sơ bộ đề xuất được giả thuyết nhưng
chưa đầy đủ: Giải quyết được một số yêu cầu của BTTH
MĐ2
STT Kĩ năng Mức độ đạt được của từng kĩ năng
thức có liên quan với yêu cầu của việc giải quyết BTTH, về hướng giải quyết BTTH)
được đầy đủ yêu cầu của BTTH nhưng chưa biết lí giải tường minh giả thuyết Ở mức độ vận dụng được: Giải quyết được đầy đủ yêu cầu của BTTH và biết lí giải một số cơ sở khoa học.
MĐ4
Ở mức độ vận dụng thuần thục: Giải quyết được đầy đủ yêu cầu của BTTH và biết lí giải đầy đủ cơ sở khoa học.
MĐ5
3 Báo cáo và kiểm định kết quả từ yêu cầu của BTTH
Chưa biết rút ra kết luận từ các minh
chứng trình bày MĐ1
Kết luận chưa hoàn thiện: Kết luận
được một số yêu cầu của BTTH MĐ2 Kết luận được đầy đủ yêu cầu của
BTTH nhưng chưa biết lí giải một cách tường minh trên cơ sở các minh chứng
MĐ3
Ở mức độ vận dụng được: Kết luận được đầy đủ yêu cầu của BTTH và biết lí giải một số cơ sở khoa học chủ yếu từ yêu cầu BTTH
MĐ4
Ở mức độ vận dụng thuần thục: Kết luận được đầy đủ yêu cầu của BTTH và biết lí giải đầy đủ cơ sở khoa học trên cơ sở các minh chứng nêu ra
Kết luận chương 2
Trong chương này, chúng tôi đã nghiên cứu đề xuất năm nguyên tắc cơ bản chỉ đạo quá trình vận dụng dạy học Sinh học 10 bằng BTTH. Trong đó, nguyên tắc xây dựng BTTH là một nguyên tắc cơ bản nhất, cốt lõi nhất và quan trọng nhất. Muốn xây dựng được BTTH phải dựa trên nguyên tắc và quy trình nhất định. Vì vậy, chúng tôi đề xuất ba nguyên tắc và sáu bước của quy trình xây dựng BTTH và coi đây là khâu quan trọng trong quy trình vận dụng dạy học Sinh học 10 bằng BTTH.
Các nguyên tắc dạy học bằng BTTH như sợi chỉ đỏ xuyên suốt, chỉ đạo việc xây dựng BTTH và các bước của quy trình dạy học bằng BTTH, sáu bước của quy trình xây dựng BTTH, ba bước của quy trình dạy học bằng BTTH làm cơ sở cho việc vận dụng xây dựng các bài học Sinh học 10. Đây cũng chính là nội dung thực nghiệm ở chương ba (thực nghiệm sư phạm).
Để đánh giá kết quả rèn luyện cho HS các kĩ năng xây dựng giả thuyết và giải quyết các giả thuyết thông qua việc thu thập, tái hiện kiến thức từ SGK, kết hợp học cá nhân và hợp tác nhóm để giải quyết các tình huống đặt ra từ BTTH. Chúng tôi đã xây dựng các tiêu chí đánh giá mức độ đạt được ở 3 loại kĩ năng: phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh từ BTTH, đề xuất giả thuyết khoa học hợp lí, báo cáo và kiểm định kết quả từ yêu cầu của BTTH.
Chương 3