Các nguyên tố hóa học

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập tình huống để dạy sinh học 10 trung học phổ thông (Trang 89)

Bước 1. GV đặt vấn đề

BTTH 5: Có ý kiến cho rằng: Cacbon là một trong những nguyên tố sinh học

có vị trí đặc biệt quan trọng trong cơ thể sống và là nguyên tố cơ bản phân biệt giữa cơ thể sống và yếu tố không sống.

Em có nhận xét gì về ý kiến trên? Theo em có nên chỉnh lí ý kiến đó không? Nếu có thì nên chỉnh lí lại như thế nào?

BTTH 6: Có ý kiến cho rằng: Các nguyên tố vi lượng có hàm lượng cực nhỏ,

nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sống của cơ thể nên chúng không có vai trò quan trọng gì trong cơ thể.

Em có đồng ý với ý kiến trên không? Tại sao?

Bước 2. Giải quyết vấn đề

GV đưa ra câu hỏi và cho HS thảo luận nhóm hoặc tự nghiên cứu để trả lời câu hỏi:

- Kể tên các nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể người và vỏ Trái Đất? - Nguyên tố nào chiếm tỉ lệ nhiều nhất? Tại sao 4 nguyên tố C, H, O, N lại là nguyên tố chính cấu tạo nên cơ thể sống mà không phải là nguyên tố khác?

- Tại sao C là nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của đại phân tử hữu cơ?

- Làm thế nào để biết được nguyên tố đó là cần thiết đối với cây trồng? Trên cơ sở đó giải thích nguyên tố đa lượng, nguyên tố vi lượng.

- Các loại muối khoáng có vai trò gì? Khi cây trồng thiếu hay thừa một nguyên tố nào đó thì chúng có những biểu hiện gì?

Tại sao các tế bào khác nhau lại được cấu tạo chung từ một số nguyên tố nhất định?

Bước 3. GV, HS báo cáo và kiểm định kết quả

- Các nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống: C, H, O, N, Ca, P, K, S, Na, Cl, Mg,…

- C là nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ.

- Nguyên tố đại lượng là nguyên tố có chứa nhiều trong khối lượng chất khô của cơ thể.

- Các nguyên tố chứa ít hơn gọi là các nguyên tố vi lượng (< 0,01%).

- Nguyên tố vi lượng mặc dù chỉ chiếm một tỉ lệ cực nhỏ nhưng lại có vai trò quan trọng đối với sự sống. Ví dụ: Mặc dù chỉ cần một lượng cực nhỏ nhưng nếu thiếu iôt thì chúng ta có thể bị bệnh bướu cổ. Trong chất khô của cây, Mo chỉ chiếm tỉ lệ 1 nguyên tử trên 16 triệu nguyên tử H, nhưng nếu thiếu Mo thì cây trồng sẽ khó phát triển, thậm chí bị chết.

Các tế bào khác nhau lại được cấu tạo chung từ một số nguyên tố nhất định: Trong tự nhiên có nhiều nguyên tố hóa học nhưng trong cơ thể sống chỉ có khoảng 25 nguyên tố tham gia cấu trúc nên cơ thể (trong đó có 4 nguyên tố là C, H, O, N có trong mọi cơ thể sống). Người ta thấy rằng đó là các nguyên tố có những tính chất lí hóa phù hợp với cơ thể sống. Các nguyên tố này có kích thước nhỏ, có vỏ điện tử dễ dàng kết hợp với nhau để tạo nên nhiều loại phân tử, nhiều loại cấu trúc cũng như nhiều hệ thống có tổ chức khác nhau rất đa dạng nhưng đồng thời lại có thể dễ dàng phân li trong những điều kiện nhất định, do đó tạo cho cơ thể sống có tính ổn định

và mềm dẻo thích nghi được với những thay đổi của môi trường. Không phải tất cả các sinh vật đều cần tất cả các nguyên tố Sinh học như nhau (trừ một số nguyên tố chính: C, H, O, N), mà tùy từng sinh vật, thậm chí tùy theo từng giai đoạn phát triển mà nhu cầu về từng nguyên tố không giống nhau. Đối với một nguyên tố thì có thể loài này cần nhưng loài khác lại không hay chỉ cần với một hàm lượng rất thấp. Ví dụ: đối với cây đậu phộng thì cần nhiều phôtpho, canxi nhưng với cây lấy thân, lá (các loại rau) thì lại cần nhiều nitơ.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập tình huống để dạy sinh học 10 trung học phổ thông (Trang 89)