Bước 1. GV đặt vấn đề
BTTH 8: Bạn Hoa thắc mắc khi ăn cơm: nhai kĩ, lâu có vị ngọt, tục ngữ có câu: “nhai kĩ no lâu”. Em hãy giúp bạn Hoa giải thích hiện tượng đó.
Bước 2. GV và HS giải quyết vấn đề
- Cacbohiđrat là gì? Cacbohiđrat được chia thành các loại đường nào? - Đường đơn có những dạng nào? Kể tên các dạng đường đơn.
- Đường đôi có những dạng nào? Kể tên các dạng đường đôi.
- Đường đa có những loại nào? Chúng có những tính chất chung gì? - Tinh bột tồn tại ở đâu? Con người dùng tinh bột ở dạng nào? - Tại sao khi ta ăn cơm, càng nhai nhiều càng thấy có vị ngọt?
Bước 3. GV báo cáo và kiểm định kết quả
- Cacbohiđrat là hợp chất hữu cơ đơn giản chỉ chứa 3 loại nguyên tố là C, H, O được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
+ Các dạng đường đơn (6C) glucôzơ (đường nho) có ở thực vật và động vật, fructôzơ (đường quả) có ở nhiều thực vật, galactôzơ (có trong đường sữa) có nhiều trong sữa của động vật.
+ Đường đôi: gồm 2 phân tử đường đơn cùng loại hay khác loại. Có vị ngọt và tan trong nước.
Đường saccarôzơ (đường mía) có nhiều trong thân cây mía, củ cải đường, củ cà rốt.
Đường lactôzơ (đường sữa) có trong sữa động vật. Cấu tạo gồm 1 phân tử glucôzơ và 1 phân tử galactôzơ.
Đường mantôzơ (đường mạch nha) gồm 2 phân tử glucôzơ. Có thể chế biến bằng cách lên men tinh bột.
+ Đường đa: gồm nhiều phân tử đường liên kết với nhau (glicôgen, tinh bột, xenlulôzơ, kitin).
- Chức năng của cacbohiđrat:
+ Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể. + Cấu tạo nên tế bào và các bộ phận cơ thể.
- Mở rộng:
+ Khi ta ăn cơm, càng nhai nhiều càng thấy có vị ngọt vì trong nước bọt có enzim amilaza thủy phân tinh bột thành đường glucôzơ.
II. Lipit
Bước 1. GV đặt vấn đề
BTTH 9: Mặc dù cơ thể người không tiêu hóa được xenlulôzơ nhưng vẫn
nhận được lời khuyên là nên ăn nhiều rau xanh hàng ngày mà rau xanh lại chứa nhiều xenlulôzơ.
Em có đồng ý với lời khuyên trên không? Tại sao?
BTTH 10: Có ý kiến cho rằng: Tế bào sử dụng lipit để tạo nên các dạng màng
ngăn cách. Theo em ý kiến trên đúng hay sai? Giải thích?
Bước 2. GV và HS giải quyết vấn đề
- Lipit có những tính chất lí, hóa như thế nào? - Các dạng lipit thường gặp ở trong tự nhiên là gì? - Mỡ và dầu khác nhau ở đặc điểm nào? Tại sao?
- Tại sao các động vật ngủ đông như gấu thường có lớp mỡ rất dày? - Vì sao tế bào sử dụng lipit để tạo nên các dạng màng ngăn cách?
Bước 3. GV báo cáo và kiểm định kết quả
- Lipit là nhóm chất hữu cơ không tan trong nước, chỉ tan trong các dung môi hữu cơ như benzen, ête, clorofooc.
- Dầu và mỡ
+ Chức năng: dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. - Các phôtpholipit
+ Phôtpholipit có cấu trúc gồm hai phân tử axit béo liên kết với một phân tử glixêrol, vị trí thứ ba của phân tử glixêrol được liên kết với nhóm phôtphat.
+ Cấu tạo nên các loại màng của tế bào.
- Hoocmôn: có bản chất là sterôit như testostêrôn hay ơstrôgen. Colesterôn tham gia vào cấu tạo màng tế bào.
- Các loại sắc tố như diệp lục, sắc tố của võng mạc ở mắt người và một số loại vitamin A, D, E và K.
- Mở rộng:
+ Người không tiêu hóa được xenlulôzơ vì người không có enzim tiêu hóa xenlulôzơ nhưng chúng ta vẫn cần phải ăn rau xanh hàng ngày vì rau xanh có nhiều vitamin tham gia vào quá trình điều chỉnh cho nhiều quá trình sống và chất xơ góp phần làm sạch ruột già giúp phòng ngừa ung thư ruột già.
+ Các động vật ngủ đông như gấu thường có lớp mỡ rất dày để dự trữ năng lượng, sử dụng qua mùa đông giá rét.
+ Do tính chất không tan trong nước nên trong nước lipit thường tạo thành một lớp màng mỏng, vì thế tế bào mới sử dụng lipit để tạo nên các dạng màng ngăn cách (như màng sinh chất ngăn cách tế bào với môi trường, màng các bào quan ngăn cách tế bào chất thành từng ô riêng biệt).
VÍ DỤ: BÀI 3. CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC(Mức 2) (Mức 2)
A. Mục tiêu
Sau khi học bài này, HS phải:
1. Kiến thức
- Giải thích được tại sao nguyên tố cacbon lại có vai trò quan trọng trong thế giới sống.
- Hiểu được thế giới sống mặc dù đa dạng nhưng lại thống nhất về thành phần hóa học.
- Giải thích được cấu trúc hóa học của phân tử nước quyết định đến các đặc tính lí hóa của nước như thế nào.
- Trình bày được vai trò của nước đối với sự sống.
2. Kĩ năng
Phân tích hình vẽ, tư duy so sánh - phân tích - tổng hợp, hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân.
Kĩ năng phát hiện và giải quyết các BTTH.
3. Thái độ
Thấy rõ tính thống nhất của vật chất.
B. Phương tiện dạy học
Sử dụng BTTH 5, BTTH 6, BTTH 7 (xem phụ lục 1).
C. Tiến trình