Hệ thống các BTTH trong chương trình Sinh học 1 0 THPT

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập tình huống để dạy sinh học 10 trung học phổ thông (Trang 58)

T Nội dung điều tra Rất thích (%) hích (%) Không thích (%)

2.2.2.Hệ thống các BTTH trong chương trình Sinh học 1 0 THPT

2.2.2.1. Phân loại các BTTH trong chương trình Sinh học 10 THPT

Có nhiều cách phân loại khác nhau được đề cập. Trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng hai cách phân loại sau trong dạy học Sinh học 10.

Cách 1. Dựa vào đặc điểm, tính chất của mâu thuẫn xuất hiện bao gồm:

* BTTH tạo ra từ mâu thuẫn giữa kiến thức cũ và kiến thức mới

Loại BTTH này xuất hiện do sự không phù hợp giữa kiến thức cũ (cái đã biết) và kiến thức mới (cái chưa biết). Khi tình huống xuất hiện, HS nhận thấy có khía

cạnh mới về tri thức và mong muốn được thỏa mãn nhu cầu khám phá. Giải quyết mâu thuẫn này bằng cách vận dụng nguồn tri thức mới bổ sung để làm rõ, giải thích vấn đề đặt ra.

Ví dụ:

BTTH 31: Dùng để dạy bài 11. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất, GV có thể đưa ra BTTH như sau:

Tại quản cầu thận, lượng urê trong nước tiểu đầu có nồng độ gấp 65 lần lượng urê ở trong máu, các muối phôtphát gấp 16 lần, nhưng các chất này vẫn thấm qua màng từ máu vào nước tiểu đầu. Tại ống thận, nồng độ glucôzơ trong nước tiểu đầu và trong máu ngang nhau nhưng glucôzơ trong nước tiểu đầu vẫn được thu hồi trả về máu. Điều này không thể dùng cơ chế khuếch tán để giải thích. Vậy cơ chế để giải thích hai hiện tượng trên như thế nào?

BTTH 60: Dùng để dạy bài 30. Chu trình nhân lên của virut, GV có thể đưa ra BTTH như sau:

Virut có cấu tạo cực kì đơn giản, không có hoạt động sống khi ở ngoài tế bào vật chủ. Nhưng khi xâm nhập vào cơ thể virut có thể gây nên những đại dịch kinh hoàng trong lịch sử loài người mà số người thiệt mạng được đánh giá còn lớn hơn tất cả các cuộc chiến tranh, các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, nạn đói, trận động đất, lũ lụt và tai nạn giao thông cộng lại? Tại sao virut có cấu tạo rất đơn giản nhưng con người lại khó tiêu diệt chúng?

BTTH 52: Dùng để dạy ý 1, mục II, bài 25. Sinh trưởng của vi sinh vật, GV có thể ra BTTH sau:

Trong sữa chua có vi khuẩn lactic có khả năng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn. Vậy tại sao sữa chua khi hết hạn sử dụng sẽ bị hỏng?

* BTTH tạo ra từ mâu thuẫn giữa lí thuyết và thực tiễn

Tình huống này xuất hiện khi những biểu hiện của thực tiễn đa dạng, phong phú không hợp lí với lí thuyết khoa học tương ứng. Mâu thuẫn này đặt ra cho HS một nhiệm vụ cần phải nối nhịp hai đầu cầu lí thuyết và thực tiễn một cách phù hợp.

Giải quyết mâu thuẫn này là phải tìm ra những yếu tố, điều kiện đã chi phối, ảnh hưởng đến biểu hiện của thực tiễn.

Ví dụ:

BTTH 55: Dùng để dạy bài 26. Sinh sản của VSV, GV có thể đưa ra BTTH như sau:

Có ý kiến cho rằng: Trong điều kiện tự nhiên, vi sinh vật không thể sinh sản với tốc độ như trong điều kiện nuôi cấy ở phòng thí nghiệm. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Giải thích?

BTTH 11: Dùng để dạy bài 5. Prôtêin, GV có thể đưa ra BTTH như sau: Các động vật như trâu, bò, dê, ngựa…đều ăn cùng một loại thức ăn là cỏ. Tại sao thịt (Prôtêin) của chúng lại khác nhau?

BTTH 67: Dùng để dạy bài 32. Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch, GV có thể đưa ra BTTH như sau:

Xung quanh ta có rất nhiều các VSV gây bệnh nhưng vì sao đa số chúng ta vẫn sống khỏe mạnh?

* BTTH tạo ra từ mâu thuẫn xuất hiện bởi sự lựa chọn phương án hợp lí

Mâu thuẫn nảy sinh khi HS đứng trước sự lựa chọn một phương án trong số nhiều phương án khác nhau mà xem ra phương án nào cũng có vẻ hợp lý. Giải quyết mâu thuẫn này bằng cách phân tích, loại bỏ những cái không bản chất để tìm ra câu trả lời đúng nhất.

Ví dụ:

BTTH 35: Dùng để dạy bài 13. Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất, GV có thể đưa ra BTTH như sau:

Tại sao những người hoạt động cơ bắp nhiều sẽ cần phải ăn khẩu phần ăn dồi dào năng lượng còn những người hoạt động cơ bắp ít không nên ăn khẩu phần ăn dồi dào năng lượng?

BTTH 50: Dùng để dạy bài 23. Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở VSV, GV có thể đưa ra BTTH như sau:

Có ý kiến cho rằng: Các sản phẩm tổng hợp của VSV đều có ích cho con người. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Giải thích?

BTTH 51: Dùng để dạy bài 23. Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở VSV, GV có thể đưa ra BTTH như sau:

Theo em cùng một enzim do VSV sinh ra (amilaza, prôtêaza, xenlulaza,…) khi nào thì enzim đó có lợi, khi nào thì enzim đó có hại đối với con người? Cho ví dụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* BTTH tạo ra bởi mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng (nghịch lí)

Mâu thuẫn xuất hiện khi có sự trái ngược giữa yếu tố bản chất với hiện tượng, sự kiện tương ứng, hoặc trái ngược giữa những hiện tượng với quan niệm thông thường và kiến thức mà HS đã hiểu trước đó. Điều này sẽ tạo ra sự xung đột trong tư duy của HS và chính sự nghịch lí này lại lôi cuốn sự tò mò của HS. HS phải đi tìm hiểu, phân tích hiện tượng, phê phán quan điểm sai để đi đến cái chân lí, cái bản chất của vấn đề.

Ví dụ:

BTTH 9: Dùng để dạy bài 4. Cacbohiđrat và lipit, GV có thể đưa ra BTTH như sau:

Mặc dù cơ thể người không tiêu hóa được xenlulôzơ nhưng vẫn nhận được lời khuyên là nên ăn nhiều rau xanh hàng ngày mà rau xanh lại chứa nhiều xenlulôzơ.

Theo em, lời khuyên đó có đúng không? Tại sao?

BTTH 60: Dùng để dạy bài 30. Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ, GV có thể đưa ra BTTH như sau:

Virut có cấu tạo cực kì đơn giản, không có hoạt động sống khi ở ngoài tế bào vật chủ. Nhưng khi xâm nhập vào cơ thể virut có thể gây nên những đại dịch kinh hoàng trong lịch sử loài người mà số người thiệt mạng được đánh giá còn lớn hơn tất cả các cuộc chiến tranh, các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, nạn đói, trận động đất, lũ lụt và tai nạn giao thông cộng lại? Tại sao virut có cấu tạo rất đơn giản nhưng con người lại khó tiêu diệt chúng?

Cách phân loại các tình huống trên chỉ mang tính tương đối.Tùy theo khả năng của GV mà HS được đưa vào tình huống này hay tình huống khác. Để tăng sự hấp dẫn của bài học và sự mềm dẻo của tư duy cho HS, GV nên thường xuyên thay đổi kiểu tình huống huống học tập một cách hợp lí.

Cách 2. Dựa vào mục đích dạy học: BTTH được phân ra thành 3 loại sử dụng

cho 3 mục đích dạy học đó là dạy học kiến thức mới; củng cố, hoàn thiện kiến thức và kiểm tra đánh giá.

* Loại BTTH dùng để dạy học kiến thức mới: Loại BTTH này dùng để tổ chức, hướng dẫn HS nghiên cứu tài liệu mới. Khi HS trả lời được BTTH thì sẽ chiếm lĩnh được kiến thức mới. Do vậy mỗi BTTH dùng để dạy học kiến thức mới phải mã hóa được nội dung kiến thức. GV có thể cần nêu thêm những câu hỏi phụ để gợi ý, tác dụng của câu hỏi phụ tăng yếu tố đã biết để HS giải quyết vấn đề học tập. Vì vậy, tùy từng đối tượng HS mà tính chất câu hỏi phụ là khác nhau.

* Loại BTTH để củng cố, hoàn thiện kiến thức: Loại BTTH này được thiết kế dựa trên những tri thức đã có của HS, nhưng các kiến thức đó còn rời rạc, tản mạn, chưa thành hệ thống. Do đó, chúng có tác dụng củng cố kiến thức đã học, đồng thời khái quát hóa và hệ thống hóa kiến thức đó, rèn luyện các thao tác tư duy logic phát triển cao hơn.

* Loại BTTH dùng để kiểm tra đánh giá: Loại BTTH dùng để kiểm tra đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức của HS có thể sau một bài học, một chương hoặc một phần của chương trình. GV cần lưu ý BTTH phải vừa sức với HS, phải phù hợp với thời gian quy định làm bài, kiểm tra được những kiến thức trọng tâm, những thành phần kiến thức khác nhau của chương trình.

Trong luận án này, chúng tôi chỉ mới tập trung nghiên cứu xây dựng và sử dụng BTTH trong dạy học Sinh học 10 ở khâu nghiên cứu tài liệu mới.

Các cách phân loại cũng chỉ mang tính tương đối vì khi sử dụng trong dạy học còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, chủ thể nhận thức.

2.2.2.2. Số lượng BTTH trong chương trình Sinh học 10 - THPT đã xây dựng để dạy học

+ Số lượng các BTTH được xây dựng: Trên cơ sở phân tích nội dung Sinh học 10, dựa vào nguyên tắc, quy trình xây dựng, chúng tôi đã xây dựng được 67 BTTH phủ kín toàn bộ chương trình được trình bày ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Số lượng các BTTH trong từng bài thuộc môn Sinh học 10 đã được xây dựng

Phần Chương Bài Tên bài dạy Số lượng

các BTTH Phần I. Giới thiệu chung về thế giới sống 1 Các cấp tổ chức của thế giới sống 2 2 Các giới sinh vật 2 Phần II. Sinh học tế bào Chương I. Thành phần hóa học của tế bào

3 Các nguyên tố hóa học và nước 3

4 Cacbohiđrat và lipit 3 5 Prôtêin 3 6 Axit nuclêic 5 Chương II. Cấu trúc của tế bào

7 Tế bào nhân sơ 3

8, 9,

10 Tế bào nhân thực 6

11 Vận chuyển các chất qua màng sinh chất 6 Chương III. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào

13 Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất 2 14 Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất 4

16 Hô hấp tế bào 2

17 Quang hợp 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương IV. Phân

bào

Phần Chương Bài Tên bài dạy các BTTHSố lượng Phần III. Sinh học VSV Chương I. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở VSV

22 Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và

năng lượng ở VSV 2

23 Quá trình tổng hợp và phân giải các

chất ở VSV 2 Chương II. Sinh trưởng và sinh sản của VSV

25 Sinh trưởng của VSV 2

26 Sinh sản của VSV 2

27 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởngcủa VSV 2 Chương

III. Virut và bệnh

truyền nhiễm

29 Cấu trúc các loại virut 2

30 Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ 2 31 Virut gây bệnh. Ứng dụng của virut

trong thực tiễn 4

32 Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch 2

Tổng cộng 67

+ Các BTTH được xây dựng: như trên đã đề cập, tổng số BTTH được xây dựng để đưa vào dạy học Sinh học 10 là 67. Để có được các BTTH đó, dựa trên các ý kiến của GV, của các chuyên gia. Chúng tôi đã chỉnh sửa nhiều lần, điều chỉnh nội dung, cách diễn đạt, cả định hướng giải quyết các tình huống đặt ra sao cho phù hợp với nội dung, thực tiễn dạy học ở trường THPT (các BTTH xem ở phụ lục 1).

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập tình huống để dạy sinh học 10 trung học phổ thông (Trang 58)