C. Vận chuyển chủ động D Vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.
A. Biến đổi axit axêtic thành glucôzơ B Chuyển hóa rượu thành axit axêtic C Chuyển hóa glucôzơ thành rượu.D Chuyển hóa glucôzơ thành axit axêtic.
C. Chuyển hóa glucôzơ thành rượu.D. Chuyển hóa glucôzơ thành axit axêtic.
Đa số HS ở lớp ĐC trả lời là phương án D. Trong khi đó, đại đa số HS ở lớp TN chọn đúng là phương án B.
- Ở phần tự luận:
Câu 2: Có phải sản phẩm tổng hợp nào của VSV cũng đều có ích không? Cho
ví dụ.
Đáp án câu 2 là: không phải sản phẩm tổng hợp nào của VSV cũng đều có ích, nhiều độc tố của VSV, trong đó có một số enzim gây tác hại cho con người như gây ngộ độc, bệnh tật, tử vong,…
Ví dụ: độc tố là một trong các sản phẩm do VSV tổng hợp. Khi nhiễm vào đồ ăn, thức uống, một số VSV không chỉ phân giải, làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm mà còn tiết độc tố. Độc tố có 3 loại:
+ Độc tố tế bào (do vi khuẩn bạch hầu và vi khuẩn lị tiết ra); + Độc tố thần kinh (do vi khuẩn độc thịt tiết ra);
+ Độc tố ruột (do vi khuẩn tả và E. coli tiết ra).
Aflatôxin, fumônisin là những loại độc tố đáng sợ nhất trong số các độc tố do nấm sinh ra. Những chất này thường gặp trong đậu phộng hoặc bắp bị mốc, có thể gây ung thư gan, xơ gan, ung thư vòm họng,…
Những câu hỏi dạng mở rộng như câu 2 thì phần lớn các HS lớp ĐC không trả lời được hoặc chỉ trả lời được không phải sản phẩm tổng hợp nào của VSV cũng đều có ích nhưng không đưa ra được ví dụ chứng minh. Còn HS lớp TN trả lời đầy đủ vì câu này là một tình huống đã được phân tích trong bài học.
Câu 3: Cùng một enzim VSV (amilaza, prôtêaza, xenlulaza,…) khi nào thì
enzim có lợi, khi nào thì enzim có hại đối với con người? Cho ví dụ.
- VSV không có ý thức làm lợi hay làm hại cho con người mà do con người chủ động điều khiển chúng. Có lợi khi con người chủ động sử dụng VSV phục vụ cho chính lợi ích của mình, có hại khi để chúng phát triển tự do, gây hư hỏng thức ăn, đồ dùng…
- Ví dụ: nếu con người chủ động dùng các enzim amilaza, prôtêaza hoặc xenlulaza,… để xử lí nước thải giàu tinh bột, prôtêin hoặc xenlulôzơ, sẽ cho nước thải sạch, sử dụng các enzim trên vào công nghiệp bột giặt sẽ làm tăng hiệu quả giặt tẩy,…Ngược lại, cũng vẫn các VSV trên, nếu để chúng sinh trưởng tự do trên các đồ ăn, thức uống, rau quả,… Các enzim do chúng sinh ra sẽ phân giải làm hư hỏng thực phẩm, gây ôi thiu, làm giảm chất lượng các loại lương thực, đồ dùng, hàng hóa,…
Những câu hỏi dạng mở rộng như câu 3 thì phần lớn các HS lớp ĐC không trả lời được hoặc chỉ trả lời được giống SGK là con người sử dụng các enzim ngoại bào như amilaza để thủy phân tinh bột để sản xuất kẹo, xirô, rượu,... VSV tiết hệ enzim
xenlulaza để phân giải xenlulôzơ làm cho đất giàu chất dinh dưỡng và tránh ô nhiễm môi trường, người ta thường chủ động cấy VSV để phân giải nhanh các xác thực vật. Còn HS lớp TN trả lời đầy đủ vì câu này là một BTTH đã được phân tích trong bài học.
* Kết quả bài kiểm tra thứ bảy cho thấy:
- Ở phần trắc nghiệm khách quan: kết quả bài làm thể hiện rất rõ HS lớp ĐC không nắm vững kiến thức vì số câu trả lời sai nhiều hơn so với HS lớp TN.
Ví dụ:
Câu 15: Nhóm VSV nào sau đây là nhóm ưa axit? A. Đa số vi khuẩn. B. Xạ khuẩn.