Phân tích nội dung chương trình Sinh học 10 THPT làm cơ sở xây dựng các BTTH

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập tình huống để dạy sinh học 10 trung học phổ thông (Trang 46 - 50)

T Nội dung điều tra Rất thích (%) hích (%) Không thích (%)

2.1.Phân tích nội dung chương trình Sinh học 10 THPT làm cơ sở xây dựng các BTTH

các BTTH

Chương trình Sinh học THPT hiện hành được xây dựng trên quan điểm hệ thống. Các kiến thức Sinh học được trình bày theo các cấp độ tổ chức sống, từ các hệ nhỏ đến các hệ trung lên các hệ lớn: tế bào  cơ thể  quần thể  quần xã  hệ sinh thái - sinh quyển, được thể hiện qua 7 phần cơ bản trong chương trình.

Trong đó, chương trình Sinh học 10 gồm 3 phần:

Phần 1. Giới thiệu chung về thế giới sống cùng với những đặc điểm đặc trưng cũng như cách thức phân loại thế giới sống; sau đó, đi sâu cụ thể vào bản chất của từng cấp độ tổ chức sống từ tế bào đến cơ thể và trên cơ thể. Tức là, theo logic, đi từ tổng hợp đến phân tích và cuối cùng tổng hợp lại ở mức cao hơn, thành một vấn đề chung để cho HS nhìn nhận thế giới sinh vật ở góc độ biện chứng với hai khía cạnh:

- Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc lệ thuộc, là những hệ thống cấu trúc chức năng, luôn trao đổi chất, năng lượng và thông tin với môi trường, có khả năng tự điều chỉnh, sinh trưởng và phát triển ổn định theo thời gian và không gian.

- Tính đa dạng nhưng thống nhất của toàn bộ sinh giới.

Tóm lại: phần này giới thiệu khái quát về thế giới sống với các cấp độ tổ chức cùng những đặc điểm đặc trưng cũng như cách thức phân loại thế giới sống. Phần này như một trục tọa độ định hướng cho HS cách nghiên cứu và cách học Sinh học có hiệu quả. HS sẽ thường xuyên sử dụng kiến thức định hướng đó khi nghiên cứu các cấp tổ chức sống.

Phần 2. Sinh học tế bào. Phần này đề cập tế bào như một hệ cấu trúc - chức năng thông qua phân tích cấu trúc và chức năng của từng bộ phận cấu trúc nên tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Đồng thời, nghiên cứu các chức năng sống của cấp tổ chức tế bào, đó là chuyển hóa vật chất và năng lượng thông qua quá trình tổng

hợp và phân giải các hợp chất hữu cơ, sinh trưởng và phát triển, sinh sản thông qua quá trình nguyên phân.

Phần 3. Sinh học VSV. Phần này được trình bày như một quá độ từ cấp độ tổ chức sống tế bào lên tổ chức sống cơ thể. Ở phần này, đề cập đến các quá trình sống như chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng, sinh sản của một cơ thể đơn bào - cơ thể VSV.

Chương trình sinh học 11. Phần 4. Sinh học cơ thể (cơ thể đa bào). Phần này đề cập đến cấp tổ chức sống cơ thể với các quá trình Sinh học cơ bản như: chuyển hóa vật chất và năng lượng, tính cảm ứng, sinh trưởng và phát triển cũng như sinh sản. Mặc dù, trong chương trình và SGK mỗi đặc trưng sống được giới thiệu lần lượt ở cơ thể thực vật rồi đến động vật, nhưng cũng khái quát được những đặc điểm chung ở cấp cơ thể. Đó là: cơ thể là một hệ cấu trúc - chức năng, luôn trao đổi chất và năng lượng với môi trường, khả năng tự điều chỉnh duy trì trạng thái cân bằng động, sinh trưởng, phát triển và sinh sản. Rõ ràng, thế giới sống rất đa dạng nhưng thống nhất.

Chương trình Sinh học 12 tiếp tục nghiên cứu thế giới sống ở cấp độ cao hơn là quần thể, quần xã và sinh quyển cùng với những hiện tượng tác động trong hệ là di truyền và tiến hóa cũng như tương tác giữa hệ với môi trường để thực hiện các hoạt động sống. Các dấu hiệu của cấp độ trên cơ thể được thể hiện ở nhiều nội dung phần di truyền - biến dị, tiến hóa, sinh thái. Như vậy, chương trình Sinh học 12 phải giới thiệu cơ sở phân tử, tế bào và cơ thể của di truyền biến dị, tiến hóa. Đó cũng là thể hiện quan điểm hệ thống, xem thế giới sống là hệ có tổ chức cao theo cấp bậc lệ thuộc từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao như một thể thống nhất biện chứng trong nội bộ của hệ cũng như giữa hệ và môi trường.

Đặc biệt, phần sinh thái học với nhiệm vụ hệ thống hóa kiến thức về mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường sống, giữa sinh vật với sinh vật, từ cấp độ cá thể đến cấp độ quần thể, quần xã và sinh quyển. Những dấu hiệu bản chất của hệ thống sống thể hiện đặc trưng ở mỗi cấp độ tổ chức sống trên cơ thể được nghiên cứu một cách toàn diện ở phần này, thể hiện rõ nét ở chương 2. Quần thể sinh vật, Chương 3.

Quần xã sinh vật và Chương 4. Hệ sinh thái, sinh quyển và sinh thái học với việc quản lí nguồn lợi thiên nhiên.

Trên cơ sở những hiểu biết khoa học về các cấp độ tổ chức sống, giáo dục cho HS bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên bằng chiến lược phát triển bền vững. Từ đó, HS thấy được trách nhiệm của mình để đóng góp vào cuộc sống “cứu lấy hành tinh xanh” cho muôn thế hệ.

Như vậy, quan điểm hệ thống đã được quán triệt trong toàn bộ nội dung chương trình. Định hướng quá trình nhận thức của HS đi theo con đường diễn dịch và quy nạp với logic: tổng hợp - phân tích - tổng hợp. Phần 1. Giới thiệu chung về thế giới sống, là một bức tranh tổng thể khái quát hóa các đặc điểm của thế giới sống, đồng thời giới thiệu khái niệm về các cấp tổ chức của thế giới sống, để rồi những dấu hiệu bản chất của mỗi cấp tổ chức đó sẽ được cụ thể hóa dần trong các phần tiếp theo của chương trình. Có thể nói, phần 1 như một trục tọa độ định hướng cho việc nghiên cứu các cấp độ tổ chức sống từ tế bào đến sinh quyển sao cho luôn nhất quán trong việc làm sáng tỏ các dấu hiệu bản chất của hệ thống sống được thể hiện đặc trưng trong từng cấp độ tổ chức sống, đồng thời qua đó thấy rõ tính đa dạng nhưng thống nhất của thế giới sống. Tiếp đó, mỗi một cấp độ tổ chức sống lại được tiếp tục nghiên cứu theo logic: tổng hợp - phân tích - tổng hợp. Tổng hợp toàn bộ chương trình, HS có được kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại và thực tiễn về bản chất của các cấp tổ chức sống từ tế bào đến cơ thể và trên cơ thể.

Bảng 2.1. Nội dung được chúng tôi xây dựng BTTH trong chương trình Sinh học 10

Nội dung trong chương trình

Sinh học 10 THPT Nội dung được chúng tôi xây dựng BTTH

Bài 1. Các cấp tổ chức của thế giới sống

- Sinh vật và vật vô sinh.

- Phân biệt các cấp tổ chức sống. Bài 2. Các giới sinh vật

- Cách sắp xếp các sinh vật vào các bậc phân loại.

- Bảo tồn đa dạng sinh học. Bài 3. Các nguyên tố hóa học

và nước

- Các nguyên tố hóa học.

Nội dung trong chương trình

Sinh học 10 THPT Nội dung được chúng tôi xây dựng BTTH

Bài 4. Cacbohiđrat và lipit

- Tinh bột. - Vitamin. - Lipit.

Bài 5. Prôtêin - Các bậc cấu trúc của prôtêin. - Chức năng của prôtêin.

Bài 6. Axit nuclêic

- Cấu tạo của ADN.

- Cấu trúc không gian của ADN. - Chức năng của ADN.

- Cấu trúc và chức năng của ARN. Bài 7. Tế bào nhân sơ - Ưu thế của tế bào có kích thước nhỏ.

- Cấu tạo của tế bào nhân sơ. Bài 8, 9, 10. Tế bào nhân thực

- Phân biệt tế bào động vật, thực vật, vi sinh vật.

- Cấu tạo của tế bào nhân thực. Bài 11. Vận chuyển các chất

qua màng sinh chất

- Vận chuyển thụ động. - Vận chuyển chủ động. - Nhập bào và xuất bào. Bài 13. Khái quát về năng

lượng và chuyển hóa vật chất

- Khái niệm năng lượng.

- Vận dụng kiến thức về năng lượng và chuyển hóa vật chất để giải thích các hiện tượng trong thực tế.

Bài 14. Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất

- Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất.

Bài 16. Hô hấp tế bào

- Khái niệm hô hấp tế bào.

- Mối quan hệ qua lại giữa các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.

Bài 17. Quang hợp - Khái niệm quang hợp.

- Mối liên hệ giữa pha sáng và pha tối. Bài 18, 19. Chu kì tế bào và

quá trình nguyên phân; giảm phân

- Chu kì tế bào.

- Hoạt động của nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân.

Bài 22. Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở VSV

- Phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở VSV. - Phân biệt hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí, phân biệt hô hấp kị khí với lên men.

Nội dung trong chương trình

Sinh học 10 THPT Nội dung được chúng tôi xây dựng BTTH

Bài 23. Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở VSV

- Đặc điểm chung của quá trình tổng hợp ở VSV và ứng dụng của quá trình này trong thực tiễn.

- Các enzim phân giải do VSV tiết ra. Bài 25. Sinh trưởng của VSV - Nuôi cấy liên tục.

- Nuôi cấy không liên tục.

Bài 26. Sinh sản của VSV - Vận dụng các kiến thức về sinh sản của VSV để giải thích các hiện tượng trong thực tế. Bài 27. Các yếu tố ảnh hưởng

đến sinh trưởng của VSV

- Con người sử dụng chất hóa học để kiểm soát sự sinh trưởng của VSV.

- Vận dụng các kiến thức về sinh trưởng để giải thích các hiện tượng trong thực tế.

Bài 29. Cấu trúc các loại virut - Cấu tạo và hoạt động sống của virut. - Phân biệt các loại hình thái của virut. Bài 30. Sự nhân lên của virut

trong tế bào chủ

- Mối liên quan giữa cấu trúc và sự nhân lên của virut.

- HIV/AIDS.

Bài 31. Virut gây bệnh. Ứng dụng của virut trong thực tiễn

- Tầm quan trọng của VSV đối với ngành công nghiệp VSV.

- Cách xâm nhập của virut vào tế bào vi khuẩn, thực vật, động vật.

- Vận dụng các kiến thức về ứng dụng của virut để giải thích các hiện tượng trong thực tế. Bài 32. Bệnh truyền nhiễm và

miễn dịch

- Biện pháp để phòng tránh bệnh do virut gây nên.

- Ứng dụng kiến thức về miễn dịch để giải thích các hiện tượng trong thực tế.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập tình huống để dạy sinh học 10 trung học phổ thông (Trang 46 - 50)