Điều tra việc nhận thức và vận dụng dạy học bằng BTTH của G

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập tình huống để dạy sinh học 10 trung học phổ thông (Trang 38 - 46)

T Nội dung điều tra Rất thích (%) hích (%) Không thích (%)

1.3.2. Điều tra việc nhận thức và vận dụng dạy học bằng BTTH của G

Đề tài sử dụng phiếu điều tra về vận dụng các PPDH của GV ở trường THPT thuộc địa bàn Tp.HCM với 30 GV môn Sinh học tại các Trường THPT Mạc Đĩnh

Chi (quận 6), Trường THPT Gia Định (quận Bình Thạnh), trường THPT Nguyễn Hiền (quận 11), Trường THPT Phan Đăng Lưu (quận Bình Thạnh) và Trường THPT Lương Thế Vinh (quận 1) (phương án chọn có dấu * là phương án trả lời đúng).

Bảng 1.3. Kết quả điều tra vận dụng các PPDH của GV ở trường THPT

Câu hỏi điều tra Tỉ lệ(%)

Câu 1. Trọng tâm đổi mới PPDH hiện nay là:

A. tăng cường thực hành vận dụng kiến thức. 6,67 B. phát huy tính tích cực chủ động của HS.* 33,33 C. chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học cho HS.* 60,00

D. giảng dạy tinh giảm vững chắc. -

Câu 2. Những dấu hiệu nào biểu hiện tính tích cực của HS trong hoạt động học tập?

A. HS hăng hái phát biểu ý kiến.* 33,33

B. HS hay nêu thắc mắc.* 20,00

C. HS đi học chuyên cần, làm bài tập đầy đủ. - D. HS kiên trì làm cho xong các bài tập, không nản trước bài tập khó. 46,67

Câu 3. Giữa tích cực và hứng thú có mối quan hệ như thế nào?

A. Phong cách học tập tích cực tạo ra hứng thú.* 23,33 B. Hứng thú là tiền đề của học tập tích cực.* 16,67 C. Học tập tích cực đòi hỏi phải cố gắng nhiều nên làm giảm hứng thú. - D. Không khí vui vẻ của lớp học tạo ra hứng thú chứ không phải những

hoạt động học tập đòi hỏi gắng sức. 60,00

Câu 4. Giữa tích cực và sáng tạo có mối quan hệ như thế nào?

A. Thói quen suy nghĩ tích cực dẫn đến sáng tạo. 33,33 B. Sáng tạo là kết quả của những liên tưởng bất ngờ. - C. Sáng tạo là tiềm năng bẩm sinh của một số ít người. 6,67 D. Sáng tạo là kết quả rèn luyện theo cách học tập tích cực.* 60,00

Câu 5. Những dấu hiệu nào của trí sáng tạo?

Câu hỏi điều tra Tỉ lệ(%)

B. Áp dụng nguyên vẹn những mẫu hành động đã đạt được. 3,33

C. Suy nghĩ độc lập, tự tin.* -

D. Trước cùng một tình huống có thể đề xuất nhiều giải pháp.* 50,00

Câu 6. PPDH tích cực có bản chất gì?

A. Tăng cường tính tích cực của người dạy. - B. Phát huy tính tích cực của người học.* 16,67 C. Chuyển trọng tâm từ hoạt động dạy của GV sang hoạt động học của

HS.* 56,66

D. Hướng tới học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.* 26,67

Câu 7. Để phát triển phương pháp học tập tích cực, GV cần có thay đổi gì trong cách viết mục tiêu bài học?

A. Mục tiêu viết cho người dạy, bảo đảm người dạy chủ động hoàn thành

bài dạy. 6,67

B. Mục tiêu viết cho người học, do người học thực hiện.* 13,33 C. Mục tiêu được viết cụ thể, đủ làm căn cứ đánh giá kết quả bài học.* 26,67 D. Bên cạnh mục tiêu chung cho cả lớp, cần tính đến mục tiêu riêng cho

những HS đặc biệt.* 53,33

Câu 8. Dạy học theo PPDH tích cực cần chú ý nhất đến mặt nào trong mục tiêu?

A. Phát triển năng lực nhận thức, bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề.* 33,33

B. Kiến thức. -

C. Thái độ, hành vi. -

D. Khai thác hợp lí quan hệ giữa dạy kiến thức với dạy phương pháp suy

nghĩ và hành động.* 66,67

Câu 9. Để thiết kế thành công bài học theo PPDH tích cực, GV cần tuân thủ những điểm nào dưới đây:

A. Xác định đúng trọng tâm bài học. 6,67

B. Lựa chọn nội dung có vấn đề để suy nghĩ.* 3,33 C. Nắm vững trình độ kiến thức tư duy cho HS.* 13,33 D. Xây dựng và nuôi dưỡng động lực học tập của HS.* 76,67

Câu hỏi điều tra Tỉ lệ(%) trong khâu đánh giá kết quả học tập?

A. Hướng dẫn HS phát triển kĩ năng và thói quen tự đánh giá.* 56,67 B. Khuyến khích HS tư duy độc lập, sáng tạo.* 16,66

C. Tăng cường tần suất kiểm tra.* -

D. Coi trọng việc nhận xét, đánh giá bài làm của HS và hướng dẫn sửa

chữa những thiếu sót.* 26,67

Câu 11. Phát triển PPDH tích cực đòi hỏi những điều kiện nào?

A. Phương tiện và thiết bị dạy học hiện đại.* 13,33

B. Thay đổi cách thi cử, đánh giá.* 53,34

C. Trình độ và kinh nghiệm của GV.* 13,33

D. Thay đổi cách viết SGK.* 20,00

Câu 12. Trung tâm của dạy học bằng BTTH là gì?

A. Xây dựng tình huống có vấn đề.* 50,00

B. Giải quyết vấn đề. 13,33

C. Chỉ đạo hoạt động học tập của GV. 6,67

D. Chủ động, tích cực giải quyết vấn đề của HS. 30,00

Câu 13. Bản chất của dạy học bằng BTTH là gì?

A. Tạo nên một chuỗi những tình huống có vấn đề, chuyển HS vào tình

huống có vấn đề.* 83,33

B. Tổ chức hoạt động cho HS, kích thích HS tích cực, tự lực giải quyết

vấn đề.* 16,67

C. Nêu vấn đề. -

D. Giải quyết vấn đề. -

Câu 14. Đặc trưng của dạy học bằng BTTH là gì?

A. Tình huống có vấn đề.* -

B. Chia quá trình thực hiện giải quyết vấn đề thành những bước có tính

mục đích chuyên biệt.* 33,33

C. Bao gồm nhiều hình thức tổ chức đa dạng, dưới sự hướng dẫn của

GV.* 50,00

Câu hỏi điều tra Tỉ lệ(%) Câu 15. Khi xây dựng BTTH, GV dựa trên những nguyên tắc và quy

trình như thế nào?

A. Không có nguyên tắc và quy trình nào, chỉ dựa vào nội dung bài dạy

đưa ra BTTH theo cảm tính. 33,33

B. Khi dạy bài mới sẽ nảy sinh ra BTTH rồi đưa ra cho HS giải quyết vấn

đề. 33,33

C. Căn cứ vào nội dung kiến thức của bài dạy khi soạn bài.* 13,34 D. Căn cứ vào mục đích của đổi mới PPDH.* 20,00

Câu 16. Khi vận dụng dạy học bằng BTTH thầy, cô thường tiến hành như thế nào?

A. Theo 3 bước (đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận).* 86,67 B. Không theo bước nào, mà tiến hành theo các bước lên lớp của giáo án

truyền thống. 3,33

C. Không vận dụng vì không hiểu thế nào là dạy học bằng BTTH - D. Vận dụng nhưng rất lúng túng vì không biết xây dựng BTTH như thế

nào cho đúng và phù hợp. 10,00

Các GV được điều tra cho rằng:

- Trọng tâm đổi mới PPDH hiện nay là: chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học cho HS chiếm 60,00%.

- Những dấu hiệu nào biểu hiện tính tích cực của HS trong hoạt động học tập: HS kiên trì làm cho xong các bài tập, không nản trước bài tập khó chiếm 46,67%; HS hăng hái phát biểu ý kiến chiếm 33,33%.

- Giữa tích cực và hứng thú có mối quan hệ: không khí vui vẻ của lớp học tạo ra hứng thú chứ không phải những hoạt động học tập đòi hỏi gắng sức chiếm 60,00%.

- Giữa tích cực và sáng tạo có mối quan hệ: sáng tạo là kết quả rèn luyện theo cách học tập tích cực chiếm 60,00%.

- Những dấu hiệu của trí sáng tạo: trước cùng một tình huống có thể đề xuất nhiều giải pháp chiếm 50%, sản sinh những ý tưởng mới độc đáo 46,67%.

- PPDH tích cực có bản chất: Chuyển trọng tâm từ hoạt động dạy của GV sang hoạt động học của HS chiếm 56,66%.

- Để phát triển phương pháp học tập tích cực, GV cần có thay đổi gì trong cách viết mục tiêu bài học: Bên cạnh mục tiêu chung cho cả lớp, cần tính đến mục tiêu riêng cho những HS đặc biệt chiếm 53,33%.

- Dạy học theo PPDH tích cực cần chú ý nhất đến mặt nào trong mục tiêu? Khai thác hợp lí quan hệ giữa dạy kiến thức với dạy phương pháp suy nghĩ và hành động chiếm 66,67%.

- Để thiết kế thành công bài học theo PPDH tích cực, GV cần tuân thủ những điểm nào dưới đây: Xây dựng và nuôi dưỡng động lực học tập của HS chiếm 76,67%.

- Phát triển các PPDH tích cực đòi hỏi có những thay đổi gì trong khâu đánh giá kết quả học tập? Hướng dẫn HS phát triển kĩ năng và thói quen tự đánh giá chiếm 56,67%.

- Phát triển PPDH tích cực đòi hỏi những điều kiện nào? Thay đổi cách thi cử, đánh giá chiếm 53,34%.

- Trung tâm của dạy học bằng BTTH là gì? Xây dựng tình huống có vấn đề chiếm 50,00%.

- Bản chất của dạy học bằng BTTH là gì? Tạo nên một chuỗi những tình huống có vấn đề, chuyển HS vào tình huống có vấn đề chiếm 83,33%.

- Đặc trưng của dạy học bằng BTTH là gì? Bao gồm nhiều hình thức tổ chức đa dạng, dưới sự hướng dẫn của GV chiếm 50,00%.

- Khi xây dựng tình huống có vấn đề, GV dựa trên những nguyên tắc và quy trình như thế nào? Không có nguyên tắc và quy trình nào, chỉ dựa vào nội dung bài dạy đưa ra tình huống có vấn đề theo cảm tính chiếm 33,33%, Khi dạy bài mới sẽ nảy sinh ra tình huống có vấn đề rồi đưa ra cho HS giải quyết vấn đề chiếm 33,33%. - Khi vận dụng dạy học bằng BTTH thầy, cô thường tiến hành như thế nào? Theo 3 bước (đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận) chiếm 86,67%.

Kết quả điều tra cho thấy GV chưa thực sự có nhận thức đúng đắn về vai trò BTTH, cách xây dựng và sử dụng BTTH để tổ chức dạy học.

Kết luận chương 1

1. Tình huống và BTTH đã được sử dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả cao trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Nhiều kinh nghiệm quý báu từ những công trình nghiên cứu sử dụng tình huống và BTTH trong và ngoài nước có thể chọn lọc để áp dụng vào thực tiễn giáo dục và đào tạo ở nước ta. Việt Nam đã có một số khóa huấn luyện theo hướng sử dụng BTTH trong dạy học và quản lí.

2. BTTH có tác dụng lớn: tạo hứng thú học tập đối với HS; giúp HS lĩnh hội tri thức mới; củng cố, mở rộng tri thức đã học; phát triển tính tích cực nhận thức, tư duy sáng tạo; rèn luyện kĩ năng vận dụng tri thức đã học; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; giáo dục ý thức, tình cảm đúng đắn với môn học. Tuy nhiên, trong thực tiễn dạy học, việc xây dựng và sử dụng BTTH chưa được quan tâm thích đáng, loại BTTH ít được xây dựng và sử dụng trong môn Sinh học 10. Nguyên nhân là do GV chưa nắm được vai trò to lớn của BTTH trong dạy học, chưa có kinh nghiệm xây dựng và sử dụng BTTH vào các khâu của quá trình dạy học, chưa coi BTTH như một phương tiện, phương pháp và biện pháp tổ chức dạy học có hiệu quả. Đây là vấn đề được đề tài tập trung nghiên cứu.

Chương 2

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập tình huống để dạy sinh học 10 trung học phổ thông (Trang 38 - 46)