Các biện pháp sử dụng BTTH để tổ chức dạy học Sinh học

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập tình huống để dạy sinh học 10 trung học phổ thông (Trang 73 - 85)

T Nội dung điều tra Rất thích (%) hích (%) Không thích (%)

2.3.3. Các biện pháp sử dụng BTTH để tổ chức dạy học Sinh học

2.3.3.1. Sử dụng BTTH trong phương pháp thuyết trình

Đặc điểm nổi bật của phương pháp thuyết trình là tính chất thông báo trong lời giảng của GV. HS tiếp nhận thông tin (nghe, nhìn, hiểu, ghi chép) mà không cần tác động trực tiếp gì đến đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này chỉ cho phép HS đạt tối đa trình độ tái hiện của sự lĩnh hội.

Khi sử dụng tình huống trong phương pháp thuyết trình còn gọi là thuyết trình ơrixtic hay diễn giảng nêu vấn đề. GV nêu vấn đề dưới dạng tạo ra tình huống học tập, vạch ra mâu thuẫn nhận thức, đề ra giả thuyết, trình bày cách giải quyết và rút ra kết luận. Còn HS theo dõi logic của con đường giải quyết tình huống do GV trình bày. Ở đây, HS lĩnh hội thụ động các tri thức, nhưng do GV luôn đề xuất mâu thuẫn, đặt HS thường xuyên trong tình huống có vấn đề nên HS vẫn có hứng thú tích cực (ở mức độ tiếp thu) trong học tập. Chất lượng kiến thức tiếp thu vẫn được nâng cao hơn so với phương pháp thuyết trình thông báo tái hiện. Như vậy, biện pháp sử dụng BTTH trong phương pháp thuyết trình là tương đương với mức độ thứ nhất của dạy học bằng BTTH.

Trong dạy học Sinh học 10, biện pháp này có thể dùng để dạy những kiến thức cơ chế tương đối khó, mới và trừu tượng mà HS không thể tự giải quyết được trong giới hạn giờ lên lớp.

Ví dụ: Sử dụng BTTH 33 trong phương pháp thuyết trình để dạy mục III, bài 11, Sinh học 10.

Bước 1: GV nêu vấn đề bằng BTTH

BTTH 33: Làm thế nào mà tế bào động vật có thể “chọn” được các chất cần

thiết để đưa vào tế bào mặc dù nồng độ các chất đó ở môi trường bên ngoài thấp hơn rất nhiều so với bên trong tế bào và khi đó trên màng sinh chất không có các kênh prôtêin để vận chuyển các chất theo kiểu vận chuyển chủ động?

Bước 2: GV giải quyết vấn đề

Đối với các phân tử có kích thước lớn hơn kích thước của lỗ màng, không lọt qua được lỗ màng thì tế bào sử dụng hình thức xuất bào và nhập bào để vận chuyển chúng ra và vào tế bào. Vậy thế nào là nhập bào và xuất bào? Nhập bào gồm mấy loại? Là những loại nào?

Bằng phương pháp thuyết trình nêu vấn đề, GV lần lượt dẫn dắt HS hiểu rõ bản chất của quá trình, đây là nội dung mới và khó đối với HS.

Cuối cùng GV quay trở lại kết luận cách giải quyết các BTTH trên cũng chính là khái quát lại nội dung của vấn đề nghiên cứu:

- Nhập bào: là phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất và có tiêu thụ năng lượng.

+ Thực bào: là phương thức tế bào lấy các phân tử rắn vào trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất.

+ Ẩm bào: là phương thức tế bào lấy các phần tử lỏng vào trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất.

- Xuất bào là phương thức tế bào đưa các chất từ bên trong tế bào ra ngoài bằng cách biến dạng màng sinh chất và có tiêu thụ năng lượng.

Phương pháp này giúp HS nắm được các bước và cách thức thực hiện một BTTH nghĩa là nắm được các kĩ năng cần thiết để làm một BTTH. Phương pháp này thường được thực hiện ở những bài đầu để HS làm quen với phương pháp giải quyết các vấn đề mà BTTH đặt ra tạo ra thói quen trong cách tư duy. Mặt khác, phương pháp này cũng được áp dụng với những tình huống khó.

2.3.3.2. Sử dụng BTTH trong phương pháp hỏi đáp

Hỏi đáp là phương pháp mà trong đó GV đặt ra câu hỏi lớn cho HS, sau đó chia thành hệ thống câu hỏi nhỏ để HS lần lượt trả lời. Qua hệ thống hỏi đáp HS lĩnh hội được nội dung bài học cũng chính là nội dung câu hỏi lớn GV đã nêu. Ở phương pháp này HS không tiếp thu bài một cách thụ động mà ở một mức độ tích cực sáng tạo nhất định tìm ra kiến thức mới.

Sự kết hợp giữa BTTH với phương pháp hỏi đáp chính là hỏi đáp ơrixtic mà trong đó GV nêu vấn đề bằng BTTH, vấn đề này được xem như là câu hỏi lớn. Để giải quyết tình huống đó HS phải lần lượt trả lời hệ thống câu hỏi logic hoặc giải quyết những BTTH bổ sung mà GV đặt ra. HS sẽ luôn tích cực hoạt động để nhận được những “liều kiến thức” nhất định và cứ như vậy cuối cùng HS sẽ lĩnh hội được nội dung kiến thức về một chủ đề trọn vẹn cũng chính là hướng giải quyết cho BTTH ban đầu.

* Những yêu cầu của câu hỏi nhỏ và BTTH bổ sung để thực hiện câu hỏi lớn trong BTTH:

- Câu hỏi, BTTH phải mang tính chất nêu vấn đề.

- Hệ thống câu hỏi - lời giải đáp thể hiện một logic chặt chẽ các bước giải quyết một vấn đề lớn mà BTTH ban đầu đã đặt ra.

- Câu hỏi và BTTH phải giữ vai trò chỉ đạo, uốn nắn HS từng bước đi tới bản chất của vấn đề.

* Tác dụng của biện pháp kết hợp:

- Gây được hứng thú nhận thức, khát vọng tìm tòi cho HS. - Dạy cho HS các bước giải quyết một vấn đề.

- Cho phép thu được những thông tin ngược về chất lượng lĩnh hội của HS Có thể thấy biện pháp kết hợp này tương đương với mức độ 2 và 3 của dạy học bằng BTTH.

Ví dụ: Để dạy mục I, bài 23. Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở VSV sử dụng BTTH 50: Có ý kiến cho rằng: Các sản phẩm tổng hợp của VSV đều có ích cho con người. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Giải thích?

Bước 1. GV đặt vấn đề

* Tạo BTTH: GV có thể nêu vấn đề:

Có ý kiến cho rằng: Các sản phẩm tổng hợp của VSV đều có ích cho con người. Em có đồng ý với ý kiến trên không?

* Phát hiện, nhận dạng vấn đề nảy sinh:

- Các quá trình tổng hợp ở VSV là gì? Các quá trình đó có đặc điểm chung gì? - Các quá trình tổng hợp ở VSV đã được con người ứng dụng vào đời sống và sản xuất như thế nào?

* Phát biểu vấn đề cần giải quyết:

Có phải sản phẩm tổng hợp nào của VSV cũng đều có ích không? Cho ví dụ.

Bước 2. Giải quyết vấn đề

* Đề xuất giả thuyết: HS đề xuất các giả thuyết:

- Quá trình tổng hợp ở VSV có lợi hay có hại đối với con người? Giải thích? * Lập kế hoạch giải quyết vấn đề:

HS lập kế hoạch giải quyết vấn đề bằng các câu hỏi dẫn dắt của GV. * Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề:

GV đưa ra câu hỏi và cho HS thảo luận nhóm hoặc tự nghiên cứu. GV yêu cầu HS liệt kê các quá trình tổng hợp ở VSV.

Chỉ ra một số nét độc đáo trong quá trình tổng hợp ở VSV được trình bày trong SGK.

Phát hiện và trình bày đặc điểm chung của quá trình tổng hợp ở VSV. Đặc điểm đó đã được con người ứng dụng như thế nào?

Có phải sản phẩm tổng hợp nào của VSV cũng đều có ích không? Cho ví dụ.

Bước 3. GV, HS báo cáo và kiểm định kết quả

* Thảo luận kết quả (khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu) và đánh giá: GV cho HS thảo luận giả thuyết, khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết đã nêu và HS tự đánh giá.

* Phát biểu kết luận:

GV cho HS rút ra kết luận. GV cùng HS đánh giá. - Các quá trình tổng hợp ở VSV gồm:

+ Tổng hợp axit amin. + Tổng hợp prôtêin. + Tổng hợp pôlisaccarit. + Tổng hợp lipit.

+ Tổng hợp nuclêôtit, từ đó tổng hợp axit nuclêic. - Một số nét độc đáo trong quá trình tổng hợp ở VSV

+ Phần lớn VSV có khả năng tổng hợp tất cả hơn 20 loại axit amin trong khi nhiều động vật, thực vật không có khả năng này.

+ Một số virut có quá trình phiên mã ngược (điều này không có ở các nhóm sinh vật khác).

- Đặc điểm chung của quá trình tổng hợp ở VSV và ứng dụng của đặc điểm đó.

VSV có thời gian phân đôi rất ngắn. Vì vậy, quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất, năng lượng và sinh tổng hợp các chất diễn ra trong tế bào với tốc độ rất nhanh  con người sử dụng VSV để tạo ra các axit amin quý như axit glutamic, lizin, sản xuất prôtêin đơn bào là loại prôtêin tách ra từ tế bào VSV dùng làm thực phẩm hay thức ăn bổ sung cho người và động vật.

- Có phải sản phẩm tổng hợp nào của VSV cũng đều có ích không? Cho ví dụ. Không phải sản phẩm tổng hợp nào của VSV cũng đều có ích, nhiều độc tố của VSV trong đó có một số enzim đã mang lại tác hại cho con người như gây ngộ độc, bệnh tật, tử vong,…

Ví dụ: độc tố là một trong các sản phẩm do VSV tổng hợp. Khi nhiễm vào đồ ăn, thức uống, một số VSV không chỉ phân giải, làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm mà còn tiết độc tố. Độc tố có 3 loại:

+ Độc tố tế bào (do vi khuẩn bạch hầu và vi khuẩn lị tiết ra); + Độc tố thần kinh (do vi khuẩn độc thịt tiết ra);

+ Độc tố ruột (do vi khuẩn tả và E. coli tiết ra).

Aflatôxin, fumônisin là những loại độc tố đáng sợ nhất trong số các độc tố do nấm sinh ra. Những chất này thường gặp trong đậu phộng hoặc bắp bị mốc, có thể gây ung thư gan, xơ gan, ung thư vòm họng,…

* Đề xuất vấn đề mới:

Cùng một enzim VSV (amilaza, prôtêaza, xenlulaza,…) khi nào thì enzim có lợi, khi nào thì enzim có hại đối với con người? Cho ví dụ.

2.3.3.3. Sử dụng BTTH để tăng cường làm việc cá nhân theo hướng tự học, tự nghiên cứu

Đổi mới PPDH theo hướng tăng tính tự lực và tự nghiên cứu của HS. Phát huy cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS là một phương hướng đúng đắn bởi lẽ với phương pháp này sẽ làm cho HS chủ động trong quá trình học tập và biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Sử dụng BTTH giúp HS phát huy cao độ

tính tích cực, tự lực, độc lập, sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức. Sử dụng BTTH trong quá trình dạy học giúp HS lĩnh hội kiến thức, hình thành kĩ năng. Trong quá trình đó, GV không truyền thụ kiến thức một chiều, không đưa ra kiến thức sẵn, cách giải sẵn cho HS mà phải hướng dẫn để họ tự tìm ra kiến thức, kĩ năng bằng sự nỗ lực của chính mình. Việc sử dụng BTTH trong quá trình dạy học không thay thế các phương pháp khác mà chỉ làm chuyển biến từ kiểu PPDH mang tính thông báo tái hiện sang kiểu PPDH phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS.

Ví dụ: Sử dụng BTTH 53 trong phương pháp làm việc cá nhân để dạy nội dung mục 2 thuộc II, bài 25 SGK Sinh học 10.

Bước 1. Đặt vấn đề

* Tạo BTTH:

BTTH 53: Lúc lấy dấm ra ăn, mẹ thường dặn Hoa thỉnh thoảng con cho nước

đường vào chai dấm nhé. Hoa băn khoăn không hiểu tại sao mẹ lại dặn như vậy. Em có biết tại sao mẹ lại dặn Hoa như thế không? Hãy giải thích giúp bạn Hoa nhé!

* Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh: Nguyên nhân dẫn đến pha suy vong ở nuôi cấy không liên tục.

Vận dụng quá trình sinh trưởng của VSV vào thực tế. * Phát biểu vấn đề cần phải giải quyết:

Từ những nguyên nhân dẫn đến pha suy vong ở nuôi cấy không liên tục, hãy tìm ra giải pháp để tránh hiện tượng suy vong của quần thể VSV.

Con người đã biết vận dụng quá trình sinh trưởng của VSV vào thực tế sản xuất và đời sống con người bằng công nghệ lên men như thế nào?

Bước 2. Giải quyết vấn đề

* Đề xuất các giả thuyết: HS đề xuất các giả thuyết

- Để tránh hiện tượng suy vong của quần thể VSV phải bổ sung chất dinh dưỡng.

- Để tránh hiện tượng suy vong của quần thể VSV phải lấy các chất độc hại ra khỏi dịch nuôi cấy.

- Từ việc nghiên cứu quá trình sinh trưởng của VSV trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, con người đã làm được nhiều sản phẩm lên men như: làm tương, nấu rượu, làm các loại nước chấm.

- Trong nuôi cấy liên tục: bổ sung lượng thức ăn vào những thời điểm thích hợp để kéo dài pha log, đồng thời không quên lấy sản phẩm tạo thành ra khỏi thùng lên men một cách tuần hoàn

* Lập kế hoạch giải quyết vấn đề:

HS lập kế hoạch giải quyết vấn đề bằng các câu hỏi dẫn dắt của GV. - Nguyên tắc của phương pháp nuôi cấy liên tục là gì?

- Mục đích của phương pháp nuôi cấy liên tục là gì? - Ý nghĩa của phương pháp nuôi cấy liên tục là gì? * Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề:

GV yêu cầu HS trình bày nguyên tắc của phương pháp nuôi cấy liên tục, mục đích và ý nghĩa của phương pháp này.

Con người đã biết vận dụng quá trình sinh trưởng của VSV vào thực tế sản xuất và đời sống con người bằng công nghệ lên men như thế nào (trong nuôi cấy không liên tục và nuôi cấy liên tục)?

Bước 3. Báo cáo và kiểm định kết quả

* Thảo luận kết quả (khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu) và đánh giá: GV cho HS trình bày giả thuyết, khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết đã nêu và HS tự đánh giá.

* Phát biểu kết luận:

GV cho HS rút ra kết luận và bảo vệ ý kiến của mình. GV cùng HS đánh giá. - Nguyên tắc của phương pháp nuôi cấy liên tục: dùng môi trường luôn đổi mới bằng cách bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng vào và đồng thời lấy ra một lượng tương đương dịch nuôi cấy.

- Ý nghĩa: sử dụng phương pháp nuôi cấy liên tục trong sản xuất sinh khối để thu nhận prôtêin đơn bào, các hợp chất có hoạt tính sinh học như các axit amin, enzim, các kháng sinh và các hoocmôn.

- Từ việc nghiên cứu quá trình sinh trưởng của VSV trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, con người đã làm được nhiều sản phẩm lên men như: làm tương, nấu rượu, làm các loại nước chấm,… Sau này, con người đã thay đổi phương pháp nuôi cấy vi sinh vật bằng cách bổ sung lượng thức ăn vào những thời điểm thích hợp để kéo dài pha log, đồng thời không quên lấy sản phẩm tạo thành ra khỏi thùng lên men một cách tuần hoàn, hạn chế sự thay đổi thành phần trong dịch lên men. Với phương pháp này, kĩ thuật lên men truyền thống sẽ được thay thế, hoàn thiện bằng công nghệ lên men dùng cho sản xuất với quy mô lớn, tự động hóa. Đó gọi là phương pháp lên men liên tục (nuôi cấy VSV liên tục). Điều này đã cho phép phương pháp cổ truyền, năng suất thấp được thay bằng phương pháp hiện đại tự động hóa, năng suất cao, giá thành sản phẩm hạ như quy trình sản xuất bia, rượu,…

* Đề xuất vấn đề mới: Trong điều kiện tự nhiên, tại sao vi khuẩn không thể sinh sản với tốc độ như trong điều kiện nuôi cấy ở phòng thí nghiệm?

2.3.3.4. Sử dụng BTTH trong phương pháp thảo luận nhóm

Thảo luận là phương pháp GV cấu tạo bài học (hay một phần của bài học) dưới dạng BTTH hay vấn đề kế tiếp nhau, nêu lên để HS trao đổi với nhau, trình bày ý kiến cá nhân hay đại diện cho một nhóm trước toàn lớp. Trong phương pháp này HS giữ vai trò tích cực, chủ động tham gia trao đổi, thảo luận. GV giữ vai trò nêu vấn đề, gợi ý, tổ chức, điều khiển và tổng kết.

Sử dụng BTTH trong phương pháp thảo luận nhóm có thể tổ chức như sau:

a. Làm việc chung cả lớp

- GV nêu vấn đề bằng BTTH, GV hoặc HS xác định nhiệm vụ nhận thức.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập tình huống để dạy sinh học 10 trung học phổ thông (Trang 73 - 85)