Quy trình sử dụng BTTH vào dạy học

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập tình huống để dạy sinh học 10 trung học phổ thông (Trang 64)

T Nội dung điều tra Rất thích (%) hích (%) Không thích (%)

2.3.1.Quy trình sử dụng BTTH vào dạy học

2.3.1.1. Các nguyên tắc sử dụng BTTH vào dạy học * Đảm bảo mục tiêu dạy học, nội dung dạy học

Vấn đề đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với việc xây dựng và sử dụng PPDH là xác định được mối quan hệ bộ ba: mục tiêu (MT) - nội dung (ND) - phương pháp (PP) dạy học. Trước đây, mối quan hệ giữa MT, ND và PP thường tiếp cận theo sơ đồ tuyến tính sau:

Theo sơ đồ trên, MT chi phối, quyết định ND dạy học; ND dạy học lại chi phối, quyết định PPDH. Người dạy dựa vào MT để cấu trúc ND dạy học. Sau đó, dựa vào ND dạy học để lựa chọn và sử dụng PPDH. Trong trường hợp ND môn học tường minh và ổn định thì sơ đồ trên tạo điều kiện thuận lợi nhất định cho người dạy trong việc lựa chọn PP.

Ngày nay, việc xác định MT và ND đều có sự thay đổi. MT hướng vào việc chuẩn bị cho HS sớm thích ứng với đời sống xã hội, hòa nhập phát triển cộng đồng, tôn trọng nhu cầu, lợi ích, khả năng của HS, chứ không chỉ quan tâm đến việc thực hiện nhiệm vụ của GV là làm sao để truyền đạt cho hết những kiến thức đã quy định trong chương trình và SGK. Còn đối với ND dạy học, người ta chú trọng các kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức lí thuyết, năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thực tiễn chứ không chỉ chú trọng trước hết đến hệ thống kiến thức lí thuyết, sự phát triển tuần tự của các khái niệm, định luật, học thuyết khoa học. Vì vậy, việc lựa chọn PP không chỉ căn cứ trực tiếp vào ND môn học mà còn trực tiếp từ MT dạy học. Mối quan hệ giữa MT, ND và PP trong trường hợp này được tiếp cận theo sơ đồ tam giác sư phạm như hình 2.2.

MT

ND PP

Hình 2.2. Sơ đồ tam giác sư phạm

Trong sơ đồ tam giác sư phạm trên, thể hiện rõ MT không chỉ quy định, chi phối ND mà còn quy định, chi phối cả PPDH. Sơ đồ tam giác sư phạm linh hoạt hơn và ngày càng có khả năng đáp ứng nhu cầu dạy học hiện đại theo quan điểm tích cực. Vì vậy, muốn vận dụng dạy học bằng BTTH trong dạy học Sinh học 10 phải đảm bảo được MT, ND dạy học.

* Việc xây dựng BTTH phải dựa trên nguyên tắc và quy trình nhất định

Dạy học bằng BTTH bao gồm một tổ hợp các PPDH, trong đó việc xây dựng BTTH giữ vai trò trung tâm, đóng vai trò quan trọng trong dạy học bằng BTTH.

Nhưng, hiện nay các GV rất lúng túng trong việc xây dựng BTTH. GV đưa ra BTTH chỉ bằng kinh nghiệm của bản thân; cảm thấy có thể đưa ra được tình huống là đưa ra mà không biết tình huống đó có phải thực sự là BTTH, có phát huy tính tích cực học tập hay không. Việc không xây dựng được BTTH hoặc xây dựng được nhưng không phát huy tính tích cực học tập của HS đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy và học. Vì vậy, để vận dụng tốt dạy học bằng BTTH, trước hết cần phải xây dựng được BTTH. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy để xây dựng được BTTH phải dựa trên 3 nguyên tắc và quy trình 6 bước đã đề cập chi tiết ở mục 2.2.1.

* Đảm bảo GV chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn; HS chủ động, tích cực giải quyết vấn đề đặt ra

Việc vận dụng và sử dụng PPDH không chỉ phụ thuộc vào MT và ND dạy học, mà còn phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ giữa bộ ba: GV - HS - tri thức, là 3 thành tố cơ bản của quá trình dạy học.

Ở mô hình dạy học lấy việc dạy (GV) làm trung tâm, nhấn mạnh và đề cao vai trò quyết định của GV, xem nhẹ mối quan hệ trực tiếp HS - tri thức.

Đặc trưng của các PPDH theo mô hình trên chính là tính thụ động và lệ thuộc của HS vào GV; HS không phát huy được tính tích cực học tập. Thầy là người khởi xướng và có trách nhiệm truyền đạt tri thức. GV là người trung gian cần thiết giữa HS và tri thức.

Theo tinh thần đổi mới PPDH, phát huy tính tích cực học tập của HS, dạy học theo phương pháp tích cực, chuyển từ mô hình lấy người dạy làm trung tâm sang người học làm trung tâm.

Đặc trưng của các PPDH là HS phát huy được tính tích cực trong học tập, HS không còn lệ thuộc tuyệt đối vào GV mà chủ yếu có quan hệ trực tiếp với tri thức và bạn bè cùng học, thông qua hành động tích cực, chủ động của chính mình, tự mình tìm ra tri thức. Như vậy, GV là người chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức, trọng tài, cố vấn cho HS. HS là chủ thể, bằng hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của chính mình, tự mình tìm ra tri thức. Khi vận dụng dạy học Sinh học 10 bằng BTTH phải quán

triệt nguyên tắc GV là người chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn; HS chủ động, tích cực, sáng tạo giải quyết vấn đề.

* Đảm bảo HS vừa tiếp thu được kiến thức qua hoạt động giải quyết BTTH vừa có phương pháp đi tới kiến thức đó

Việc dạy học tích cực không chỉ thể hiện ở chức năng dạy kiến thức mà chủ yếu là phải dạy PP học. Nói tới PP học thì cốt lõi là PP tự học. PP tự học là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học. Một yếu tố quan trọng bảo đảm thành công trong học tập và nghiên cứu khoa học là khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề đã gặp. Nếu HS có được kĩ năng, phương pháp, thói quen tự học, biết ứng dụng những điều đã học vào những tình huống mới, biết tự lực phát hiện và giải quyết những vấn đề đặt ra thì sẽ tạo cho HS lòng ham học và khơi dậy được tiềm năng vốn có trong HS. Làm được như vậy thì kết quả học tập sẽ nhân lên gấp bội, HS có thể tiếp tục tự học, khi vào đời dễ dàng thích ứng với cuộc sống lao động. Vì vậy, việc vận dụng dạy học Sinh học 10 bằng BTTH phải đảm bảo nguyên tắc: GV không chỉ truyền thụ những tri thức sẵn có chỉ cần ghi nhớ mà điều quan trọng là định hướng, tổ chức cho HS tự mình khám phá ra kiến thức mới. GV không chỉ giúp HS nắm được ND kiến thức mà còn vận dụng được phương pháp đi tới kiến thức đó.

* Đảm bảo HS tự đánh giá kết quả xử lí các tình huống có trong BTTH

Trước đây, quan niệm về đánh giá còn phiến diện: GV giữ độc quyền đánh giá, HS là đối tượng được đánh giá. Trong dạy học tích cực, việc rèn luyện PP tự học để chuẩn bị cho HS khả năng học tập liên tục suốt đời được đánh giá như là một MT giáo dục. Vì vậy, HS phải được tự đánh giá để điều chỉnh cách học. Việc vận dụng dạy học Sinh học 10 bằng BTTH cũng phải đảm bảo cho HS tự giác chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình, được tham gia tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, GV chỉ hướng dẫn cho HS phát triển năng lực tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học thông minh, sáng tạo và biết giải quyết những vấn đề nảy sinh trong các tình huống thực tế.

Theo tác giả Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao (2002) [25], áp dụng dạy học giải quyết vấn đề thường trải qua trình tự ba bước. Chúng tôi thống nhất với quy trình 3 bước của tác giả Trần Bá Hoành áp dụng dạy học giải quyết vấn đề đối với cấu trúc một bài học (hoặc một phần bài học) nhưng có sự thay đổi nhỏ như sau: ở bước 3 là bước báo cáo và kiểm định kết quả, trong bước này, chúng tôi chỉ đưa ra có 3 bước nhỏ (gộp bước thảo luận kết quả và bước khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu thành một bước), vì khi thảo luận kết quả sẽ khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu và đánh giá (xem hình 2.1).

Bước 1. Đặt vấn đề a. Tạo BTTH;

b. Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh; c. Phát biểu vấn đề cần giải quyết.

Bước 2. Giải quyết vấn đề: a. Đề xuất các giả thuyết; b. Lập kế hoạch giải; c. Thực hiện kế hoạch giải.

Bước 3. Báo cáo và kiểm định kết quả

a. Thảo luận kết quả (khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu) và đánh giá;

b. Phát biểu kết luận; c. Đề xuất vấn đề mới.

Hình 2.3. Sơ đồ quy trình dạy học bằng BTTH

Sau đây, chúng tôi phân tích từng bước trong quy trình dạy học bằng BTTH: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 1. Đặt vấn đề

Đây là khâu khởi đầu cực kì quan trọng, có tính chất quyết định không khí tiết học và tiến trình giờ học. HS tiếp nhận BTTH do GV đặt ra, cảm thấy khó khăn không thể khắc phục được, từ đó kích thích suy nghĩ tìm tòi phương hướng và cách thức giải quyết, lúc này khiến họ lo lắng, ngại ngùng trước yêu cầu của giờ học. Vì thế, GV cần dành một thời gian thích hợp để HS trao đổi tiếp nhận vấn đề, định

hướng hoạt động học tập của bản thân. Như vậy, mục tiêu cần đạt được ở khâu này là định hướng giờ học theo tư tưởng dạy học tích cực, kích thích nhu cầu nhận thức của HS và chuyển trạng thái hoạt động học tập của HS từ thụ động sang chủ động, tích cực. Hoạt động của GV ở khâu này là kết quả của một quá trình chuẩn bị chu đáo, thể hiện vai trò chủ động sáng tạo của GV với việc hướng dẫn hành động của HS.

Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh, theo chúng tôi có thể coi đây là một kĩ năng, bởi vì khi giải quyết một BTTH (tức là bắt đầu tư duy), đòi hỏi HS phải thành thạo trong việc xác định rõ vấn đề cần giải quyết. Nếu phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh đúng thì việc giải quyết BTTH sẽ đúng và ngược lại nếu phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh sai (hay thiếu) thì việc giải quyết sẽ sai. Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh trong BTTH tức là phải xác định những dữ kiện quan trọng chủ yếu của BTTH và tìm ra yêu cầu cần giải quyết.

Bước 2. Giải quyết vấn đề

GV là người cố vấn, hướng dẫn còn HS thực hiện hành động qua các chỉ dẫn, uốn nắn của GV. Để giúp HS khắc phục khó khăn do BTTH đặt ra, GV phải khéo léo vạch ra con đường tìm kiếm tri thức cho HS thông qua hệ thống câu hỏi. Câu hỏi gợi mở, hướng dẫn của GV có tính chất hỗ trợ, dẫn dắt hành động của HS. Hành động của HS là sự phản hồi trở lại để GV và HS điều chỉnh tiến trình giờ học kịp thời, đúng hướng. Vai trò chỉ đạo, cố vấn của GV đối với HS khi giải BTTH tùy thuộc vào trình độ giải BTTH của HS. Đối với HS quá kém, GV cần nhiều câu hỏi để gợi ý. Ngược lại, HS giỏi có thể tự mình giải BTTH mà không cần sự hỗ trợ của GV. Khi hướng dẫn HS giải BTTH, GV cần chú ý vào các mâu thuẫn chứa đựng trong BTTH, căn cứ vào các mâu thuẫn đó để hướng dẫn các thao tác tư duy của HS.

Sau khi phân tích BTTH, HS phải dùng thao tác đề xuất các giả thuyết liên quan tới những tri thức đã học ở bài trước hoặc lớp dưới. Nếu đề xuất các giả thuyết đúng thì việc giải quyết nhiệm vụ mới có thể đúng hướng, ngược lại đề xuất các giả thuyết sai thì việc giải quyết nhiệm vụ không thành công. Đề xuất các giả thuyết đó

là: đề xuất các giả thuyết liên quan tới những tri thức, khái niệm, công thức,… liên quan tới nhiệm vụ cần giải quyết. Trên cơ sở các giả thuyết đã đề xuất, HS cần phải có kĩ năng để sàng lọc những tri thức, khái niệm không liên quan trực tiếp, chỉ giữ lại những tri thức liên quan trực tiếp tới nhiệm vụ cần giải quyết.

Bước 3. Báo cáo và kiểm định kết quả

Mục đích cuối cùng của việc giải BTTH là nhằm giúp HS rút ra các khái niệm, qua đó nắm vững tri thức của bài học, hoàn thành nhiệm vụ nhận thức đã đặt ra. Như vậy, công việc chủ yếu của bước 3 là thực hiện các thao tác tổng hợp, khái quát vấn đề, sau đó hệ thống những hiểu biết về kiến thức, kĩ năng cần lĩnh hội. Bước này vừa có tính chất hệ thống hóa tri thức, vừa có tính chất kiểm tra lại công việc HS đã thực hiện ở bước 2. Báo cáo và kiểm định kết quả BTTH có thể coi là một kĩ năng, bởi vì ở giai đoạn này đòi hỏi HS phải thành thạo trong việc đối chiếu kết quả thu được với yêu cầu của BTTH và với lí thuyết đã học.

Tóm lại, để giải quyết BTTH được tốt, đòi hỏi HS phải thực hiện đầy đủ 3 kĩ năng ở trên. Ba kĩ năng này có mối quan hệ chặt chẽ, tác động, hỗ trợ lẫn nhau. Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh đúng là điều kiện thuận lợi để giải quyết BTTH đạt kết quả tốt. Báo cáo và kiểm định kết quả là bước cuối cùng của việc giải quyết BTTH, nó giúp HS đánh giá lại quá trình giải quyết BTTH của mình, đối chiếu kết quả với nhiệm vụ cần giải quyết, với lí thuyết đã học, phát hiện những thiếu sót cần chỉnh sửa và khắc phục trong quá trình giải quyết BTTH.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập tình huống để dạy sinh học 10 trung học phổ thông (Trang 64)