Giải pháp đảm bảo đời sống cho người dân có đất bị thu hồ

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 89 - 92)

- Đánh giác ủa người dân về việc tiếp cận cơ sở hạt ầng, phúc lợi xã hội sau khi bị thu hồi đất

b. Về công tác quản lý:

3.5.3 Giải pháp đảm bảo đời sống cho người dân có đất bị thu hồ

Qua quá trình nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC đến đời sống người dân tại 02 dự án trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Ngoài những giải pháp chung như hoàn thiện cơ chế, chính sách về bồi thường, hỗ trợ và TĐC cũng như các giải pháp trong khâu tổ chức thực hiện đã nêu ở phần trên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm

đảm bảo đời sống cho người dân bị thu hồi đất trên địa bàn cả nước nói chung cũng như tại địa bàn thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh cụ thể như sau:

- Đối với phần diện tích đất SX nông nghiệp còn lại sau thu hồi của người dân nên áp dụng những hình thức sản xuất mới đạt hiệu quả cao. Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ để người dân tiếp cận về kỹ thuật, giống mới, vốn đầu tư quan tâm đến thị trường đầu ra cho người dân.

- Đểđảm bảo việc làm, ổn định đời sống cho người dân bị thu hồi đất cần chuyển đổi nghề cho phù hợp từng địa phương, sát với yêu cầu của thị trường lao động và phải phân ra từng loại hình cần đào tạo với những giải pháp khác nhau cụ thể:

+ Đối với lao động trẻ tuổi của các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp là những người được đào tạo chuyển đổi nghề. Nên dùng một phần tiền đền bù

để đào tạo nghề bắt buộc, có chính sách ưu tiên xuất khẩu lao động kỹ thuật

đối với lao động trẻ qua đào đạo chuyển đổi nghề.

+ Đối với lao động trẻ của các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp chưa có việc làm, chưa qua đào tạo: loại lao động này chiếm tỷ lệ cao trong lực lượng lao

động trẻ, bao gồm đa số những người chỉ làm nông nghiệp, khả năng cạnh tranh và hội nhập thị trường lao động kém. Do đó cần phải hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề phù hợp, hỗ trợ họ tiếp cận hệ thống tín dụng của địa phương để phát triển kinh tế gia đình, kinh doanh cá thể, tiểu thương, nghề truyền thống...

+ Đối với lao động trên 35 tuổi trở lên và lao động có trình độ học vấn thấp, đối tượng này chỉ có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp truyền

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 81

thống, khi bị thu hồi khó thích nghi với môi trường mới và thị trường lao

động, không đủ trình độ văn hoá để tham gia các khoá đào tạo chuyển đổi nghề; tâm lý ngại xa gia đình, ngại chi phí cho đào tạo. Vì vậy, nên phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, mở rộng đầu tư xây dựng cơ sở hạ

tầng phục vụ sản xuất, đời sống cho dân để tạo việc làm trong lĩnh vực này; có chính sách cho vay vốn ưu đãi, miễn, giảm thuế với người lao động lớn tuổi, lao động có trình độ học vấn thấp để họ tự tạo việc làm trong lĩnh vực dịch vụ đời sống, du lịch, thương mại; có chính sách khuyến khích họ tham gia tích cực vào các lớp khuyến nông, ứng dụng công nghệ mới. Để làm được

điều này địa phương cần kết hợp với hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh mở các lớp đào tạo ngắn hạn miễn phí.

- Áp dụng hình thức bồi thường, hỗ trợ theo hình thức sổ tiết kiệm đối với những lao động cao tuổi khó chuyển đổi việc làm thay vì bằng tiền mặt.

- Quản lý nguồn vốn hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp bằng cách miễn học phí tại các lớp học nghề.

- Tuyên truyền, vận động để người dân sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn vốn

được bồi thường, hỗ trợ, hạn chế việc dùng nguồn vốn này để xây dựng, sửa chữa nhà cửa, mua sắm tài sản sinh hoạt đắt tiền mà không phục vụ mục đích kinh doanh sinh lợi.

- Nhà nước cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội giao thông, thủy lợi.. để phục vụ cho người dân sau khi bị thu hồi đất có điều kiện đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất cây trồng đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ và giải quyết việc làm cho người lao động, sinh sống phát triển kinh tế

bền vững trên diện tích đất còn lại.

- Phát triển hệ thống cơ sở dạy nghề tại chỗ như: trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, tăng cường liên kết đào tạo nghề với các trường dạy nghề

trung cấp, cao đẳng, đại học trên địa bàn. Có sự liên kết, phối hợp giữa các cơ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 82

cho người lao động, sau khi học xong có thể làm việc được ngay, đảm bảo đời sống cho người dân sau khi bị thu hồi đất.

- Nhà nước cần quy định các địa phương phải khảo sát giá cả thực tếđể

áp giá bồi thường bằng hoặc cao hơn giá thị trường. Đối với những khu tái

định cư phải bảo đảm được cuộc sống sau này cho người dân. Nhà nước nên có nguồn kinh phí để những hộ dân nằm trong diện tái định cư được vay vốn với lãi suất thấp giúp họ có điều kiện ổn định cuộc sống. Tại các khu tái định cư, rất cần có trung tâm đào tạo việc làm cho những người dân chưa có việc làm ổn định.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 83

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)