Luật Đất đai năm 1993 được ban hành ngoài việc quy định các nội dung quản lý Nhà nước vềđất đai còn quy định các quyền của người sử dụng
đất đồng thời lần đầu tiên khẳng định đất đai có giá.
Sau khi Luật Đất đai 1993 có hiệu lực, Chính phủ và các bộ ngành có liên quan đã ban hành nhiều Nghị định, Thông tư quy định về thu hồi, bồi thường, HT&TĐC, cụ thể:
- Nghị định 90/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ quy định cụ thể các chính sách và phân biệt chủ thể sử dụng đất, cơ sở pháp lý để xem xét tính hợp pháp của thửa đất để lập kế hoạch bồi thường, hỗ trợ và TĐC theo quy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18
Quốc gia, lợi ích công cộng.
- Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/04/1998 của Chính phủ quy định về việc đền bù khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích Quốc gia, lợi ích công cộng thay thế Nghị định số 90/CP. Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/04/1998 quy định chi tiết hơn, hoàn chỉnh hơn, toàn diện hơn, tiến bộ hơn và hợp lý hơn Nghị định 90/CP về thu hồi đất và phạm vi được bồi thường cho người bị thu hồi đất. Giá đất để tính bồi thường được tính trên cơ sở giá đất của địa phương ban hành theo quy định của Chính phủ nhân với hệ số K. Ngoài ra, Nghị định số 22/NĐ-CP quy định thêm một số chính sách hỗ trợ cũng như một số điều khoản mới về việc lập khu TĐC cho các hộ phải di chuyển.
- Thông tư số 145/1998/TT-BTC ngày 04/11/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/04/1998 quy định phương pháp xác định hệ số K đểđịnh giá đất bồi thường, lập lại phương án đền bù và bổ sung thêm một số nội dung như: điều kiện đền bù về đất, nhà, công trình kiến trúc, đền bù cho người thuê nhà thuộc quyền sở hữu của Nhà nước,
đền bù cho doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp... Điểm cần lưu ý trong Thông tư này là giao trách nhiệm cho chủ đầu tư là thành viên của hội đồng GPMB xem xét, thẩm định. Trên cơ sởđó, trình UBND tỉnh phê duyệt hoặc hội
đồng thẩm định để UBND cấp huyện phê duyệt (Bộ Tài chính, 1998).
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Nghị định 22/NĐ-CP có những hạn chế nhất định vì nó chưa đáp ứng hết được yêu cầu thực tế, chưa phù hợp với thực tiễn. Đặc biệt, chưa giải quyết được những tồn tại do yếu tố lịch sử để lại khi thực hiện chính sách bồi thường, GPMB cũng như chưa có quy định chi tiết về vấn đề TĐC (tiêu chuẩn của khu TĐC, phân định trách nhiệm của chủ dự án, của chính quyền các cấp trong việc tạo lập và bố trí TĐC, quyền và nghĩa vụ của người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗở, các biện pháp khôi phục đời sống và sản xuất tại khu TĐC); quy định rõ ràng về điều kiện để
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19 được bồi thường hoặc không đủ điều kiện bồi thường vềđất; việc bồi thường
đối với trường hợp chủ sử dụng đất có tài sản, nhà cửa nằm trên đất không đủ điều kiện được bồi thường và chưa quy định cụ thể về cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất, đối với các trường hợp cố tình không thực hiện quyết
định của Nhà nước, gây khó khăn trong việc bồi thường, GPMB.