Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại tỉnh Hà Tĩnh và thành ph ố Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 35)

Hà Tĩnh là một tỉnh trong những năm qua có tốc độ thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ tăng nhanh. Đặc biệt các năm gần đây (2011, 2012) Hà Tĩnh đã thu hút được nhiều dự án lớn, là một trong những tỉnh có chỉ số cạnh tranh nhảy vọt về thứ hạng, xếp vào vị trí thứ tư của cả

nước về thu hút đầu tư các dự án. Việc đưa Hà Tĩnh từ một tỉnh thuần nông trở

thành một tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp - dịch vụ trong tương lai của khu vực và của cả nước là nhiệm vụ hết sức to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương trong đó với việc phát huy nguồn lực từ bên ngoài, Hà

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

Tĩnh đã đẩy mạnh công tác xúc tiến thu hút đầu tư và một trong những nhân tố

quan trọng góp phần tạo nên sự thành công đó là những nỗ lực của địa phương,

đặc biệt là ngành tài nguyên và môi trường trong công tác bồi thường GPMB,

đồng thời có những chính sách xã hội nhằm giúp đỡ các hộ dân vùng nông thôn có đất thu hồi ổn định sản xuất. Thực tế công tác GPMB của Hà Tĩnh cũng như

các địa phương khác đã gặp phải không ít khó khăn. Một trong những khó khăn lớn nhất đó là: nhân dân có tâm lý trông chờ về giá bồi thường và lo ngại về

công ăn việc làm; yêu cầu của Doanh nghiệp trong tiếp nhận bố trí lao động có tay nghề chưa đáp ứng …; một số công trình, dự án, khu cụm công nghiệp tỷ lệ

lấp đầy còn ít, dẫn đến tình trạng đểđất hoang hóa gây bức xúc cho nhân dân bị

thu hồi đất.

Song với quan điểm xác định việc bồi thường GPMB phục vụ phát triển công nghiệp phải đảm bảo ổn định và nâng cao hơn đời sống cho những hộ dân có đất bị thu hồi, do đó tỉnh đã xây dựng chính sách hỗ trợ kết hợp công tác tuyên truyền vận động nên đã từng bước khắc phục được những khó khăn, tạo niềm tin trong nhân dân đồng thời nâng cao uy tín trong việc thu hút

đầu tư trong và ngoài nước vào tỉnh.

Kết quả từ năm 2010 đến nay trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã thu hút đầu tư, triển khai trên 132 dự án với tổng vốn đầu tư 195.192,6 tỷđồng (có 21 dự

án FDI với tổng vốn đăng ký đầu tư 9.165,6 triệu USD) và triển khai cải tạo, nâng cấp, mở rộng xây dựng mới các cơ sở hạ tầng xã hội với hơn 100 dự án lớn nhỏ, trong đó có các dự án lớn trọng điểm: khai thác mỏ sắt Thạch Khê - Thạch Hà; cảng biển - luyện cán thép Posorma (Đài Loan) và nhà máy nhiệt

điện Vũng Áng I, II tại khu kinh tế Vũng Áng; công trình thủy lợi, thủy điện Ngàn Trươi - Cẩm Trang ... (Quốc hội, 1980, Hiến pháp 1980).

Tổng diện tích đất đã thu hồi GPMB gần 6500 ha (lấy trên đất nông nghiệp hơn 4200 ha, đất phi nông nghiệp gần 550 ha, đất chưa sử dụng khoảng 1700 ha), trong đó: để đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp -

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

TTCN tập trung trên 1111 ha; để phát triển hạ tầng và phát triển các khu đô thị gần 540 ha.

Tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ GPMB đã thực hiện chi trả gần 2400 tỷđồng. Các địa phương có khối lượng GPMB tập trung lớn như: huyện Kỳ

Anh, huyện Thạch Hà, huyện Vũ Quang, Nghi Xuân, Thị xã Hồng Lĩnh. Riêng thành phố Hà Tĩnh: Thời gian qua, cùng với sự phát triển chung của tỉnh, tốc độ đô thị hóa và xây dựng cơ cơ sở hạ tầng trên địa bàn củng diễn ra khá nhanh, theo đó công tác GPMB trở thành một vấn đề quan trọng.

Đặc biệt, trong thời kỳ đầu mới chuyển từ thị xã lên thành phố thuộc tỉnh, thành phố Hà Tĩnh đã thực hiện hàng loạt công trình nâng cấp, cải tạo, làm mới xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị … Quá trình thực hiện đã tác

động đến đời sống vật chất, tinh thần của người bị thu hồi đất củng như lợi ích của Nhà nước, chủ đầu tư và hoạt động thu hút đầu tư trên địa bàn. Năm năm qua trên địa bàn thành phố triển khai thực hiện bồi thường GPMB với tổng số hơn 100 dự án (bao gồm: 01 dự án của ADB, 22 dự án của tỉnh, 62 dự

án của thành phố, 13 dự án của doanh nghiệp ngoại tỉnh đầu tư trên địa bàn và 9 dự án khác). Để thực hiện các dự án, đã thu hồi gần 200 ha đất, ảnh hưởng trực tiếp trên 5200 hộ dân, phải tổ chức tái định cư cho hàng trăm hộ dân, tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ trên 250 tỷ đồng. Năm 2010 tiếp tục thực hiện 27 dự án đã thành lập hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Quá trình thực hiện công tác bồi thường GPMB từ năm 2005 lại nay ngoài các văn bản qui phạm pháp luật, chính sách của Chính phủ, hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương (TW), tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành một số văn bản chỉ đạo, thực hiện (bao gồm: 2 nghị quyết, 1 kế hoạch của Tỉnh ủy, hội

đồng nhân dân (HĐND) tỉnh; 3 quyết định của Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh quy định về chính sách; 12 quyết định của UBND tỉnh quy định về bộđơn giá bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu, mồ mả và giá các loại đất trên địa bàn tỉnh; nhiều Thông báo về kết luận xử lý một số tồn tại, vướng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

mắc trong công tác GPMB, tái định cư và tiến độ thực hiện các dự án trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh).

Nhn xét đánh giá:Quá trình thực hiện bồi thường GPMB trên địa bàn Hà Tĩnh nói chung, tại thành phố Hà Tĩnh nói riêng đã có những thuận lợi, khó khăn đó là:

* Những thuận lợi: Nhìn chung trong những năm qua công tác GPMB trên địa bàn đã được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự chỉđạo trực tiếp của Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố và sự giúp đỡ của các cấp, các ngành. UBND tỉnh, UBND thành phốđã kịp thời thành lập các ban chỉ đạo, hội đồng bồi thường GPMB, phân công nhiệm vụ và tổ chức chỉ đạo từ tỉnh, thành phốđến cơ sở; tổ chức làm khá tốt công tác truyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên đến người dân nâng cao nhận thức, ý thức tự giác, tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện từ khi có dự án, đến khi thu hồi đất và GPMB, thấy được quyền lợi, nghĩa vụ củng như trách nhiệm vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh, thành phố; kịp thời nắm bắt, giải quyết các vướng mắc tồn tại trong quá trình tổ chức thực hiện công tác GPMB.

Hệ thống các văn bản của Nhà nước quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư từ luật, nghịđịnh, thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành được ban hành quy định ngày một hoàn thiện dần và đề cập nhiều vấn đề thực tiễn, tạo căn cứ cho các địa phương áp dụng thực hiện khá thuận lợi.

* Những khó khăn, vướng mắc:

- Công tác tái định cư chưa có sự đồng bộ, thường các khu tái định cư

không được quy hoạch xây dựng trước khi triển khai công tác GPMB do đó chưa đáp ứng về đất tái định cư để giao cho các hộ phải di dời chổ ở. Mặt khác cơ chế chính sách về bồi thường thường xuyên có sự thay đổi nên phải thường xuyên sửa đổi, điều chỉnh phương án làm ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó các điều kiện khác để chuẩn bị cho công tác GPMB nhiều dự án cũng chưa được chuẩn bị đầy đủ như: trình tự thủ tục để

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

quyết định thu hồi đất, nguồn vốn để thực hiện công tác bồi thường của các nhà đầu tư ...

- Đơn giá bồi thường vềđất đai, tài sản chưa sát với giá thị trường; các chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chưa thực sựđầy đủ, hợp lý do

đó các đối tượng bị ảnh hưởng chưa có sự thống nhất về phương án bồi thường, hỗ trợ được lập. Cụ thể đơn giá bồi thường về đất ở, vật kiến trúc theo quy định còn có một khoảng cách khá lớn so với giá thị trường là yếu tố

mà người dân luôn lấy đó để so sánh thiệt hại đối với họ; các chế độ hỗ trợ

chưa đầy đủ; các quy định tái định cư chưa hợp lý về diện tích thu hồi, diện tích đất cấp tái định cư; số suất tái định cư; giá đất tính bồi thường và giá đất cấp tái đinh cư.... làm ảnh hưởng lớn đến công tác GPMB.

- Các văn bản quy định về chính sách đất đai, chính sách bồi thường qua các thời kỳ tuy đã có nhiều điều chỉnh, bổ sung theo hướng ngày càng cởi mở, thông thoáng hơn nhưng kéo theo việc làm xáo trộn ảnh hướng đến tâm lý, so sánh suy bì của một bộ phận người dân chung quanh các vấn đề như là việc xác định nguồn gốc đất đai, điều kiện, đối tượng được bồi thường vềđất gặp nhiều khó khăn. Đây là nguyên nhân của tình trạng khiếu nại, khiếu kiện kéo dài chung của tỉnh củng nhưở thành phố.

- Sự chỉ đạo của cấp ủy đảng và phối hợp của chính quyền địa phương còn nhiều hạn chế về phương pháp và nội dung. Trình độ năng lực của một số

thành viên của hội đồng bồi thường chưa đồng đều, biên chế cán bộ làm công tác bồi thường giải phóng mặt bằng chưa đáp ứng số lượng củng như về chất lượng và chưa mang tính chuyên nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31

Chương 2

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)