- Đánh giác ủa người dân về việc tiếp cận cơ sở hạt ầng, phúc lợi xã hội sau khi bị thu hồi đất
3.2.1. Tình hình quản lý đất đa
Từ sau khi có Luật Đất đai năm 1993, công tác quản lý đất đai của thành phố đã dần dần đi vào nề nếp. Hệ thống tổ chức ngành địa chính được hình thành và kiện toàn từ thành phốđến cơ sở. Thành phố có phòng địa chính, mỗi xã, phường có cán bộđịa chính chuyên trách được bồi dưỡng, đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai có những bước chuyển biến tích cực góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
3.2.1.1. Quản lý đất đai theo địa giới hành chính
Thực hiện chỉ thị 364/HĐBT của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), địa giới hành chính của thành phố và các xã, phường
được khoanh định cắm mốc giới cốđịnh ngoài thực địa, lập hồ sơ về ranh giới hành chính đã giao cho UBND các cấp quản lý với 16 phường, xã.
3.2.1.2. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là một trong những nội dung quan trọng nhằm khai thác và sử dụng đất đai một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Tuy đã được đề cập, song đến nay do khó khăn về ngân sách, nhân lực, kỹ thuật nên các xã, phường trong thành phố vẫn chưa được lập quy hoạch sử dụng đất đai.
- Năm 2006 thành phố Hà Tĩnh được Bộ trưởng bộ xây dựng công nhận là đô thị loại III. Cùng với việc thực hiện điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch chung thành phố Hà Tĩnh đến năm 2020, là cơ sở để triển khai các đồ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45
án quy hoạch chi tiết thuộc nhiều ngành, nhiều lĩnh vực thu hút nhiều dự án
đầu tư trong và ngoài nước vào thành phố.
- Đối với công tác quy hoạch, kế hoạch hoá việc sử dụng đất ngày càng
được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên đến nay thành phố Hà Tĩnh là đơn vị cuối cùng trong toàn tỉnh chưa duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện ( thành phố, thị
xã), làm cơ sở tiến hành quy hoạch sử dụng đất cấp xã theo kế hoạch tỉnh giao.
3.2.1.3. Tình hình giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất
Do tồn tại của công tác quản lý đất đai trong những năm trước đây để lại, cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việc dành đất ưu tiên cho các dự án khu công nghiệp, khu
đô thị, giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật là việc làm cần thiết, thành phố đã thành lập 1 ban đền bù giải phóng mặt bằng thu hồi hàng trăm ha đất cần thiết để phục vụ nhu cầu phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhìn chung việc thu hồi đất diễn ra đúng chính sách, đúng chếđộ được nhân dân ủng hộ. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn một số dự án, công trình việc giải phóng mặt bằng còn chậm tiến độ.
3.2.1.4. Điều tra khảo sát, đo đạc bản đồ, lập hồ sơđịa chính
Từ năm 1991 đến hết năm 2008, được sự quan tâm của UBND tỉnh Hà Tĩnh thành phố Hà Tĩnh đã tổ chức đo đạc bản đồđịa chính trên địa giới hành chính của 16 xã, phường tài liệu đo vẽđược đưa vào sử dụng kịp thời phục vụ cho công việc quản lý sử dụng đất đai và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Như vậy công tác đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính của thành phố đến nay đã đạt được kết quả như sau: diện tích đo vẽ : 5654,78 ha gồm 278 tờ bản
đồ các loại, trong đó: tỷ lệ 1/500 gồm 136 tờ bản đồ; tỷ lệ 1/1.000 gồm 68 tờ
bản đồ; tỷ lệ 1/2.000 gồm 74 tờ bản đồ.
Bản đồđịa chính mỗi phường xã được in thành 5 bộ, các hồ sơ địa chính như: sổ mục kê, biên bản xác định ranh giới, hồ sơ kỹ thuật thửa đất, biên bản giao nhận diện tích... được in thành 4 bộ được lưu giữ tại các cơ quan chức
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46
năng và 1 bộở phường, xã.
Tuy nhiên, việc sử dụng bản đồ địa chính chưa đạt hiệu quả cao do bản
đồ không được chỉnh lý biến động thường xuyên, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy cần có biện pháp sử dụng hợp lý nguồn tài liệu quý giá này.
Cùng với việc ban hành quyết định của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc quy
định khung giá các loại đất trong phạm vi toàn tỉnh, UBND thành phố Hà Tĩnh xây dựng bộ giá đất làm cơ sở để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất, đảm bảo quyền và nghĩa vụ
của người sử dụng đất trên địa bàn thành phố.
3.2.1.5. Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất(GCN QSD đất)
* Công tác đăng ký đất đai, GCNQSD đất:
Trong những năm trước đây việc đăng ký sử dụng đất đai ở các phường, xã chưa được thực hiện, vì vậy tiến độ cấp GCNQSD đất ở thành phố rất chậm, ảnh hưởng không nhỏđến công tác quản lý Nhà nước vềđất đai và không đáp ứng được yêu cầu nguyện vọng của nhân dân trong việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất.
- Thực hiện chỉ thị số 18/CT của thủ tướng Chính phủ và kế hoạch của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc cấp GCN QSD đất. UBND thành phốđã chỉ đạo công tác đăng ký đất đai, cấp GCN QSD đất.
- Tính đến hết năm 2013 toàn thành phốđã cấp được 7484 hộ, diện tích 2523,64 ha. Vì vậy từ nay đến hết năm 2020 thành phố cần phải tập trung giải quyết tốt công tác này.
* Công tác thống kê, kiểm kê đất đai:
Thực hiện chỉ thị 28/2004/CT-TTg ngày 15/07/2009 của Thủ tướng Chính phủ về “ tổng kiểm kê đất đai năm 2010”. Toàn thành phố đã tổ chức chỉ đạo kiểm kê đất đai đạt kết quả tốt đúng theo nội dung hướng dẫn của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47
Tổng cục quản lý đất đai. Công tác thống kê đất được thực hiện đều đặn, đầy
đủ hàng năm theo luật định.
3.2.1.6. Công tác thanh tra đất đai, giải quyết tranh chấp, khiếu nại trong sử dụng đất
* Công tác thanh tra việc chấp hành các chếđộ, thể lệ về quản lý, sử
dụng đất:
Trong những năm qua, UBND thành phố đã triển khai tốt chỉ thị
245/TTg ngày 22/04/1996 về tổ chức thực hiện một số việc cấp bách trong quản lý sử dụng đất của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Kết hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức các cuộc thanh tra
ở cấp cơ sở kiểm tra ở các đơn vị kinh tế theo nội dung của quyết định 273/QĐ-TTg ngày 12/04/2002. Qua thanh tra đã phát hiện 14 trường hợp đất không được sử dụng sau 12 tháng liên tục với diện tích 28189 m2.
Các trường hợp lấn chiếm đất đai có 63 vụ, diện tích 25372 m2, có 21 vụ trường hợp lấn chiếm đất công, 42 vụ lấn chiếm đất chưa sử dụng với diện tích 21218 m2 .
* Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai.
Do có một thời gian dài buông lỏng quản lý Nhà nước về đất đai, hệ
thống pháp luật đất đai chưa đồng bộ, các văn bản hướng dẫn thi hành luật chưa kịp thời. Trong khi đó nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng nhanh nên đã
để lại cho thành phố 1 khối lượng lớn các đơn thư khiếu nại, tranh chấp, tố
cáo vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai, đến nay đã được các cấp các ngành trong thành phố tích cực giải quyết, đảm bảo đúng pháp luật và được nhân dân đồng tình chấp nhận.
Trong những năm gần đây, được sự chỉđạo kịp thời của UBND các cấp và sự tham mưu của các ngành chức năng nên Luật đất đai thực sự đi vào cuộc sống. Số lượng các vụ tranh chấp, khiếu nại kéo dài về đất đai đã giảm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48 đi rõ rệt số 301 vụ trong đó giải quyết cấp phường xã 163 vụ, cấp thành phố
124 vụ, số vụ đáng giải quyết 14 vụ . Tuy nhiên vẫn tồn tại một số vụ trong nhiều năm chưa được xử lý, trong thời gian tới cần có sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành để giải quyết dứt điểm.