III. Các khoản phí khác (VND)
6 Chất lượng sản phẩm dịch vụ
4.2.2 Yếu tố kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước năm 2010 nói chung và của Cần Thơ nói riêng đang ở mức tăng trưởng lạc quan, theo số liệu thống kê mức tăng trưởng chung năm 2010 của cả nước là 6,78 %, cao hơn chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tất cả các ngành, lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với năm ngoái và mức tăng trưởng chung của Cần Thơ là 15,49%. Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế của vùng ĐBSCL và cả nước, được Nhà nước quan tâm chú trọng đầu tư là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư và phát triển khu vực.
Theo cục thống kê Cần Thơ số lượng doanh nghiệp năm 1997 chi 394 doanh nghiệp, tinh đến năm 2008 số lượng doanh nghiệp đã tăng rất nhanh thành phố có 3.130 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 3.087 ( tăng gần 10 lần so với năm 1997). Số lượng doanh nghiệp tăng rất nhanh trong những năm gần đây chủ yếu do xu thế hội nhập kinh tế của thành phố và cơ sở hạ tầng kinh tế của thành phố đang phát triển với tốc độ rất nhanh là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp giao thương, hợp tác kinh tế. Hiện tại số doanh nghiệp tinh đến
cuối năm 2010 gần 4210 doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp tăng trung binh hàng năm khoảng 540 doanh nghiệp. Đây là cơ hội rất tốt để FPT Telecom Cần Thơ phát triển dịch vụ mạng Viễn thông tốc độ cao.
Các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô đề ra trong năm 2010 được thực hiện hiệu quả, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, nhất là công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ đều tăng cao; kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 40%, nhập siêu kiểm soát chỉ bằng hơn 17% so với kim ngạch nhập khẩu; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng lên trên 830 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 42% GDP… Trong khi đó, cùng với việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng GDP, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển kinh tế - xã hội chung, tỷ lệ đô thị hoá của cả nước đã tăng từ 24% lên 30%.
Cảng Cần Thơ diện tích 60.000 m2, có thể tiếp nhận tàu biển 10.000 tấn, hiện là cảng lớn nhất ĐBSCL; Cảng Cái Cui đang trong giai đoạn xây dựng, với qui mô thiết kế phục vụ cho tàu từ 10.000 - 20.000 tấn, khối lượng hàng hóa thông qua cảng là 4,2 triệu tấn/năm, cảng Trà Nóc có diện tích 16 ha, cảng có 3 kho chứa lớn với dung lượng 40.000 tấn, khối lượng hàng hóa thông qua cảng có thể đạt đến 200.000 tấn/năm và một bến cảng Container chuyên dùng gồm bãi Container 28.000 m2, kho chứa hàng 3.600 m2 và bãi hàng khác 8.000 m2.
Dự án xây cầu Cần Thơ đã hoàn thành (lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long), nâng cấp sân bay Trà Nóc, cải tạo cụm cảng Cái Cui đã khởi động, đã tạo bước đột phá rỏ rệt, thu hút mạnh hơn nữa đầu tư trong nước và nước ngoài, đồng thời phát triển giao thông và du lịch với toàn khu vực.
Hiện đang xây dựng hai khu du lịch sinh thái lớn Cồn Ấu và Cồn Khương. Các khu công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp.
Khu công nghiệp Trà Nóc I hiện đã phủ kín 100% diện tích, Trà Nóc II cũng đã đạt 65%. Khu công nghiệp Trà Nóc: Diện tích 300ha, bao gồm khu Công nghiệp Trà Nóc I (135 ha), Trà Nóc II (165 ha), nằm cách sân bay Trà Nóc 2 km. Khu công nghiệp Hưng Phú: diện tích 975 ha, nằm bên bờ sông Hậu, phía nam thành phố Cần Thơ, là khu công nghiệp tổng hợp nhiều ngành nghề như: chế tạo cơ khí; Lắp ráp thiết bị điện, điện tử, Chế biến nông sản, thủy sản. Trung tâm CN-TTCN Thốt Nốt: Có tổng diện tích xây dựng giai đoạn I là 22,5 ha, đang tiếp tục quy hoạch giai đoạn II là 31,5 ha. Trung tâm CN-TTCN Cái Sơn – Hàng Bàng (quận Ninh Kiều, TPCT): Có tổng diện tích 38,2 ha. Cơ cấu kinh tế chuyển dần theo hướng công nghiệp hóa. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển nhanh, các khu công nghiệp thu hút được nhiều dự án với tổng vốn đăng ký tăng dần. Các ngành thương mại - dịch vụ phát triển khá nhanh theo hướng đa dạng hóa loại hình, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả và hướng tới những ngành dịch
vụ có giá trị gia tăng lớn với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Công tác xây dựng và chỉnh trang đô thị được đẩy mạnh
Với cơ cấu kinh tế thay đổi và sự tăng trưởng nhanh của công nghiệp, dịch vụ thương mại đã tạo ra lực lượng những người lao động, trực tiếp tạo ra thị trường. Trong xu thế Thành phố Cần Thơ trở thành một thành phố công nghiệp sẽ tạo ra thị trường rộng lớn cho các dịch vụ Viễn thông Thành Phố Cần Thơ, không chỉ dịch vụ cung cấp Internet. Đây không chỉ là cơ hội lớn cho ngân hàng, siêu thị, ngành điện, xăng dầu... mà còn là cơ hội cho tất cả.
Tóm lại, sự phát triển kinh tế với tốc độ cao, cơ sở hạ tầng đang xây dựng và thực hiện, các doanh nghiệp nhanh chóng xâm nhập vào thị trường thành phố, những điều này tạo ra thị trưòng tăng tốc nhanh cho dịch vụ Viễn thông, đặc biệt là Internet.