Kết quả đạt được trong năm

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG VÀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ.doc (Trang 27 - 32)

HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỀ HOẠT ĐỘNG THU CHI TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG HUẾ

2.1.4. Kết quả đạt được trong năm

2.1.4.1. Tình hình sử dụng lao động

Bảng 1: Cơ cấu lao động của VCB Huế năm 2009 (Đơn vị tính: người)

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh

(+/-) (%)

1. Phân theo giới tính

Nam 54 59 5 9,3

Nữ 98 112 14 14,3

2. Phân theo trình độ chuyên môn

Đai học/Trên Đại học 144 164 20 13,9

Cao đẳng/Trung cấp 8 7 - 1 - 12,5

Tổng cộng 152 171 19 12,5

(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự VCB Huế)

Qua bảng 1 ta thấy tổng số lao động năm 2009 tăng 19 người so với năm 2008, tương ứng tăng 12,5%. Nguyên nhân chủ yếu của sự biến động này là VCB Huế không ngừng mở rộng, đa dạng hóa các sản phẩm của mình để cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. 27 Phòng Giao dịch số 2 Phòng Giao dịch số 1 Phòng GD Phạm Văn Đồng Phòng GD Mai Thúc Loan Phòng Giao dịch Quảng Trị

Trong tổng số lao động tại VCB Huế thì số lao động nữ luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với lao động nam. Có hiện tượng này là do đặc thù ngành cần nhiều giao dịch viên với khách hàng, phái nữ thường có ưu thế hơn khi làm công việc này.

Để đáp ứng tốt nhất yêu cầu công việc thì Ngân hàng có số lao động có trình độ cao chiếm đa số. Lao động có trình độ Đại học và trên Đại học chiếm hơn 95%.

2.1.4.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn

Nhìn vào bảng 2 ta thấy: Năm 2009, Tổng tài sản và Nguồn vốn tăng 661 tỷ đồng, tương ứng tăng 50,1%. Trong Tài sản, khoản mục Cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất vì đây là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng.

Ở phần Nguồn vốn, tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng rất lớn và tăng dần qua các năm. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã không ngừng phát triển. Năm 2009, tiền gửi của khách hàng tăng 38,1% so với năm 2008.

Bảng 2: Phân tích tổng quát tài sản, nguồn vốn năm 2009 (ĐVT: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh

(+/-) (%) Tài sản 1.318 1.979 661 50,1 Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 39 66 27 69,2 Cho vay khách hàng 1.441 1.534 93 6,4 Tài sản Có khác 0,7 329 328,3 469 Nguồn vốn 1.318 1.979 661 50,1

Tiền gửi của các TCTD khác 4 3 - 1 - 25

Tiền gửi của khách hàng 1.228 1.696 468 38,1

Vốn và các quỹ - 165 239 404 -

(Nguồn: Phòng Kế toán VCB Huế)

Kết quả hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng năm 2009 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu. Hoạt động cho vay khởi sắc sau gói kích cầu hỗ trợ lãi suất nhưng cuối năm do áp lực đảm bảo tính thanh khoản các ngân hàng phải đối mặt với chính sách thắt chặt tín dụng. Trước tình hình trên, Chi nhánh cũng đã tích cực thu hồi nợ, cho vay những khách hàng có tình hình tài chính, kinh doanh tốt để và tăng

huy động tạo nguồn vốn. Đến thời điểm 31/12/2009, dư nợ của chi nhánh đạt 1.534 tỷ đồng, tăng 6,4% so với năm 2008, chiếm 18% tổng dư nợ trên địa bàn.

Bảng 3: Hoạt động tín dụng của VCB Huế năm 2009

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 So sánh

(+/-) (%)

Phân theo loại tiền: VND Tỷ đồng 887 978 91 10,3 Ngoại tệ Triệu USD 32,7 31,0 - 1,7 - 5,2 Phân theo kỳ hạn: Ngắn hạn Tỷ đồng 531 475 - 56 - 10,5

Trung dài hạn Tỷ đồng 910 1.059 149 16,4

Tổng dư Nợ 1.441 1.534 92 6,4

(Nguồn: Phòng Khách hàng VCB Huế)

• Cơ cấu cho vay theo loại tiền:

Năm 2009, dư nợ ngoại tệ giảm trong nửa đầu năm, do các DN lo sợ rủi ro tỷ giá, họ đã chọn phương án vay VND lãi suất USD, vì vậy các ngân hàng dư cung về ngoại tệ.

- Dư nợ VND đạt 978 tỷ đồng chiếm 63,7% tổng dư nợ, tăng 10,3% so với năm trước (số tuyệt đối tăng 91 tỷ đồng).

- Dư nợ USD đạt 31 triệu USD, giảm 5,2% so với năm 2008 (số tuyệt đối giảm 1,7 triệu USD), do chênh lệch tỷ giá làm cho dư nợ USD quy VND tăng 1 tỷ đồng.

• Cơ cấu cho vay theo thời gian:

- Dư nợ ngắn hạn đạt 475 tỷ đồng chiếm 31% tổng dư nợ, giảm 10,5% so với 2008. - Dư nợ trung dài hạn đạt 1.059 tỷ đồng, tăng 16,4% so với năm 2008 (số tuyệt đối tăng 149 tỷ đồng). Dư nợ trung dài hạn tăng chủ yếu là cho vay các dự án điện A Vương và Sông Tranh.

• Cơ cấu theo loại hình DN:

- Dư nợ khối DNNN đạt 440 tỷ dồng tăng 17,3%, chiếm 29% tổng dư nợ, tăng 3% so với năm trước. Khối CTCP đạt 613 tỷ đồng tăng 2,76%, chiếm 40% tổng dư nợ.

- Công ty TNHH chiếm 17,4% tổng dư nợ, tăng không đáng kể so với năm trước. Khối DN tư nhân chiếm 4% tổng dư nợ, giảm 15,2% so với năm 2008.

- Dư nợ các công ty có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng dư nợ và tăng không đáng kể so với năm trước. Dư nợ kinh tế cá thể chiếm 6,8% tổng dư nợ, giảm không đáng kể so với năm ngoái, trong thời gian chi nhánh cần tăng dư nợ thành phần kinh tế này vì rủi ro thấp, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

• Cho vay hỗ trợ lãi suất:

Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đạt 283 tỷ đồng, chiếm 18,4% tổng dư nợ chi nhánh. Trong đó: dư nợ ngắn hạn đạt 207 tỷ đồng, trung dài hạn đạt 76 tỷ đồng.

• Chất lượng tín dụng:

Năm qua, chi nhánh tập trung thực hiện nhiều giải pháp tích cực trong xử lý nợ xấu, kiên quyết thu hồi nợ và xử lý tài sản. Năm 2008, nợ xấu là 483 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu ở mức rất cao (35%), nhưng đến năm 2009, nợ xấu chỉ còn 149 tỷ đồng (chiếm 9,7% tổng dư nợ), giảm 69,2%.

Tình hình huy động vốn

Năm 2009 là một năm mà thị trường ngân hàng trải qua những biến động chưa từng có về lãi suất, tỷ giá, tần suất điều chỉnh các công cụ điều hành như lãi suất cơ bản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, biên độ tỷ giá diễn ra thất thường. Mặc dù trong điều kiện khó khăn, chi nhánh đã rất nỗ lực trong công tác huy động vốn. Tổng huy động vốn năm 2009 đạt 1.702 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2008 (số tuyết đối tăng 441 tỷ đồng), chiếm tỷ trọng lớn nhất tổng huy động vốn của các NHTM (15,6%), trong khi đó tổng huy động trên địa bàn tăng 14% so với năm trước. Năm 2009 chi nhánh vượt 1,5% kế hoạch.

Bảng 4: Tình hình huy động vốn của VCB năm 2009

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2008 Năm 2009 (+/-)So sánh(%)

Phân theo loại tiền: VND Tỷ đồng 883 1.212 329 37,3 Ngoại tệ quy VND Triệu USD 22,3 27,3 5,0 22,4 Phân theo kỳ hạn: Không kỳ hạn Tỷ đồng 249 292 43 17,3 Dưới 12 tháng Tỷ đồng 710 1.082 372 52,4 Từ 12 tháng trở lên Tỷ đồng 302 329 27 8,9 Theo tổ chức, cá nhân: Cá nhân Tỷ đồng 1.005 1.304 299 29,8

Tổ chức Tỷ đồng 256 398 142 55,5

Tổng Vốn huy động 1.261 1.702 441 35,0

(Nguồn: Phòng Khách hàng VCB Huế)

•Cơ cấu huy động theo kỳ hạn:

- Tiền gửi không kỳ hạn đạt 292 tỷ đồng tăng 17,3%, chủ yếu tăng tiền gửi thanh toán. Lượng tiền gửi này chiếm 17% tổng huy động.

- Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 1.082 tỷ đồng tăng 52,4% so với năm ngoái, trong đó tiền gửi tiết kiệm tăng 51,5% do sự biến động của lãi suất nên người dân gửi ngắn hạn để giảm thua thiệt khi lãi suất tăng.

- Tiền gửi từ 12 tháng trở lên đạt 329 tỷ đồng tăng 8,9% so với năm trước.

•Huy động theo tổ chức và cá nhân:

- Năm 2009, Tiền gửi của cá nhân đạt 1.304 tỷ đồng tăng 29,8% so với năm ngoái. - Tiền gửi của tổ chức kinh tế đạt 398 tỷ đồng tăng 55,5% so với năm 2008, đạt được kết quả này là nhờ chi nhánh đã rất nỗ lực trong công tác huy động tiền gửi của các dự án và các tổ chức kinh tế trên địa bàn.

Vốn huy động có kỳ hạn 12 tháng và không kỳ hạn chiếm tỷ trọng lên đến 80,7%. Cơ cấu huy động như trên tiềm ẩn nguy cơ rủi ro về mặt kỳ hạn: lãi suất tiền gửi luôn có xu hướng tăng, thêm vào đó sự biến động của thị trường vàng, bất động sản..., người gửi tiền sẵn sàng phá vỡ kỳ hạn để đầu tư vào lĩnh vực khác có lợi hơn gửi tiết kiệm.

2.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 (ĐVT: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh

(+/-) (%)

1. Tổng thu nhập 224 385 161 71,9

2. Tổng chi phí 380 146 - 234 - 61,5

3. Lợi nhuận trước thuế - 165 239 404 -

Thu nhập từ lãi 59 41 - 19 - 32,2

Thu nhập ngoài lãi - 215 198 414 -

(Nguồn: Phòng Kế toán VCB Huế)

•Tổng thu nhập: 385 tỷ đồng, tăng 71,9%, tương ứng 161 tỷ đồng so với năm 2008.

•Tổng chi phí: 146 tỷ đồng, giảm 61,5% tương ứng 234 tỷ đồng so với năm 2008.

•Lợi nhuận:

- Chi phí giảm, thu nhập tăng, do đó năm 2009 lợi nhuận của chi nhánh đạt 239 tỷ đồng, đạt 104,4% kế hoạch, vượt 10 tỷ so với lợi nhuận kế hoạch Trung ương giao.

- Cơ cấu lợi nhuận: Trong 239 tỷ đồng lợi nhuận, 41 tỷ là thu nhập từ lãi, chiếm 17%, 198 tỷ là thu nhập ngoài lãi, chiếm 83%.

Để tăng huy động, các ngân hàng chạy đua về lãi suất dẫn đến chênh lệch lãi suất huy động và cho vay của chi nhánh giảm mạnh. Năm 2009, chênh lệch lãi suất VND là 2,1%, của USD là 2,4% (năm 2008 là 3,3% và 1,3%.). Kết quả thu nhập từ lãi năm nay giảm 18 tỷ so với năm ngoái, từ 59 tỷ đồng xuống còn 41 tỷ đồng.

Đến thời điểm cuối năm 2009, tổng số lãi chưa thu được của VCB Huế là 35,8 tỷ đồng. Trong đó lãi cho vay ngắn hạn là 2,6 tỷ với dư nợ 475 tỷ đồng, trung dài hạn là 33,2 tỷ đồng với dư nợ 1.059. Qua phân tích số liệu trên cho thấy chi nhánh VCB Huế đã đầu tư lớn vào kỳ hạn trung dài hạn và số lãi chưa thu được của kỳ hạn này chiếm 92,7% tổng số lãi chưa thu được. Trong thời gian tới VCB Huế cần tập trung vào công tác thu lãi và triệt để không để phát sinh thêm trong năm 2010.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG VÀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ.doc (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w