Kế hoạch chiến lược của VCB Huế trong năm

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG VÀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ.doc (Trang 32 - 33)

HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỀ HOẠT ĐỘNG THU CHI TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG HUẾ

2.1.5. Kế hoạch chiến lược của VCB Huế trong năm

Nền kinh tế toàn cầu bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ và thử thách. Cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt do số lượng ngân hàng và các chi nhánh tham gia trên thị trường tăng nhanh. (Năm 2009, 5 ngân hàng nước ngoài đầu tiên đã được nhận giấy phép hoạt động tại Việt Nam và trong tương lai gần sẽ có nhân hàng nước ngoài mở chi nhánh trên địa bàn tỉnh. Trong năm tới, có thêm ít nhất 3 chi nhánh NH TMCP được thành lập trên địa bàn), do vậy miếng bánh thị phần của từng ngân hàng sẽ bị thu hẹp.

Xuất phát từ tình hình chi nhánh VCB Huế và tình hình cạnh tranh trên địa bàn, dựa trên kế hoạch của Hội sở, VCB Huế đề ra mức tăng trưởng cho năm tới như sau:

- Tổng nguồn vốn huy động tăng: 20% - Tổng dư nợ tín dụng tăng: 18% - Tỷ lệ nợ xấu (nhòm 3-5): dưới 9%

•Đối với công tác huy động vốn:

- Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và công tác quảng bá hình ảnh, thương hiệu để cải thiện khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng trên địa bàn.

- Củng cố và duy trì mối quan hệ với khách hàng truyền thống, chủ động tích cực tìm kiếm và tiếp cận các khách hàng có tiềm năng.

Hưởng ứng cuộc vận động người VCB dùng sản phẩm VCB; tăng cường áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận, cơ chế ưu đãi phí linh hoạt; tăng cường cơ hội giao lưu, tổ

chức các đợt chăm sóc khách hàng định kỳ và vào những dịp đặc biệt; đa dạng hóa sản phẩm đi kèm khuyến măi, khai thác triệt để nhóm sản phẩm phục vụ công tác huy động vốn như: thẻ, chuyển tiền đến, bán chéo sản phẩm.

•Đối với công tác tín dụng:

- Đẩy mạnh hoạt động cho vay bán lẻ như: hỗ trợ nhu cầu vốn đi làm việc ở nước ngoài, cho vay cá nhân kinh doanh hộ nhỏ lẻ và tại các trung tâm thương mại...

- Nâng cao chất lượng thẩm định, tăng cường kiểm tra, giám sát vốn vay, đổi mới công nghệ quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng.

- Trên cơ sở kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng, chủ động cơ cấu lại danh mục tín dụng cũng như định hướng phát triển mới.

- Thay đổi, điều chỉnh một cách cơ bản cơ cấu đối tượng khách hàng theo hướng đa dạng hóa hướng tới khách hàng mục tiêu, phát triển khách hàng DN vừa và nhỏ, thể nhân.

- Tập trung thu hồi nợ xấu, các khoản nợ đã được xử lý dự phòng rủi ro.

•Đối với các hoạt động khác:

- Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu: Cân đối nguồn ngoại tệ; giữ vững và phát huy thế mạnh hàng đầu về thanh toán xuất nhập khẩu trên địa bàn; tìm kiếm, bổ sung các khách hàng mới, chú trọng các khách hàng DN vừa và nhỏ, DN khu công nghiệp.

- Hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng: Giữ vững thị phần; nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường quảng bá phát triển sản phẩm thẻ; chủ động tìm kiếm khách hàng, thiết lập mối quan hệ với khách hàng; áp dụng chính sách ưu đãi khuyến khích trong giao dịch để nâng cao khả năng cạnh tranh, thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng; trang bị cơ sở vật chất hiện đại và phát triển mạng lưới, tạo sự thoải mái và tin tưởng tối đa cho mọi đối tượng khách hàng giao dịch.

- Đối với công tác quản trị nguồn nhân lực: Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy, sắp xếp bố trí cán bộ phù hợp; ưu tiên công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ cả về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng để nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện mới.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG VÀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ.doc (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w