Tổng quan về hiệu quả phân vùng mạng lưới cấp nước tại một số đô thị

Một phần của tài liệu Nội dung tạp chí xem tại đây (Trang 59 - 60)

Trong thời gian qua, hệ thống cấp nước đô thị Việt Nam đã được quan tâm, ưu tiên đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp và mở rộng; nhờ vậy tình hình cấp nước đã được cải thiện một cách đáng kể. Quản lý Nhà nước về lĩnh vực cấp nước đã có những đổi mới vượt bậc về cơ chế, chính sách. Các công ty cấp nước ngày càng quan tâm chú trọng đến phát triển hệ thống cấp nước đạt hiệu quả cao. Một số công ty cấp nước đi đầu trong tiếp cận theo hướng phân vùng tách mạng nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của hệ thống cấp nước (giảm thất thoát, phân phối điều hòa áp lực, quản lý thuận tiện...) như: Công ty TNHH MTV kinh doanh nước sạch Hải Phòng, công ty TNHH MTV kinh doanh nước sạch Hải Dương, công ty Cấp nước Sài Gòn, công ty TNHH MTV Cấp thoát nước và môi trường Bình Dương, công ty CP Cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc...và nhiều công ty cấp nước khác.

Mặt khác, việc phân vùng tách mạng có thể áp dụng bằng nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu và nguồn lực sở tại. Phân vùng tách mạng và theo dõi đồng hồ khu vực cùng với việc vận hành các van liên quan có thể giúp giảm thất thoát hiệu quả. Ở bất kỳ hệ thống nào mà mạng lưới không ở dạng vòng quá phức tạp, việc phân vùng tách mạng và theo dõi đồng hồ khu vực là biện pháp đơn giản và tiết kiệm. Việc đặt ống ở độ sâu thấp như Việt Nam cũng là một lợi ích khác cho việc lựa chọn giải pháp phân vùng tách mạng.

Việc phân vùng mạng lưới cấp nước tại một số đô thị đã bước đầu đạt được những thành công, đem lại hiểu quả cao trong sản xuất, kinh doanh cho các công ty và là cơ sở cho các công ty khác học tập, chia sẻ; chẳng hạn:

- Công ty TNHH MTV kinh doanh nước sạch Hải Phòng, từ năm 1993 công ty đã đầu tư cải tạo đồng bộ mạng lưới cấp nước cho một phường và chia nhỏ mạng lưới trong phường thành các khối nhỏ. Đến năm 1997, công ty xây dựng mô hình cải tạo mạng lưới cấp nước theo địa bàn phường. Mạng lưới cấp nước tại mỗi phường được chia nhỏ thành các khối, mỗi khối có một đồng hồ tổng kiểm soát nước cấp vào cho khoảng 150-500 đấu nối. Mạng lưới cấp nước được quy hoạch và đầu tư theo 3 cấp: truyền tải, phân phối, và dịch vụ. Nhờ vậy, tỷ lệ nước không thanh toán tại công ty đã giảm rõ rệt từ gần 40% (trước năm 1997) xuống còn 14% (năm 2014). Áp lực nước đồng đều trên toàn bộ mạng lưới và duy trì đủ áp lực để cấp nước trực tiếp cho các công trình xây dựng cao 3-5 tầng [1, 5].

- Công ty Cấp nước Sài Gòn, quản lý, vận hành, khai thác hệ thống cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh, tiền thân là hệ thống cấp nước Sài Gòn, được xây dựng từ những năm 1880; có nhiệm vụ cung cấp nước sạch cho hơn 10 triệu dân, với tổng công suất trên 1.800.000 m3/ngđ (năm 2015). Với một mạng lưới cấp nước rộng, đa nguồn, có phân vùng. Gần đây để tiếp tục nâng cao hiệu quả làm việc của hệ thống mạng lưới cấp nước tác giả Bùi Xuân Khoa và cộng sự [4] cũng đã đề xuất một số giải pháp phân vùng tách mạng, sử dụng các tuyến ống truyền tải riêng biệt đến từng khu vực cấp nước. Trên thực tế, với hệ thống cấp nước phức tạp, nhưng với việc áp dụng giải pháp phân vùng tách mạng kết hợp với các giải pháp quản lý, kỹ thuật khác đã phần nào giảm được tỷ lệ thất thoát, thất thu cho hệ thống cấp nước thành phố Hồ Chí Minh, và hiện đang duy trì ở mức 32,8%.

- Công ty TNHH MTV kinh doanh nước sạch Hải Dương trong những năm qua đã khai thác tối ưu mọi nguồn lực, thực hiện nhiều dự án đầu tư phát triển cấp nước, nhiều giải pháp thực hiện chương trình chống thất thoát, thất thu nước sạch nhằm phát triển hoạt động cấp nước bền vững, an toàn. Trong đó, đối với hệ thống mạng lưới cấp nước; công ty đã đánh giá hiện trạng, nghiên cứu tái cấu trúc lại hệ thống MLCN như: phân vùng tách mạng, tạo lập các block, bổ sung đồng hồ tổng, lắp đặt van thông minh điều tiết áp lực...Tỷ lệ thất thoát, thất thu trung bình của

Thời gian cấp nước 24/24h với áp lực thành phố khoảng 1,4- 1,6 Bar, nông thôn từ 1,0-1,2 Bar [1,5,7].

- Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước và môi trường Bình Dương [1,2]: Hiện tại Bình Dương có 200 vùng quản lý nước thất thoát lớn nhỏ tùy theo yêu cầu cũng như thực trạng mạng lưới. Tỷ lệ thất thoát năm 2012 là 8,4%.

- Công ty cổ phần cấp nước Bà Rịa- Vũng Tàu [1,2,4]: Với công suất cấp nước lên tới 180.000 m3/ngày, cung cấp nước sạch cho TP Bà Rịa, TP Vũng Tàu, 04 thị trấn huyện và 09 xã với hơn 136.000 khách hàng. Duy trì áp lực đầu nguồn các khu vực tiêu thụ nước khoảng từ 2,5-3 bar. Điểm đầu nguồn áp lực cao tiến hành lắp van điều áp để điều hòa áp lực mạng lưới (khu vực Bà Rịa sau khi lắp van điều áp, thất thoát giảm từ 18-19% còn 11-12%), lắp bơm tăng áp cục bộ cho các khu vực bất lợi. Phân vùng tách mạng thành nhiều mạng lớn (DMZ từ 5000-8000 khách hàng) và vùng nhỏ (DMA từ 500-1500 khách hàng) để theo dõi kiểm tra. Dùng mô hình quản lý Crataker cho các DMZ.Tỷ lệ thất thoát năm 2012 là 10,15%.

Trước quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ tại các đô thị, với sự đòi hỏi cao về dịch vụ cấp nước và các biến động khó lường của biến đổi khí hậu toàn cầu thì nguồn nước ngày càng trở thành tài nguyên quý giá, sản phẩm nước sạch phải được trân trọng, chính vì vậy mà Chính phủ đã đề ra định hướng giảm thất thoát nước tại các đô thị Việt Nam đến năm 2020 tất cả phải đạt 15%. Đồng thời phải nâng cao dịch vụ cấp nước, đảm bảo kế hoạch cấp nước an toàn (đầy đủ, liên tục lưu lượng, áp lực và chất lượng nước theo quy định), cũng như giảm giá thành, chi phí sản xuất, quản lý, vận hành hệ thống cấp nước...Trong đó, việc phân vùng tách mạng hệ thống mạng lưới cấp nước là một trong số các giải pháp đem lại hiệu quả và là một xu thế tất yếu.

Một phần của tài liệu Nội dung tạp chí xem tại đây (Trang 59 - 60)