Keywords: Globalization, Economic integration

Một phần của tài liệu Nội dung tạp chí xem tại đây (Trang 83)

TS. Phạm Thị Kim Ngân

Bộ môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Khoa Lý luận chính trị ĐT: 0912934101

Email: kimngan_kientruc@yahoo.com

Ngày nhận bài: 08/07/2019 Ngày sửa bài: 08/08/2019

1. Đặt vấn đề

Hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế tất yếu bởi những lợi ích to lớn mà nó mang lại. Bất kỳ một quốc gia, một địa phương nào muốn phát triển, muốn nâng cao đời sống của người dân đều phải nỗ lực hết mình nhằm đạt được hiệu quả cao nhất của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập quốc tế đã đem lại nhiều cơ hội cho các nước phát triển kinh tế - xã hội, song cũng đặt ra những thách thức không nhỏ, nhất là những nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Vì vậy, đối với Việt Nam, việc “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”, đã được Đảng xác định là một chiến lược quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, để “… sớm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”[3]. Nhờ chủ trương nhất quán và định hướng chiến lược như vậy, Đảng ta đã đưa đất nước vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế với những bước đi mới. Việt Nam ngày càng tham gia đầy đủ, sâu rộng hơn vào tổ chức thương mại, các thể chế kinh tế quốc tế, như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Hiệp định Thương mại tự do (FTA), Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA), Ngân hàng Thế giới (WB)... Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam thu hút nguồn lực để phát triển, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, phát triển đất nước nhanh, bền vững.

Một phần của tài liệu Nội dung tạp chí xem tại đây (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)